KHƯƠNG HOẠT

Tên khoa học: Notopterygium incisium, Họ: Hoa Tán (Apiaceae). Tên gọi khác: Tây khương hoạt, Xuyên khương hoạt, Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh.

daydreaming distracted girl in class

KHƯƠNG HOẠT

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Notopterygium incisium, 

Họ: Hoa Tán (Apiaceae).

Tên gọi khác: Tây khương hoạt, Xuyên khương hoạt, Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh.

Đặc điểm thực vật

Khương hoạt là cây sống lâu năm, không phân nhánh, thân dưới hơi có màu tím. Thân rễ hình trụ, chia đốt, vỏ ngoài màu nâu, gỗ bên trong màu vàng. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.

Lá kép lông chim, mọc so le, phần dưới cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá chia thùy, mép có răng cưa, mặt trên màu tím nhạt, mặt dưới màu xanh nhạt. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành từng cụm. Quả hình thoi dẹp màu nâu đen

Mùa hoa: tháng 7 - 9

Mùa quả: tháng 8 - 10. 

Phân bố, sinh thái

Cây khương hoạt sinh trưởng ở vùng núi cao 1600 - 5000 mét so với mực nước biển, ở các bìa rừng, bụi rậm, đồng cỏ, mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc như: Cam Túc, Thanh Hải, Thiểm Tây, Tứ Xuyên... 

Mặc dù di thực vào Việt Nam từ sớm nhưng cây chưa được phát triển nhiều. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Thân rễ và củ rễ của cây.

Thu hái, chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, đào lấy rễ hoặc thân rễ, loại bỏ rễ con, làm sạch đất cát, bụi bẩn, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học 

Các thành phần hóa học chính của rễ và thân rễ của cây khương hoạt là coumarin: notopterol và isoimperaton; tinh dầu và phenol, axit amin, axit hữu cơ, sesquiterpenes, một số hợp chất polyacetylene như Falcarindiol; glycoside, alkaloids...

Tác dụng - Công dụng 

Khương hoạt có tác dụng trị cảm mạo, phong hàn nhức đầu, sốt không ra mồ hôi, phong thấp, đau nhức mình mẩy, đau lưng, ung nhọt.

Cách dùng - Liều dùng 

Ngày dùng 4 - 10g, dạng thuốc sắc.

Lưu ý

- Không nên dùng cho người huyết hư không có phong hàn thực tà

- Dùng quá liều có thể gây chóng mặt, buồn nôn

- Khương hoạt có tác dụng tán phong mạnh hơn phòng phong, vì vậy nếu cảm mạo phong hàn kéo dài nên phối hợp thêm khương hoạt để tăng tác dụng điều trị.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOÀNG LIÊN

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chi liên, vượng thảo, vận liên, xuyên nhã liên, chích đởm chi, cổ dũng liên, thượng thảo. Cây hoàng liên là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền. Dược liệu này có tác dụng an thần, kháng viêm, khử khuẩn, chống virus.. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ KHẾ

LÁ KHẾ

Lá khế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khế chua, ngũ từ liêm, dương đào, khế giang. Lá khế từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để trị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này tươi thường được ông bà ta nấu nước tắm cho các trẻ bị mề đay, rôm sảy… khi mà chưa có nhiều loại thuốc tắm cho em bé như bây giờ. Ngoài ra, lá tươi còn được nghiên cứu rộng rãi, có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGỌC LAN TÂY

NGỌC LAN TÂY

Các bộ phận của cây Ngọc lan tây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.
administrator
NÁNG HOA TRẮNG

NÁNG HOA TRẮNG

Vị thuốc Náng hoa trắng là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Và trong tình hình sức khỏe của xã hội hiện nay, Náng hoa trắng thậm chí còn được biết đến rộng rãi hơn với công dụng nổi tiếng đó là hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó còn là những tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác như các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc một vài bệnh ngoài da.
administrator
LẠC TIÊN

LẠC TIÊN

Lạc tiên là một loại dược liệu từ thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ và cải thiện các chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc giúp thanh nhiệt cơ thể,… Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, dược liệu Lạc tiên cũng có những tác dụng dược lý rất tốt đối với sức khỏe nhờ sự đa dạng trong thành phần của lại thảo dược này.
administrator
TRÂM BẦU

TRÂM BẦU

Trâm bầu (Combretum quadrangulare) là một loại cây thuộc họ Sắn (Combretaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á. Trâm bầu thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh lý như sốt, đau đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp, chứng viêm đường tiết niệu, và các vấn đề về tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trâm Bầu cũng như những cách sử dụng nó tốt nhất nhé.
administrator
MƯỚP GAI

MƯỚP GAI

Mướp gai có tác dụng chống oxy hóa, có vai trò trong hiệu quả bảo vệ gan. Thân rễ có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, trừ đờm, bình suyễn.
administrator
CỦ DÒM

CỦ DÒM

Củ dòm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ gà ấp, phấn phòng kỷ, hán phòng kỷ, phòng kỷ, thạch thiềm thừ. Củ dòm hay còn gọi là Củ gà ấp thường được sử dụng để điều trị nhức mỏi, phong tê thấp, đau bụng, ung nhọt cứng, áp xe. Ngoài ra, nấu nước dùng uống có thể chữa đau dạ dày, lỵ ra máu. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator