NGŨ BỘI TỬ

Dược liệu Ngũ bội tử là một vị thuốc khá phổ biến trong nền y học cổ truyền của Trung Hoa. Đây không phải là cây thuốc mà là tổ đã phơi hoặc sấy khô của ấu trùng loài sâu Ngũ Bội tử sống kí sinh trên những cành non hay lá của cây Muối.

daydreaming distracted girl in class

NGŨ BỘI TỬ

Giới thiệu về dược liệu Ngũ bội tử

Dược liệu Ngũ bội tử là một vị thuốc khá phổ biến trong nền y học cổ truyền của Trung Hoa. Đây không phải là cây thuốc mà là tổ đã phơi hoặc sấy khô của ấu trùng loài sâu Ngũ Bội tử sống kí sinh trên những cành non hay lá của cây Muối. Dược liệu này phân bố phổ biến ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Việt Nam cũng bắt gặp dược liệu này, bằng cách tự thu hoạch hay nhập từ Trung Quốc, Ngũ bội tử phân bố nhiều ở các vùng thuộc phía Bắc của nước ta. Loại dược liệu này được sử dụng trong Đông y để chữa trị các chứng bệnh ho ra máu, bệnh trĩ tiêu ra máu rất hiệu quả.

- Tên khoa học: Galla sinensis. Loài sâu kí sinh có tên khoa học là Melaphis chinensis (Bell.) Baker Schlechtendalia chinensis Bell. Cây muối hay cây Diêm phu mộc mà sâu Ngũ bội tử kí sinh có tên khoa học là Rhus chinensis Muell.

- Họ khoa học: Anacardiaceae (họ Đào lộn ruột).

- Tên gọi khác: Bầu bí, Bơ pật, Bách trùng phương, Văn Cáp,…

Tổng quan về dược liệu Ngũ bội tử

- Theo sử sách ghi chép của Trung Quốc, dược liệu Ngũ bội tử đã được ghi nhận từ rất lâu của đất nước này. Những ghi chép đầu tiên ghi nhận Ngũ bội tử như là một vị thuốc chữa bệnh đã xuất hiện lần đầu tiên từ thời nhà Đường. Ngoài ra, trong những sách về thuốc y học cổ truyền và bào chế của Trung Quốc, Ngũ bội tử được ghi chép rất nhiều trong các bài thuốc và dùng với nhiều dạng bào chế khác nhau như thuốc bột, thuốc hoàn, thuốc sắc hoặc thuốc mỡ. 

- Loài sâu Ngũ bội (sâu cái) vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 sẽ từ những cây khác đến cây Muối để kí sinh và lấy chất dinh dưỡng từ lá cây. Những tế bào của cây ở chỗ sâu Ngũ bội kí sinh cũng phát triển rất đặc biệt và sùi ra trên bề mặt lá hay cành non. Có đến 10 loại Ngũ bội tử khác nhau được ghi nhận (dược điển Trung Quốc) và đặc điểm của chúng cũng rất khác nhau. Ngoài ra, dược liệu Ngũ bội tử còn được phân loại dựa theo hình dạng của chúng. 

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Ngũ bội tử

- Đặc điểm thực vật:

  • Cây Muối – loài cây mà sâu Ngũ bội kí sinh là một loài cây sống lâu năm, có chiều cao từ 2 -8 m, có thể lên đến 10 m. Sâu Ngũ bội từ những cây khác đến ký sinh tại cành non và lá của cây thì sẽ chích vào đó và đẻ trứng. Do quá trình tương tác với nhau nên chỗ vị trí của cây bị sâu Ngũ bội kí sinh sẽ phình lên và có hình dạng khác nhau. 

  • Các nốt sần trên cây Muối sau khi thu hoạch và chế biến sẽ thành dược liệu Ngũ bội tử. Quan sát từ bên ngoài, Ngũ bội tử có hình dạng giống như quả trứng (Đỗ bội) hoặc phân thành nhiều nhánh (Giác bội). Trên bề mặt dược liệu sẽ có nhiều lông mịn có chiều dài ngắn, có màu đỏ nâu hay màu xám nhạt. Kích thước của Ngũ bội tử từ  3 – 6 cm. Chất của Ngũ bội tử cứng giòn, dễ vỡ thành vụn.

  • Theo dược điển Việt Nam V, mô tả:

+ Đỗ bội: Hình trứng, hoặc hình thoi, dạng nang, dài 2,5 cm đến 9 cm, đường kính từ 1,5 cm đến 4 cm. Mặt ngoài màu nâu xám, hơi có lông tơ mềm. Chất cứng giòn, dễ vỡ vụn. Mặt gãy có dạng chất sừng, sáng bóng, dày khoảng 0,2 cm đến 0,3 cm; mặt trong phẳng, tròn, khoang rỗng có chứa xác chết của ấu trùng, màu nâu đen và chất bột bài tiết ra, có màu xám.

+ Giác bội: hình củ ấu, phân nhánh, không đều, dạng sừng, mặt ngoài có lông tơ mềm rõ rệt, vách  tổ tương đối mỏng.

  • Tùy theo loài sâu ký sinh vào cây Muối mà người ta sẽ phân thành 2 loại: Ngũ bội tử Âu (do loài côn trùng cánh vàng Cynips gallae tinctoriae Olivier kí sinh trên loài cây Sên Quercuss lusitanica Lamk và Ngũ bội tử Á (Dược liệu đang được mô tả).

- Phân bố dược liệu: Ngũ bội tử được thấy nhiều ở các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai hoặc ở 1 số tỉnh thuộc khu vực núi rừng Tây Bắc. Trên thế giới, dược liệu này cũng được tìm thấy ở các quốc gia như Nhật Bản hay Trung Quốc .

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: phần sùi lên trên cành lá của cây Muối do con sâu Ngũ bội tạo ra.

- Thu hái: loài sâu Ngũ bội sẽ di chuyển đến và kí sinh vào cây muối vào khoảng tháng 5 đến tháng 6 hằng năm. Sau thời gian kí sinh và thay đổi hình thái tại chỗ bị sâu đẻ trứng của cây Muối sẽ cho ra các vết sần và chúng sẽ được thu hoạch vào thời gian khoảng tháng 9 hằng năm.

- Chế biến: tổ của sâu Ngũ bội sau khi được thu hoạch sẽ đem đi hấp với nước sôi trong thời gian khoảng 3 - 5 phút để giết chết con sâu bên trong, sau đó đem phơi khô. Để dùng nguyên hay tán thành bột, sử dụng dần dần.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học của Ngũ bội tử

Theo các nghiên cứu và các báo cáo, những thành phần hóa học trong dược liệu Ngũ bội tử rất phức tạp và thay đổi tùy theo quá trình xử lý dược liệu, quá trình chiết xuất và dung môi chiết xuất. Một cách tổng quát, trong Ngũ bội tử chứa những hợp chất hóa học thuộc các nhóm chất chính như tanin hoặc acid phenolic. Ngoài ra còn có các thành phần các như các acid amin và các acid béo. Trong đó, tanin là thành phần chiếm hàm lượng khá cao trong dược liệu, đối với loại Ngũ bội tử tốt có thể có tỷ lệ tanin lên đến 80%. 

- Tannin: trong Ngũ bội tử chứa hàm lượng lớn các tanin thủy phân, với cấu trúc một phân tử glucose ở trung tâm và liên kết với nhiều đơn vị acid gallic. Các đơn vị acid gallic ngoài liên kết với phân tử đường còn liên kết với nhau bằng các liên kết khá bền.

- Acid phenolic: các acid phenolic là những hoạt chất rất phổ biến trong tự nhiên và cho rất nhiều tác dụng dược lý, một số hợp chất đã được phân lập từ Ngũ bội tử như acid gallic, acid protocatechuic, acid 2-hydroxy-6-pentadecyl benzoic, acid 4-hydroxy-3-methoxybenzoic. Hàm lượng acid gallic trong Ngũ bội tử chiếm khoảng 20%.

