DẦU JOJOBA

Cây jojoba có tên khoa học là Simmondsia chinensis. Cây có có nguồn gốc từ sa mạc ở Bắc và Trung Mỹ nhưng được trồng trên toàn thế giới như Chile, Ai Cập và Argentina. Jojoba được sử dụng rộng rãi bởi người Mỹ bản địa ở California. Có thể dùng trái cây jojoba trong nấu nướng hàng ngày hoặc dùng dầu để trị bệnh. Trong hạt jojoba chứa hầu hết hàm lượng dầu sáp của cây (khoảng 50 – 52%). Dầu jojoba dạng thô được tách chiết trực tiếp bằng phương pháp ép lạnh, hoặc chiết xuất bằng dung môi hòa tan. Dầu jojoba có màu vàng nhạt đến vàng, mùi thơm nhẹ đặc trưng của hạt.

daydreaming distracted girl in class

DẦU JOJOBA

Giới thiệu về dược liệu

Cây jojoba có tên khoa học là Simmondsia chinensis. Cây có có nguồn gốc từ sa mạc ở Bắc và Trung Mỹ nhưng được trồng trên toàn thế giới như Chile, Ai Cập và Argentina. Jojoba được sử dụng rộng rãi bởi người Mỹ bản địa ở California. Có thể dùng trái cây jojoba trong nấu nướng hàng ngày hoặc dùng dầu để trị bệnh.

Trong hạt jojoba chứa hầu hết hàm lượng dầu sáp của cây (khoảng 50 – 52%). Dầu jojoba dạng thô được tách chiết trực tiếp bằng phương pháp ép lạnh, hoặc chiết xuất bằng dung môi hòa tan. Dầu jojoba có màu vàng nhạt đến vàng, mùi thơm nhẹ đặc trưng của hạt.

Phân bố

Dầu jojoba là một hỗn hợp các este dưới dạng lỏng,loài này có nguồn gốc từ bang Arizona, California và ở miền bắc Mexico. Nhưng hiện nay loài cây này được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Israel và Argentina.

Dầu jojoba là cái tên không còn xa lạ trong công cuộc làm đẹp của các chị em. Không dừng lại ở đó, ngày nay, jojoba còn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người.

Thành phần hóa học

Dầu jojoba bao gồm chủ yếu là các Wax ester, axit béo tự do, rượu, hydrocacbon, sterol, vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D, vitamin E và este triglycerid. Vì vậy, jojoba thường ở dạng giống sáp lỏng hơn là dạng dầu.

Ngoài ra, có khoảng mười flavonoid, một số lignans và glycoside cyanogenic cũng được tìm thấy trong dầu jojoba.

Tác dụng

+Có đặc tính nhẹ nhàng, không gây kích ứng và là loại dầu giữ ẩm rất tốt, dễ dàng hấp thụ vào da, giúp nuôi dưỡng da và có tác dụng làm se lỗ chân lông rất hiệu quả.

+Chống lão hóa da và nếp nhăn, làm bóng mượt tóc, chống oxy hóa do có chứa nhiều vitamin E, có hiệu quả nâng cơ khi kết hợp massage bụng, đặc biệt là massage ngực.

+Giúp duy trì làn da mềm mại, trẻ trung, có thể sử dụng cùng các loại dầu khác để tự pha chế các hỗn hợp thích hợp để bôi lên da, tạo độ ẩm, làm mềm và trẻ hóa làn da.

+Chất giữ ẩm có trong dầu Jojoba tạo ra rào cản chống lại sự mất nước, giúp cân bằng độ ẩm trên da và chống lại các tác động của nắng, gió, ô nhiễm môi trường.

+ Điều tiết tuyến nhờn cho da dầu, giúp điều trị mụn trứng cá bằng cách giảm sản xuất bã nhờn bởi vì cấu trúc của dầu jojoba gần giống với bã nhờn tự nhiên, nó thực sự có thể “đánh lừa” da sản xuất bã nhờn tự nhiên ít hơn và bảo vệ da khỏi vi khuẩn có hại. Khi cơ thể giảm sản xuất bã nhờn do tuổi tác, ô nhiễm, hoặc áp lực môi trường, dầu jojoba có thể được sử dụng để tái tạo dầu nhờn giúp da không bị khô và ngăn chặn quá trình lão hoá.

+Dầu jojoba có thể tích tụ xung quanh chân tóc, do đó ngăn không cho tóc trở nên giòn và dễ gãy. Nếu có quá nhiều bã nhờn tích tụ trên da đầu, nó giúp hòa tan và loại bỏ bã nhờn, để lại mái tóc sạch sẽ.

+Dầu Jojoba cũng được sử dụng rộng rãi như là một nguyên liệu làm mỹ phẩm trong dầu gội, các sản phẩm dưỡng da và chăm sóc móng tay, kem dưỡng ẩm, sữa tắm và xà phòng, kem chống nắng và các sản phẩm trang điểm….

+Có khả năng kháng khuẩn và nấm.

