THIÊN LÝ

Nhắc đến Thiên lý có lẽ người Việt Nam ta ai cũng biết đến khi đây là loại hoa có mặt trong các tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, Thiên lý cũng là một loại thực phẩm khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình ấm cúng. Ngoài ra đây còn là một loại thuốc thiên nhiên với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Sau đây là những thông tin về các tác dụng trong Y học của Thiên lý.

daydreaming distracted girl in class

THIÊN LÝ

Giới thiệu về dược liệu Thiên lý

- Nhắc đến Thiên lý có lẽ người Việt Nam ta ai cũng biết đến khi đây là loại hoa có mặt trong các tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, Thiên lý cũng là một loại thực phẩm khá phổ biến trong các bữa ăn gia đình ấm cúng. Ngoài ra đây còn là một loại thuốc thiên nhiên với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Sau đây là những thông tin về các tác dụng trong Y học của Thiên lý.

- Tên khoa học: Telosma cordata (Burn. f) Merr Pergularia Minorander

- Họ khoa học: Asclepiadaceae (họ Thiên lý).

- Tên gọi khác: Dạ lài hương, Hoa lý, Hoa thiên lý, Cây hoa lý,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Thiên lý

- Đặc điểm thực vật:

  • Thiên lý thuốc loại cây thân thảo và mọc leo, thân cây mảnh và có lông, nhất là ở các bộ phận còn non. Chiều dài thân cây khoảng 1 – 10 m và có màu lục ánh vàng.

  • Lá Thiên lý hình tim và thuôn. Cuống lá có chiều dài khoảng 1 – 5 cm và có các lông dài khoảng 12 – 20 mm. Lá có khía mép ở khoảng 5 – 8 mm về hướng cuống. Phần đầu lá nhọn và có các lông trên những gân lá. Phiến là có chiều dài từ 6 – 11 cm và chiều rộng từ 4 - 7,5 cm.

  • Hoa Thiên lý khá to và nhiều, có màu vàng xanh lục nhạt. Hoa có mùi rất thơm, thường mọc thành các chùm tán ở nách lá. Cuống hoa to, chiều dài khoảng 0,5 – 1,5 cm và có các lông dài khoảng 10 – 22 m. Tràng hoa có màu xanh lục mang ánh vàng với ống tràng có chiều dài khoảng 6 – 10 mm và chiều rộng từ 4 – 6 mm.

  • Quả Thiên lý là các quả đại có chiều dài từ 6,5 - 9,5 cm và chiều rộng từ 12 – 14 mm.

  • Thiên lý thường ra hoa vào khoảng đầu tháng 5 đến tháng 10 và ra quả vào khoảng tháng 10 đến tháng 12.

- Phân bố dược liệu: 

  • Trên thế giới, Thiên lý có thể được tìm thấy ở các quốc gia như Myanmar, Malaysia, Pakistan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông và Quảng Tây), Nam Mỹ và cả ở châu Âu.

  • Ở nước ta, cây Thiên lý được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc để tạo bóng râm, mùi thơm và sử dụng để làm thực phẩm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường sử dụng hoa và lá để làm thuốc.

- Thu hái: lá nên thu hái vào khoảng từ đầu tháng 6 đến tháng 11 trong năm và hoa vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì sử dụng dưới dạng tươi đem đi giã nát với muối và nước để vắt lấy nước, ít sử dụng dạng khô.

- Bảo quản: nên sử dụng ngay sau khi thu hái về hoặc sử dụng trong vòng tối đa 1 ngày sau khi thu hái. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng.

Thành phần hóa học

Dược liệu Thiên lý có những thành phần hoạt chất sau:

- Các alkaloid.

- Các vitamin như B1, B2, B3, C, carotene (tiền vitamin A),…

- Khoảng 3% chất xơ.

- Đường.

- Các khoáng chất như phosphor, calci, sắt, kẽm (hàm lượng khá cao),…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Thiên lý theo Y học hiện đại

Dược liệu Thiên lý có các tác dụng dược lý như sau: 

- Cải thiện sức đề kháng.

- Giảm phì đại tuyến tiền liệt ở người lớn tuổi.

- Giúp trẻ mau lớn.

- Chữa tình trạng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì.

- Hoa Thiên lý giúp an thần, điều trị mất ngủ.

- Lá Thiên lý có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm,…

Vị thuốc Thiên lý trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị hơi ngọt, tính bình.

- Quy kinh: vào Tâm và Can.

- Công năng: bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc, an thần,…

- Chủ trị: 

  • Chữa các chứng đau nhức xương khớp.

  • Chữa các chứng lở loét, giúp nhanh làm da non.

  • Chữa trĩ ngoại, sa dạ con,…

  • Chữa chứng viêm kết mạc, giác mạc,…

Cách dùng – Liều dùng của Thiên lý

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, dùng tươi hoặc vắt lấy nước.

- Liều dùng: đối với hoa khô là từ 5 – 10 g và hoa tươi là 15 – 30 g.

Một số bài thuốc có vị thuốc Thiên lý

- Bài thuốc giúp an thần và điều trị tình trạng mất ngủ:

  • Chuẩn bị: hoa Thiên lý và lá Vông nem 30 – 50 g mỗi loại.

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi rửa sạch để nấu canh, sử dụng canh liên tục trong vòng 1 tuần. Có thể cho thêm thịt heo hoặc cá diếc vào ăn cùng để tăng cường sức khỏe, bên cạnh tác dụng giúp an thần và cải thiện giấc ngủ.

- Bài thuốc trị bệnh trĩ:

  • Chuẩn bị: 100 g lá Thiên lý non cùng với 1 ít muối ăn.