- Các amino acid: trong Ngũ bội tử chứa nhiều acid amin thiết yếu và không thiết yếu đối với cơ thể, một số acid amin được tìm thấy trong dược liệu như acid aspartic, serin, acid glutamic, prolin,…

- Các acid béo: Ngũ bội tử chứa nhiều acid béo, phần lớn thuộc các acid béo chưa bão hòa như acid oleic, acid linoleic, acid linolenic,…

Tác dụng – công dụng của dược liệu Ngũ bội tử theo Y học hiện đại 

Dược liệu Ngũ bội tử có các tác dụng dược lý như:

- Tác dụng kháng khuẩn: Ngũ bội tử cho tác dụng ức chế một số vi khuẩn đường ruột như Clostridium perfringens và Escherichia coli và một số vi khuẩn khác như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Salmonella, Bacillus subharveyi, Vibrio urea, Pseudomonas aeruginosa. Thậm chí còn cho tác dụng trước chủng vi khuẩn Gram âm tiết ESBL (β-lactamase phổ rộng). Trong đó nhóm chất tanin có trong Ngũ bội tử đã được chứng minh là cho tác động kháng khuẩn.

- Tác dụng kháng virus: Ngũ bội tử cho tác dụng ức chế sự nhân lên của một số virus như virus viêm gan C (HCV), virus herpes simplex (HSV), virus viêm gan B (HBV) và virus cúm. 

- Tác dụng chống ung thư: Ngũ bội tử cho tác dụng ức chế sự nhân lên, đồng thời kìm hãm sự xâm lấn và sự hình thành các mạch máu mới của các tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tế bào lympho và ung thư tuyến tiền liệt. 

- Tác dụng chống oxy hóa: Do chứa một hàm lượng lớn tannin là những hợp chất có khả năng trung hòa các gốc tự do (ROS), Ngũ bội tử cho tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ trong các thử nghiệm dược lý in vitro và tác dụng này mạnh hơn cả chất chống oxy hóa điển hình là acid ascorbic (vitamin C).

- Ngoài ra, theo các tài liệu tham khảo cho thấy Ngũ bội tử khi dùng dưới dạng bôi ngoài da cho tác dụng diệt một số loại nấm da. Kết quả này quan sát được trên mô hình nghiên cứu dược lý in vivo.

Tác dụng – công dụng của vị thuốc Ngũ bội tử theo Y học cổ truyền 

- Tính vị: Vị đắng, chua, mặn, có tính bình.

- Quy kinh: Thận, Can và Phế 

- Công năng - chủ trị: 

  • Ngũ bội tử trị các bệnh tiêu chảy lâu ngày, đi tiêu ra máu, kiết lỵ, nôn ra máu, trĩ. 

  • Ngoài ra còn có tác dụng trị ho lâu ngày, ho có đờm do nóng ngực.

  • Ngũ bội tử còn có tác dụng liễm phế, liễm hãn, sáp trường.

Cách dùng – Liều dùng của Ngũ bội tử 

- Cách dùng: Ngũ bội tử có thể dùng ở dạng uống hoặc dùng ngoài da. Nếu dùng dạng uống có thể dùng dạng thuốc sắc hay tán bột.

- Liều dùng: khoảng 4 - 12 g. Nếu sử dụng đường ngoài da thì tùy trường hợp mà dùng với liều thích hợp.

Một số bài thuốc dân gian có Ngũ bội tử

- Bài thuốc điều trị xuất huyết đường tiêu hóa trên:

  • Chuẩn bị: 6 g Ngũ bội tử. 

  • Tiến hành: đem sắc với nước đến khi còn lại 100 mL rồi chia thành 3 lần sử dụng trong ngày.

- Bài thuốc chữa sẹo do bỏng:

  • Chuẩn bị: 8 – 100 g Ngũ bội tử, 250mL Giấm đen, 18 g Mật ong và 1 con Ngô công.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên tán bột rồi đem đi trộn đều thành cao, sau đó phết vào miếng vải đen và dán lên vùng sẹo bỏng. Cứ khoảng 3 – 5 ngày thay 1 lần cho đến khi sẹo liền lại.

- Bài thuốc trị đau bụng và đại tiện ra phân lỏng:

  • Chuẩn bị: 1 lượng vừa đủ Ngũ bội tử. 

  • Tiến hành: đem đi tán bột rồi làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Sử dụng khoảng 15 – 20 viên uống với nước bạc hà sắc mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa bệnh trĩ:

  • Chuẩn bị: 500 g Ngũ bội tử tán vụn và cồn 52.5% 1000 mL. 

  • Tiến hành: đem dược liệu ngâm với cồn rồi bảo quản trong lọ kín và ngâm trong vòng 30 – 60 ngày. Sau đó lọc lấy nước, nấu sôi để vô trùng. Khi sử dụng nên vệ sinh vùng hậu môn và chích trực tiếp vào búi trĩ.

- Bài thuốc chữa tưa miệng:

  • Chuẩn bị: 20 g bột Ngũ bội tử và 3 g Băng phiến. 

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi tán thành bột mịn, sau đó thổi vào lưỡi. Thực hiện 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi.

Lưu ý khi sử dụng Ngũ bội tử

- Hiện tại chưa ghi nhận báo cáo nào về độc tính của Ngũ bội tử, tuy nhiên một số đối tượng cần phải lưu ý trước khi sử dụng: 

  • Người bị tả lỵ do thấp nhiệt, thực tả, ngoại cảm không nên sử dụng.

  • Các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em không nên sử dụng,…

- Các bài thuốc dân gian từ Ngũ bội tử chưa có được bằng chứng khoa học đầy đủ về tác dụng hiệu quả. Vì vậy trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế, tránh tùy ý sử dụng sẽ gây tác dụng phụ.

 

Có thể bạn quan tâm?
THƯỜNG XUÂN

THƯỜNG XUÂN

Thường xuân có tên khoa học là Hedera helix, là một loại cây leo có nguồn gốc từ khu vực châu u và Tây Á. Đây là một trong những dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và đã được nghiên cứu về hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý. Thường xuân chứa các hoạt chất có tính chất chống viêm, chống co thắt cơ, giảm đau và kháng khuẩn, nên được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa, cũng như các vấn đề về da và thấp khớp.
administrator
CƠM RƯỢU

CƠM RƯỢU

Cơm rượu là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng là một loại dược liệu quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc như: chống ho, giải cảm, tiêu đờm, kích thích hệ tiêu hóa, tán huyết ứ, chữa mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, chữa tê thấp, kích thích tiêu hóa,...
administrator
OẢI HƯƠNG (LAVENDER)

OẢI HƯƠNG (LAVENDER)

Ngày nay khi nhắc đến những loài hoa mau màu tím, hầu như ai ai cũng có thể nghĩ ngay đến hoa Oải hương hay còn được gọi với cái tên khác là Lavender. Đây là một loại hoa rất đẹp và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc như tình yêu thủy chung hoặc sự trong sáng thuần khiết,....
administrator
NÁNG HOA TRẮNG

NÁNG HOA TRẮNG

Vị thuốc Náng hoa trắng là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Và trong tình hình sức khỏe của xã hội hiện nay, Náng hoa trắng thậm chí còn được biết đến rộng rãi hơn với công dụng nổi tiếng đó là hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó còn là những tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác như các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc một vài bệnh ngoài da.
administrator
NGƯU HOÀNG

NGƯU HOÀNG

Ngưu hoàng là phần sạn nằm bên trong ống gan và ống mật của con Bò tót (Bos Taurus domesticus Gmelin) hoặc con trâu (Bubalus bubalis).
administrator
TINH DẦU HOA CAM

TINH DẦU HOA CAM

Tinh dầu hoa cam, là thành phần được chiết xuất từ cây cam chua (hoặc cam đắng), được nền Y học cổ truyền sử dụng từ rất lâu đời. Hiện nay, tinh dầu này đã được nghiên cứu và sản xuất nhằm phục vụ sức khỏe của con người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ về tinh dầu hoa cam và những công dụng của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa cam và cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
administrator
NGÔ THÙ DU

NGÔ THÙ DU

Ngô thù du là quả chín phơi khô của cây Thù du, là một loài dược liệu có nhiều ứng dụng trong nền y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. Đây là một vị thuốc phổ biến của đất nước Trung Hoa.
administrator
TINH DẦU HOA HỒNG

TINH DẦU HOA HỒNG

Hoa hồng là một loại cây tượng trưng cho phái đẹp, thường được cánh mày râu dùng để tặng cho người mình thương. Loài hoa này không ấn tượng với vẻ ngoài xinh đẹp mà còn có mùi thơm dịu nhẹ và nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu hoa hồng, một thành phần được chiết xuất từ hoa hồng và những lợi ích sức khỏe của nó nhé.
administrator