NGƯU HOÀNG

Ngưu hoàng là phần sạn nằm bên trong ống gan và ống mật của con Bò tót (Bos Taurus domesticus Gmelin) hoặc con trâu (Bubalus bubalis).

daydreaming distracted girl in class

NGƯU HOÀNG

Giới thiệu về dược liệu

Ngưu hoàng là phần sạn nằm bên trong ống gan và ống mật của con Bò tót (Bos Taurus domesticus Gmelin) hoặc con trâu (Bubalus bubalis). 

- Tên khoa học: Bos taurus domesticus Gmelin

- Tên dược liệu: Calculus Bovis

- Họ: Trâu bò (Bovidae)

- Tên gọi khác: Tây hoàng; Tô hoàng; Sửu bảo; Đởm hoàng; Ô kim hoàng; Đản hoàng; Quả hoàng; Quản hoàng; Toái phiến hoàng; Không tâm hoàng 

Đặc điểm dược liệu

Ngưu hoàng là sỏi được kết tinh trong túi mật của trâu bò. Kích thước đa dạng, thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng con bò, có thể to bằng quả trứng gà ta hoặc nhỏ như hạt sạn, đôi khi là một khối kết dính, đôi khi rời rạc như cát. Thông thường, ngưu hoàng được dùng làm thuốc có màu vàng, xốp nhẹ, đắng, thơm. Loại sỏi màu đen sẫm, nứt nẻ, không thơm thường không được dùng để làm thuốc.

Can hoàng tự nhiên đa số đều có quanh năm, do trâu bò đều có sỏi mật. Nếu có sỏi mật tươi sau khi rửa sạch, tiến hành phơi không có ánh nắng trực tiếp và không được có gió thổi. Không phơi nắng hay hong khô bằng lửa vì có thể làm cho thành phẩm nứt bể, đổi màu đều kém phẩm chất. Cần đóng gói kín thêm gạo rang hoặc vôi cục để hút ẩm.

Những quốc gia nuôi bò và trâu đều có thể cho dược liệu ngưu hoàng, tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên rất ít con trâu/ bò có sạn mật tự nhiên vì vậy hiện nay nhiều nơi đã nuôi ngưu hoàng bằng cách cấy Hoàng hạch vào túi mật trâu/ bò, sau đó bơm E. coli không gây bệnh vào khiến enzyme trong mật bám vào Hoàng hạch và tạo thành sạn. Dược liệu này được gọi là ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo và được ưa chuộng hơn so với ngưu hoàng tổng hợp từ mật…

Sau khi mổ thịt trâu/ bò, nếu thấy sạn mật thì để riêng ra. Sau đó phơi âm can, tránh nắng/ sấy lửa và gió nếu không dược liệu có thể bị đổi màu, nứt nẻ và mất dược tính.

Thành phần hóa học 

Trong ngưu hoàng có chứa các thành phần như: Axit mật (là hỗn hợp của các steroid, chủ yếu bao gồm acid deoxycholic, acid hyodeoxycholic, acid cholic và acid chenodeoxycholic), cholesterol, ergoterol, axit béo, este photphoric, billiubin, vitamin D, muối canxi, sắt, đồng, v.v… Ngưu hoàng của châu Úc còn chứa các loại carotenoid, axit amin như alanin, glycxin, taurin, axit arpactic, leuxin và methionin.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, Ngưu hoàng có vị đắng, tính mát, có tác dụng chống co giật, tiêu đờm, giải độc, trừ phong nội sinh, thông khiếu, định kinh và thanh nhiệt. Do đó được dùng trong các trường hợp sốt cao gây mất ý thức, co giật, nhọt độc, loét họng, đau họng, phát cuồng, trúng phong, tai biến mạch máu não, viêm não,…

Theo Y học hiện đại, Ngưu hoàng có một số tác dụng như:

- An thần, chống co giật và hạ sốt: Ngưu hoàng có tác dụng đối kháng với chất dẫn truyền trung khu thần kinh, làm tăng tác dụng của hoạt chất barbiturate và chloral hydrate. Thuốc không gây tác dụng giảm đau hay dễ vào giấc ngủ.

- Tác dụng trên bệnh nhân gan nhiễm mỡ: Tăng cường tác dụng chống oxy hóa, cải thiện các rối loạn chuyển hóa và giảm quá trình chết theo chu trình của tế bào gan.

- Tác dụng lợi mật: Thuốc làm giãn cơ vòng của ống mật và thúc đẩy tăng tiết mật. Tác dụng chống co thắt cơ trơn của thuốc là do tác dụng tổng hợp của thành phần acid mật trong sỏi.

- Tác dụng làm giảm ho suyễn, chống oxy hóa và kháng viêm.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng trung bình từ 0.2 – 0.5g/ngày. Có thể dùng ở dạng tán, viên hoàn hoặc dùng ngoài để bôi lên vùng da bị bệnh.