  • Tiến hành: lá Thiên lý đem đi rửa sạch, sau đó thì giã nát cùng với muối ăn. Tiếp tục cho thêm vào 50 mL nước lọc và lọc để lấy phần nước. Sử dụng bông gòn tẩm phần nước này để đắp trực tiếp lên búi trĩ, lưu ý trước khi đắp thì người bệnh phải vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối ấm đã pha loãng. Sử dụng băng gạc để giữ cố định rồi để qua đêm, nên duy trì thực hiện liên tục mỗi ngày trong vòng 4 - 6 ngày sẽ cải thiện. 

- Cách giúp phòng rôm sảy vào mùa hè: hoa Thiên lý sử dụng để nấu canh ăn mỗi ngày. Đối với trẻ em, có thể nghiền hoa ra trộn để nấu cùng bột cho trẻ ăn dặm.

- Bài thuốc chữa tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra máu hoặc cặn trắng:

  • Chuẩn bị: 10 – 20 g rễ Thiên lý.

  • Tiến hành: đem đi sắc lấy nước uống 2 đến 3 lần trong ngày.

- Bài thuốc ngừa giun kim:

  • Chuẩn bị: 30 g hoa Thiên lý, 25 g Đinh lăng và 20 g Rau sam. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi để ráo, sau đó sắc thuốc uống 3 lần mỗi ngày, nên uống liên tục trong vòng 3 ngày. Ngoài ra cũng có thể dùng  lá Thiên lý non để nấu canh cho trẻ ăn liên tục trong 1 tuần trở lên.

Lưu ý khi sử dụng Thiên lý

- Khi chế biến, nếu nấu quá chín thì hoa Thiên lý sẽ bị giảm dinh dưỡng, giảm hiệu quả điều trị.

- Không nấu Thiên lý cùng với các thực phẩm chứa sắt như gan, thịt bò, rau muống,…

- Thiên lý có chứa 1 ít độc tố do đó không nên lạm dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
HOA ĐẬU BIẾC

HOA ĐẬU BIẾC

Hoa đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm quý hiếm, có nguồn gốc từ miền núi Tây Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Với giá trị dinh dưỡng cao, Đông trùng hạ thảo được coi là một loại thực phẩm chức năng với nhiều tác dụng, bao gồm tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư và bệnh tim mạch. Lịch sử sử dụng Đông trùng hạ thảo đã kéo dài hàng nghìn năm trong y học truyền thống Trung Quốc và Việt Nam, được xem là một trong những dược liệu quý trong y học. Hiện nay, Đông trùng hạ thảo được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được xem là một sản phẩm sang trọng và đắt đỏ.
administrator
DẦU JOJOBA

DẦU JOJOBA

Cây jojoba có tên khoa học là Simmondsia chinensis. Cây có có nguồn gốc từ sa mạc ở Bắc và Trung Mỹ nhưng được trồng trên toàn thế giới như Chile, Ai Cập và Argentina. Jojoba được sử dụng rộng rãi bởi người Mỹ bản địa ở California. Có thể dùng trái cây jojoba trong nấu nướng hàng ngày hoặc dùng dầu để trị bệnh. Trong hạt jojoba chứa hầu hết hàm lượng dầu sáp của cây (khoảng 50 – 52%). Dầu jojoba dạng thô được tách chiết trực tiếp bằng phương pháp ép lạnh, hoặc chiết xuất bằng dung môi hòa tan. Dầu jojoba có màu vàng nhạt đến vàng, mùi thơm nhẹ đặc trưng của hạt.
administrator
DÂY THUỐC CÁ

DÂY THUỐC CÁ

Dây thuốc cá, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây cát, dây mật, lầu tín, dây duốc cá, dây cóc, touba, tuba root, derris. Từ lâu, con người đã dùng dây thuốc cá như một loại thuốc trừ sâu và để đánh bắt cá trong ao hồ. Đây là loại cây có độc. Tổ chức y tế thế giới xếp vào loại chỉ có hại ở mức độ vừa phải. Có ít báo cáo về độc tính của cây này trên con người. Tuy nhiên chúng ta cần biết và cẩn trọng khi sử dụng chúng trong đời sống. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator
ME RỪNG

ME RỪNG

Tên khoa học: Phyllanthus emblica L. Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Tên gọi khác: Chùm ruột núi, Ngưu cam tử, Du cam tử, Mận rừng.
administrator
TÔ DIỆP

TÔ DIỆP

Tía tô chắc hẳn là một loại gia vi vô cùng quen thuộc trong căn bếp của những gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là phần lá Tía tô - còn gọi Tô diệp. Vị thuốc Tô diệp đa số được sử dụng để chữa ho, giải biểu, tán hàn… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tô diệp và cách sử dụng tốt nhất.
administrator
SƯƠNG SÂM

SƯƠNG SÂM

Rễ cây Sương sâm có vị đắng, tính hàn, lá có tính mát, có tác dụng giải độc, giảm đau, tan ứ, lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Do đó dược liệu thường được sử dụng để chữa: táo bón, tiêu độc, kiết lỵ, đau họng, đau lưng, đau dạ dày, đau răng, các tổn thương do té ngã. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…
administrator
MẬT GẤU

MẬT GẤU

Trước đây, Mật gấu đã từng được xem là một loại thần dược có khả năng trị bách bệnh, do đó rất nhiều người tìm kiếm hoặc thậm chí săn lùng Mật gấu. Nhưng với sự phát triển của y học và khoa học hiện đại, cùng với đó là những chính sách mạnh mẽ nhằm bảo vệ, bảo tồn động vật quý hiếm và động vật hoang dã mà Mật gấu ngày nay không còn được phổ biến rộng rãi nữa.
administrator