+Do tác dụng chống viêm, dầu jojoba còn được sử dụng trong y học để hỗ trợ việc làm lành vết thương, điều trị nhiễm trùng da, làm dịu các triệu chứng eczema và bệnh vẩy nến. Bạn cũng có thể sử dụng nó để làm dịu da cháy nắng và giảm viêm sau chấn thương.

Cách sử dụng dầu jojoba

Dùng cho tóc:

+Thoa trực tiếp: Sử dụng khoảng 1 muỗng canh dành cho tóc ngắn và 2 muỗng canh cho tóc dài hơn. Thoa lên phần tóc gần da đầu và xoa đều xuống ngọn tóc. Để trong khoảng 20 phút, sau đó gội đầu, xả và gội sạch như bình thường. Tránh thoa trực tiếp lên da đầu để tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da đầu. Nếu sử dụng cho da đầu khô hoặc có gàu nên thoa rất ít lên da (khoảng 1 – 2 giọt).

+Nhỏ một vài giọt dầu jojoba (khoảng 3 – 5 giọt) vào dầu gội yêu thích của bạn trước khi sử dụng.

Dùng cho da:

+Bạn có thể sử dụng nó như một loại son dưỡng môi để làm dịu đôi môi khô và nứt nẻ.

+Có thể thoa lên da trước khi đi ngủ như một loại serum dưỡng da.

+Có thể trộn dầu jojoba với các thành phần trị mụn tự nhiên khác như dầu cây trà thành một phương pháp điều trị bằng mặt nạ tự làm. Hỗn hợp sẽ giúp cải thiện mụn trứng cá, như đã nhắc đến ở trên.

+Dầu jojoba an toàn để sử dụng quanh vùng mắt của bạn. Nó có thể trở thành một dầu tẩy trang cho các kiểu trang điểm không trôi.

Lưu ý khi sử dụng

+Sử dụng một lượng dầu vừa đủ.

+Đối với da dầu nhờn thì nên massage kĩ hơn 15 phút.

+Bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng.

+Để xa tầm với của trẻ em.

+Không dùng để thay thế các biện pháp chăm sóc y tế.

+Ngưng sử dụng dầu khi phát hiện có mùi lạ, thay đổi màu hoặc khi bị dị ứng xảy ra.

Có thể bạn quan tâm?
SÒI

SÒI

Sòi là cây thân gỗ rụng lá hằng năm, cao từ 4-6m. Thân màu xám, lá mọc so le, hình bầu dục hay quả trám, đầu lá thuôn nhọn, cuống lá dài. Hoa màu trắng ngà hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái rất nhiều, ở gốc, và hoa đực ở ngọn.
administrator
MA HOÀNG

MA HOÀNG

Ma hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang ở vùng Hoa Bắc, Tây Bắc. Ma hoàng chưa thấy ở nước ta, hiện nay dược liệu chủ yếu được ngập khẩu từ Trung Quốc.
administrator
BƯỚM BẠC

BƯỚM BẠC

Bướm bạc là loại dược liệu khá phổ biến trong Đông y. Tên gọi khác: Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa, Hoa bướm, Hồ điệp… Tên khoa học: Herba Mussaendae pubenscentis. Họ: Cà phê (Rubiaceae).
administrator
XẠ CAN

XẠ CAN

Xạ can (Iris domestica) là một loại dược liệu có lịch sử sử dụng trong Y học cổ truyền. Thành phần chính của Xạ can là Irisin, một chất saponin có tác dụng chống viêm và giảm đau. Xạ can có thể được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, bao gồm đau đầu, đau khớp, viêm đường tiết niệu, và tăng huyết áp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Xạ can và cách sử dụng dược liệu này chữa bệnh nhé.
administrator
HÀ DIỆP

HÀ DIỆP

Hà diệp, hay còn được biết đến với những tên gọi: Lá sen. Hầu như tất cả các bộ phận của cây sen đều sử dụng được, trong đó lá sen (hà diệp) được phơi khô và dùng như một vị thuốc chữa bệnh béo phì. Lá bánh tẻ của cây sen hái bỏ cuống rồi phơi hoặc sấy khô được gọi là hà diệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU ÔM

RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.
administrator
SỬ QUÂN TỬ

SỬ QUÂN TỬ

Sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng trừ thấp nhiệt, kiện tỳ vị, tiêu thực, sát trùng và tiêu tích. Do đó dược liệu được dùng trong các trường hợp ngứa do các bệnh về da, tiêu chảy, lỵ, tiểu đục, nhiễm giun đũa, bụng đau, ăn không tiêu, trùng tích, cam tích,…
administrator
XẠ ĐEN

XẠ ĐEN

Xạ đen (Celastrus hindsii) là một loại dược liệu tự nhiên được sử dụng trong Y học cổ truyền và đã được nghiên cứu về hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh. Các thành phần hóa học của Xạ đen bao gồm alkaloid, flavonoid, steroid, sesquiterpene lactone và acid béo, với tác dụng kháng viêm, giảm đau và chống oxy hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu Xạ đen và cách sử dụng dược liệu này hiệu quả nhé.
administrator