THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.

daydreaming distracted girl in class

THẠCH TÍN

Giới thiệu về dược liệu

Thạch tín hay còn được gọi là Tín Thạch, Nhân Ngôn, Hồng Phê, Phê Thạch, Bạch Phê. Vị thuốc này có tên khoa học là Arsennicum. Thạch tín tự nhiên (còn gọi là thân hoa – Arsenolite) có thành phần chính là As2O3, đôi khi lẫn các tạp chất sắt (Fe), sulfur (S) do dods thường có màu hồng. Thạch tín tự nhiên rất hiếm.

Dựa trên cấu trúc hóa học, Thạch tín có thể được chia ra làm 3 loại chính:

  • Thạch tín hữu cơ: các hợp chất hữu cơ có chứa asen, thường được tìm thấy trong mô động vật (bao gồm động vật giáp xác, các loài cá) và thực vật. Thạch tín ở dạng hữu cơ khá lành tính, không gây độc với người.

  • Thạch tín vô cơ: Là nguyên tử asen tinh khiết hay các hợp chất có chứa asen nhưng không liên kết với carbon. Thạch tín vô cơ thường được tìm thấy ở dạng tan trong nước, ở trong đất đá. Đây là dạng rất độc, có khả năng gây ung thư cao, trong đó asen hóa trị III độc hơn asen hóa trị V. Bên cạnh đó, có tới 60 – 90% lượng asen sẽ được hấp thụ ở đường tiêu hóa. Chất này sau khi vào cơ thể sẽ tới gan, thận, cơ, da và bài tiết ra ngoài thông qua thận. Asen III còn độc hơn do tốc độ bài tiết chậm hơn asen V và asen hữu cơ. Thạch tín vô cơ chia ra thành 2 loại chính là arsenate, arsenit.

  • Asen dạng khí (khí arsin): đây là dạng rất độc, có gây tán huyết. Hít vào cơ thể lượng trên 10 ppm có thể dẫn tới tử vong

Hiện nay, các chuyên gia cũng phân biệt giữa Hồng tín thạch (Hồng phê: Arsenicum rubrum) và Bạch tín thạch (Bạch phê: Arsenicum album). Tinh chế Hồng phê hay Bạch phê thông qua phương pháp thăng hoa sẽ thu được Phê sương.

Asen là một á kim (nằm giữa kim loại và phi kim). Á kim Asen dễ tan trong nước, khi tan tạo ra dung dịch không màu, không mùi. Asen có thể chất khá giòn, với nhiều hình dạng khác nhau. Thường có màu trắng xám hay xám đen.

Nguyên tử Asen có 4 trạng thái hóa trị phổ biến là As (0), As (III), As(V), khí Arsin AsH3.

Asin là thành phần tự nhiên trong vỏ trái đất, có thể tìm thấy từ các nguyên liệu tự nhiên bao gồm Thân hoa (Arsenolite), Độc sa (Arsenopyrite) và Hùng hoàng (Realgar). Bên cạnh đó, các hợp chất asen còn tồn tại trong không khí, ở những loài động vật giáp xác, trong cá, đất đá hay các nguồn nước ngầm (giếng nước khoan) ở dạng hòa tan.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng làm thuốc là Thạch tín đã tinh chế.

Thạch tín có thể được tìm thấy trong tự nhiên, bên ngoài thiên nhiên hoặc cần phải qua quá trình tinh chế:

  • Thạch tín tự nhiên (còn gọi là thân hoa) có thành phần chứa As2O3. Tiến hành thăng hoa Thạch tín thu được phê sương (là thạch tín nguyên chất).

  • Độc sa (Arsenopyrite) là hợp chất lẫn sắt, asen và sulfua với công thức AsFeS.

  • Hùng hoàng (Realgar) trong đó thành phần chính là asen sulfua.

  • Cần chế biến độc sa và hùng hoàng mới thu được Thạch tín.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn có chia thành 2 loại Thạch tín:

  • Hồng tín thạch (hay hồng phê – Arsenicum rubrum).