Một số bài thuốc có Ngưu hoàng: 

- Bài thuốc trị sốt cao gây co giật, hôn mê: Tán thành bột các dược liệu chu sa 3g, yết vĩ 1.5g, ngưu hoàng 0.3g, thiên trúc hoàng 10g, xạ hương 0.1g, câu đằng 15g. Mỗi lần dùng 0.5 – 3g uống với nước đun sôi để nguội.

- Bài thuốc chữa chứng trúng phong khiếu bế, hôn mê và kích động: Tán thành bột mịn các dược liệu hoàng liên 20g, hoàng cầm 12g, ngưu hoàng 1g, chu sa 6g, uất kim 8g, sơn 

- Bài thuốc trị hoa mắt, tai ù, miệng lưỡi sưng nhọt, đầu đau, mắt đỏ, hầu họng sưng thũng và đại tiện táo: Tán thành bột mịn, luyện với mật làm thành hoàn các dược liệu cúc hoa, hoàng liên, ngưu hoàng, chi tử và hoàng cầm bằng lượng nhau. Mỗi lần dùng 6g.

- Bài thuốc trị lợi sưng đau, hỏa nhiệt nội thịnh, miệng lưỡi nổi mụn nhọt và mắt sưng đỏ: Chế thành viên các dược liệu hùng hoàng và cam thảo mỗi thứ 50g, ngưu hoàng 5g, cát cánh 100g, đại hoàng và thạch cao mỗi vị 200g, băng phiến 25g, hoàng cầm 150g. Mỗi ngày dùng từ 4 – 6 viên.

- Trị viêm họng và nhọt độc: Tán bộ mịn và làm thành hoàn: can hoàng 1,5g, Thất diệp nhất chi hoa 6g, Cam thảo 5g, Kim ngân hoa 30g. Mỗi này uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3g.

- Bài thuốc trị mụn đậu đinh: Tán thành bột mịn các dược liệu trân châu 0.8g, thần sa 3.2g, ngưu hoàng 4.8g và nhi trà 7.2g. Sau đó trộn với dầu yên chỉ. Dùng kim lấy nốt đinh trên mụn nhọt rồi rắc thuốc vào.

Lưu ý

Không dùng Ngưu hoàng cho phụ nữ có thai ở bất kỳ giai đoạn nào.

 

Có thể bạn quan tâm?
ME RỪNG

ME RỪNG

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Mận rừng.
administrator
TINH BỘT NGHỆ

TINH BỘT NGHỆ

Tinh bột nghệ đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó đặc biệt là đau dạ dày. Hiện nay, khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu kỹ càng hơn về loại dược liệu này, cũng như khám phá ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của nó. Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về Tinh bột nghệ.
administrator
QUẢ CAU

QUẢ CAU

Hạt cau (Areca catechu) có vị cay đắng, chát, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu tích, hành khí, thông tiện, lợi thủy. Do đó được dùng để trừ sán dây, giun đũa, sán xơ mít, trùng tích, phúc thống, tích trệ, tả lỵ, thùy thũng, cước khí, sốt rét.
administrator
CHÙM RUỘT

CHÙM RUỘT

Chùm ruột hay còn gọi là tầm duột, chùm giuột, là loại cây quen thuộc với đời sống của người Việt Nam. Cây chùm ruột không chỉ được ăn sống, làm cảnh mà còn là một cây thuốc hạ sốt, chữa các bệnh ngoài da như nhức đầu, ho, nổi mề đay, ghẻ ngứa.
administrator
HOA DẺ

HOA DẺ

Hoa dẻ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoa dẻ thơm, nồi côi, chập chại. Hoa dẻ là một loài hoa với những cánh hoa vàng lục, cánh rủ xuống nhẹ nhàng. Có người còn gọi nó là dẻ thơm, có lẽ vì mùi thơm nồng nàn của chúng. Nhưng một điều có lẽ ít ai biết, bản thân cây hoa dẻ cũng có những tác dụng chữa bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÁCH BỘ

BÁCH BỘ

Bách bộ là vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.
administrator
TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương hay còn gọi là hoa lavender là một loài thực vật vô cùng phổ biến. Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này còn là một trong những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Thế nhưng hơn 2500 năm trước, loài hoa này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ có một mùi hương dễ chịu, tinh dầu oải hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa oải hương và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
THÀI LÀI TRẮNG

THÀI LÀI TRẮNG

Thài lài trắng (Commelina communis) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Thài lài trắng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Đạm trúc diệp, rau trai ăn, cỏ lài trắng, cỏ chân vịt. Dược liệu này được sử dụng chủ yếu để điều trị các bệnh về viêm, đau, sưng, đặc biệt là các bệnh về gan, thận và tiết niệu. Ngoài ra, Thài lài trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn.
administrator