  • Bạch tín thạch (hay bạch phê – Arsenicum album), hiếm hơn hồng phê

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Thạch tín thiên nhiên (còn gọi là thân hoa) chứa thành phần chủ yếu là As2O3. CÓ thể tan trong nước, kiềm, axit, carbonat kiềm, cồn etylic, hay lẫn tạp chất như sắt (Fe), sulfur (S) khiến cho thạch tín có màu hồng. Độc sa có hàm lượng khoảng 34,3% Fe; 46% asen và 19,7% sunfua, đa số còn lẫn coban, niken và stibi. Chỉ có rất ít độc sa lẫn vàng.

Hùng hoàng có thành phần lớn asen (khoảng 70,1%) và sulfur (29%). Một số chuyên gia cho rằng rằng hùng hoàng có công thức là As2S3, nhưng cũng có người nói As2S2. Hùng Hoàng thường lẫn tạp chất là sắt và silic.

Phê sương chứa As2O3 nguyên chất.

Tác dụng - Công dụng

Theo y học cổ truyền

Thạch tín vị cay và chua, tính nóng, rất độc. Vị thuốc này có tác dụng tiêu đờm, trị sốt rét, trị vàng da, bổ máu, tiêu trừ những phần thịt thối hay  hoại tử.

Từ thế kỷ IV TCN, người dân Hy Lạp cổ đại đã sử dụng thạch tín để điều trị bệnh lở loét, sử dụng khoáng chất này với công dụng làm rụng lông.

Theo y học hiện đại

Vào năm 1786, bác sĩ Thomas Fowler (Anh) đã sử dụng Thạch tín vào một số bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu… Tuy nhiên, sau đó phương pháp này bị ngưng do kết quả trên lâm sàng cho thấy thạch tín gây ra giảm số bạch cầu, làm tăng nguy cơ ung thư và mắc bệnh bạch cầu tủy xương mạn tính.

Đến năm 1910, bác sĩ Paul Ehrlich (Đức) nghiên cứu ra một loại thạch tín hữu cơ với công dụng chữa giang mai. Và nó đã trở thành một trong các bài thuốc đầu tay điều trị bệnh này cho đến khi penicillin được phát minh. Hiện nay, ở một số nơi vẫn còn sử dụng loại Thạch tín hữu cơ này để điều trị bệnh trypanosoma Châu Phi.

Cách dùng - Liều dùng

Liều sử dụng khuyến cáo là từ 1 – 10mg. Dùng ngoài không quy định liều lượng nhưng cần lưu ý không sử dụng quá liều để tránh gây ngộ độc.

Bài thuốc trị hen suyễn mãn tính:

  • Trộn khoảng 2g hồng phê và 20g Đạm đậu xị. Sau đó vo thành viên nhỏ cỡ hạt mè và uống 2 – 3 viên/ngày.

  • Một số nơi, người ta dùng Thạch tín vào trong quả dừa rồi nấu chín, lấy than dừa và vo thành viên uống.

Lưu ý

Không được tự ý sử dụng Thạch tín trong điều trị bệnh và cần sử dụng thật cẩn thận theo đúng chỉ định của thầy thuốc vì đây là dược liệu rất độc.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm độc Thạch tín cấp tính (bao gồm đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, phân có lẫn hạt và máu, khô miệng, khó nuốt, mất nước, hạ thân nhiệt và huyết áp, bí tiểu, chuột rút, co giật), cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức.

Bên cạnh đó, ngộ độc Thạch tín mãn tính có thể có các triệu chứng như dày sừng từng điểm nhỏ trên lòng bàn tay/bàn chân, các chấm nhạt màu giữa một vùng da tăng sắc tố sạm màu, các đốm thô ráp trên bề mặt da, tổn thương niêm mạc (viêm lợi, viêm họng), rối loạn cảm giác, viêm dây thần kinh, giảm bạch cầu... Ngay khi gặp các triệu chứng này cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị.

Nguy cơ dễ ngộ độc thạch tín nhất là do tiếp xúc với nước, đất hay thực phẩm và không khí bị nhiễm Thạch tín. Nguồn nước bị ô  nhiễm là thường gặp nhất.

Độc tính của Asen

Độc tính cấp

  • Viêm dạ dày ruột, gây tổn thương niêm mạc ruột với triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy như nước vo gạo, có lẫn máu.

  • Tụt huyết áp

  • Rối loạn nhịp tim, bất thường điện tim.

  • Nhức đầu, mê sảng, co giật

  • Tiểu máu, tiểu đạm, suy thận cấp

  • Ho, khó thở, đau ngực khi hít vào.

Độc tính bán cấp

  • Viêm đa dây thần kinh, gặp từ 1 – 3 tuần sau khi nhiễm độc cấp tính. Biểu hiện bao gồm dị cảm đối xứng lòng và mu bàn tay bàn chân (trong y học thường gọi kiểu “mang găng mang vớ”). Khi nặng hơn có thể mất phản xạ gân xương, yếu cơ, mất cảm giác nóng lạnh, rối loạn dáng đi, lú lẫn, mất trí nhớ, hôn mê, co giật.

  • Rối loạn các chỉ số máu bao gồm giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu hồng cầu nhỏ, thiếu máu tán huyết.

Độc tính mạn tính

  • Trên da: dày sừng, tăng sắc tố, chàm hóa, xuất hiện các hạt mụn cơm li ti (thường ở lưng, ngực, lòng bàn tay bàn chân), có thể to dần và lan ra thành từng mảng, rụng lông, tóc. Lâu ngày có thể bị ung thư da.

  • Gan to, cổ trướng và u mạch.

  • Hoại tử tứ chi

  • Ung thư phổi, ung thư bàng quang đã được ghi nhận là có liên quan tới tiếp xúc với Asen.

Asen có thể đi qua nhau thai, dẫn tới quái thai.

Thạch tín trước đây là một vị thuốc được sử dụng để chữa bệnh. Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu đã cho thấy nó có thể gây ra nhiều độc tính vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐA LÔNG

ĐA LÔNG

Đa lông (Ficus drupacea) là một loại cây thuộc họ Dâu tằm, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Dược liệu của Đa lông được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa các bệnh như ho, hen suyễn, đau khớp và tiêu chảy. Đặc biệt, thành phần chính của Đa lông là các hợp chất flavonoid và saponin đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa.
administrator
HƯƠNG THẢO

HƯƠNG THẢO

Hương thảo là dược liệu được biết đến với tác dụng chữa các bệnh về ho, viêm họng, thấp khớp, đau nửa đầu, viêm giác mạc, trướng bụng khó tiêu, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, ngăn ngừa rụng tóc...
administrator
MÃ TIÊN THẢO

MÃ TIÊN THẢO

Mã thầy là cây thân thảo, nhỏ, sống lâu năm, cây cao từ 10cm và có thể cao đến 1m. Thân màu xanh lục, có 4 cạnh.
administrator
CHÚT CHÍT

CHÚT CHÍT

Chút chít là loại dược liệu quý giá trong Đông y, có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý như: trị các mụn ghẻ, dùng làm thuốc nhuận tràng hay tẩy xổ, chữa bệnh táo bón, tiêu hoá kém,…
administrator
THỎ TY TỬ

THỎ TY TỬ

Thỏ ty tử là một vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong dân gian. Theo Y học cổ truyền, dược liệu này có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thỏ ty tử, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator
THIÊN LÝ

THIÊN LÝ

Nhắc đến Thiên lý có lẽ người Việt Nam ta ai cũng biết đến khi đây là loại hoa có mặt trong các tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, Thiên lý cũng là một loại thực phẩm khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình ấm cúng. Ngoài ra đây còn là một loại thuốc thiên nhiên với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Sau đây là những thông tin về các tác dụng trong Y học của Thiên lý.
administrator
THANH YÊN

THANH YÊN

Thanh yên (Citrus medica) là một loại cây thuộc họ Cam, được sử dụng làm dược liệu từ rất lâu đời trong Y học cổ truyền. Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và đã được trồng rộng rãi trên khắp châu Á. Thanh yên có nhiều thành phần hữu ích và được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Thanh yên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
administrator
CÂY SI

CÂY SI

Cây si, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây gừa, cây cừa. Cây si,có thể nói đây là loại cây phổ biến ở Việt Nam, nó có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi nơi, mọi khí hậu hay hoàn cảnh môi trường khác nhau. Nó xuất hiện ở nhiều nơi từ nhà của các hộ gia đình cho đến nơi công cộng như đình, chùa và các công trình của nhà nước. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator