SƠN THÙ DU

Sơn thù có vị chua, sáp, tính ấm, có tác dụng ôn can, liễm tinh, chỉ hãn, chỉ huyết, cố tinh khí, sáp tinh khí, bổ can thận, trợ thủy tạng, phá trưng kết, noãn yêu tất. Dùng trong các trường hợp lưng đau gối mỏi, di tinh, can hư, chóng mặt, liệt dương, ù tai, hàn nhiệt, kinh nguyệt ra nhiều, hư nhiệt khiến mồ hôi ra nhiều.

daydreaming distracted girl in class

SƠN THÙ DU

Giới thiệu về dược liệu

Tên thực vật: Cornus officinalis

Họ: Sơn thù (Cornaceae)

Tên dược liệu: Fructus corni

Tên thường gọi: Thù nhục, Sơn thù, Táo bì, Nhục táo, Trần du nhục, Chi thực, Thục toan táo, Sơn thù nhục.

Đặc điểm thực vật

Sơn thù du là loại cây nhỏ, sống lâu năm, thường mọc thành những bụi nhỏ. Vỏ ngoài màu nâu xám, cành nhỏ và không có lông.

Lá đơn, mọc đối xứng, cuống lá ngắn, phiến hình trứng hoặc hình bầu dục, đáy tròn, đầu hơi nhọn, mép lá nguyên. Mỗi lá gồm có 5 – 7 đôi gân phụ, mặt trên được phủ một ít lông, mặt dưới không có lông.

Hoa nở trước lá, thường mọc thành tán ở kẽ lá, có màu vàng và kích thước nhỏ. Quả hạch, màu đỏ tươi, bề mặt nhẵn, hình trái xoan. Bên trong chứa hạch có hình trứng. 

Mùa hoa vào tháng 5 – 6 và mùa quả vào tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Sơn thù có nguồn gốc từ Trung Quốc, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh Triết Giang, Sơn Đông, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Hà Nam, An Huy,…

Tại Việt Nam, Sơn thù hiện nay đa số là nhập chủ yếu từ Trung Quốc

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: quả chín. 

Thu hái, chế biến: Thường thu hái vào cuối thu đầu đông. Nên chọn những loại quả có thịt dày, màu hồng. Quả màu nhạt và thịt mỏng thường có chất lượng kém hơn. Sau đó, nhúng dược liệu qua nước sôi trong vài phút rồi bỏ hạt và dùng thịt phơi khô. Một số phương pháp bào chế sơn thù du theo những phương pháp sau:

- Ngâm với rượu, lấy thịt, bỏ hạt và đem thịt sấy khô với lửa nhỏ để dùng dần.

- Tẩm sơn thù nhục với rượu. Đem bỏ vào bình, đậy kín và đem cách thủy cho đến khi thịt quả hút hết rượu. Cuối cùng lấy ra và đem phơi khô là dùng được.

Thành phần hóa học 

Sơn thù du chứa các thành phần như: tannin, glucoside, axit malic, axit gallic, axit tartric, axit ursolic, morroniside, cornuside, secologanin, vitamin A, isoterchebin, phytochemistry, cornus-tannin, valine, histidine, serine, threonine,…

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, sơn thù có vị chua, sáp, tính ấm, có tác dụng ôn can, liễm tinh, chỉ hãn, chỉ huyết, cố tinh khí, sáp tinh khí, bổ can thận, trợ thủy tạng, phá trưng kết, noãn yêu tất. Dùng trong các trường hợp lưng đau gối mỏi, di tinh, can hư, chóng mặt, liệt dương, ù tai, hàn nhiệt, kinh nguyệt ra nhiều, hư nhiệt khiến mồ hôi ra nhiều.

Theo Y học hiện đại, sơn thù có một số công dụng:

- Tác dụng chống đông máu: Dịch chiết từ sơn thù nhục có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu.

- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc sơn thù có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, thương hàn và tụ cầu vàng.

- Tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ đường huyết nhẹ.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng hằng ngày 6 – 12g, một số trường hợp có thể dùng đến 30g. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc có sơn thù du:

1. Bài thuốc chữa chứng ù tai và thận hư: Ngâm rượu hoặc sắc uống hằng ngày các dược liệu ngũ vị tử, sơn thù nhục, hoàng bá, cam cúc hoa, thạch xương bồ và địa hoàng mỗi vị 6g.

2. Bài thuốc chữa chứng đau xương óc: Sắc uống hằng ngày các dược liệu cam cúc hoa, mạch môn, thục địa hoàng, sữa mẹ, ngưu tất, nhân sâm, sa uyển tật lê và sơn thù du mỗi vị 4g.

3. Bài thuốc trị chứng kinh nguyệt không đều, mộng tinh, di tinh, lưng đau gối mỏi, miệng lưỡi lở loét, đau đầu, chóng mặt, trẻ con gầy yếu, chậm phát triển: Sấy khô, tán thành bột mịn các dược liệu phục linh, trạch tả và mẫu đơn bì mỗi vị 120g, hoài sơn và sơn thù du mỗi vị 180g. Trộn đều bột dược liệu với 320g thục địa đã giã mềm và mật ong, sau đó làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 10 – 15 viên, ngày dùng 2 lần, nên dùng trước khi ăn cơm khoảng 15 phút.

4. Bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể và thần kinh do thận hư (biểu hiện: ù tai, điếc tai, tiểu nhiều lần, váng đầu, liệt dương, di tinh): Tán thành bột mịn các dược liệu xạ hương 0.1g, sơn thù nhục, đương quy và bổ cốt chỉ mỗi vị 10g. Sau đó luyện với mật làm thành viên hoàn, dùng uống cùng với nước muối nhạt.

5. Bài thuốc trị chứng suy nhược sau khi mắc bệnh và trẻ nhỏ ra mồ hôi: Sắc uống các dược liệu sơn thù 6 – 10g, phù tiểu mạch 6 – 15g và sinh mẫu lệ 10 – 15g (đem sắc trước). Ngày sắc một thang, dùng đến khi khỏi bệnh.

6. Bài thuốc trị chứng kinh nguyệt ra nhiều do tiểu cầu giảm hoặc do cơ thể suy yếu: Sắc uống các dược liệu bạch thược và đương quy mỗi vị 12g, thục địa và sơn thù nhục mỗi vị 12g. 

7. Bài thuốc trị chứng tăng cholesterol máu: Sắc uống các dược liệu phục linh, trạch tả và đơn bì mỗi vị 8g, thục địa 20g, sơn thù và hoài sơn mỗi vị 10g.

8. Bài thuốc giúp ích tinh, cường yêu, tăng tủy và ích dương đạo: Tán thành bột mịn các dược liệu thỏ ty tử, nhục thung dung, mạch môn, sa uyển tật lê, sơn thù du, ba kích, lộc nhung, sinh địa, ngưu tất, câu kỷ tử, bạch giao và xa tiền tử, các vị bằng lượng nhau. Sau đó luyện với mật ong làm thành viên to bằng hạt nhãn. Mỗi lần dùng 20 viên uống với nước.

9. Bài thuốc trị chứng tiểu són, tiểu gắt và tiểu nhiều ở người cao tuổi: Sắc uống các dược liệu ích trí nhân, mẫu lệ, sơn thù nhục, ngũ vị tử và nhân sâm các vị bằng lượng nhau. 

Lưu ý

- Thận trọng khi dùng cho các trường hợp tiểu ít và tiểu tiện khó.

- Sơn thù nhục tương kỵ với phòng kỷ, phòng phong và cát cánh.

- Người bên trong có thấp nhiệt, tiểu không thông; thanh niên đang độ phát dục có viêm tiết niệu cấp, tiểu tiện rắt buốt không được dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
HƯƠNG NHU

HƯƠNG NHU

Hương nhu là một loại dược liệu có tác dụng kích thích, chống co thắt, sát trùng, xua đuổi côn trùng, đuổi ký sinh trùng bên trong, hạ sốt, trị cảm lạnh, cảm sốt, nhức đầu, liệt dương, đầy hơi, tiêu chảy, kiết lỵ, hậu sản, giun ở trẻ em, chữa thấp khớp, đau thắt lưng,…
administrator
ĐỘC HOẠT

ĐỘC HOẠT

Độc hoạt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương thanh, Hộ khương sứ giả, Độc diêu thảo, Hồ vương sứ giả, Trường sinh thảo, Độc Hoạt, Thanh danh tinh, Sơn tiên độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp, Xuyên Độc hoạt. Độc hoạt hay còn gọi là một vị thuốc cùng họ với cây Đương quy. Trong y học cổ truyền, Độc hoạt có công dụng chữa phong thấp, trị đau nhức lưng gối và các khớp xương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẠI HỒI

ĐẠI HỒI

Đại hồi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bác giác hồi hương, đại hồi hương, hồi, tai vị. Đại hồi, là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÁP GIỚI

CÁP GIỚI

Cáp giới (Gekko Gekko) có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Với nhiều đặc tính hữu ích, Cáp giới đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Toàn bộ cơ thể của Cáp giới được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, từ các vấn đề về da, đường tiêu hóa đến bệnh ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều quan trọng khi sử dụng Cáp giới để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
SÂM BỐ CHÍNH

SÂM BỐ CHÍNH

Sâm bố chính là một loại thực vật có hình dáng khá giống với dược liệu Nhân sâm, nhưng về tác dụng thì hoàn toàn không giống với Nhân sâm. Nó thường được sử dụng trong điều trị các chứng kinh nguyệt không đều, suy thận hoặc giúp cải thiện thể trạng và tăng cường miễn dịch,…
administrator
CỎ MAY

CỎ MAY

Cỏ May là một loại cỏ có mặt nhiều nơi ở nước ta, có vẻ ngoài vô dụng, nhưng được tìm thấy trong một số bài thuốc dân gian nổi tiếng, được dùng làm thuốc chữa bệnh...
administrator
BÁ TỬ NHÂN

BÁ TỬ NHÂN

Bá tử nhân chính là phần hạt của cây trắc bách diệp, hay còn được gọi là cây bách, trắc bá, bách tử,... Với cuộc sống bộn bề công việc như hiện nay thì tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài làm ảnh hưởng đến công việc lẫn cuộc sống. Vậy nên với bài thuốc Bá Tử Nhân này sẽ giúp hỗ trợ làm tiêu tan những căng thẳng này ngoài ra cây thuốc này còn giúp trị chứng táo bón rất hiệu quả và còn rất nhiều tác dụng khác.
administrator
CÂY CẢI TRỜI

CÂY CẢI TRỜI

Cải trời là loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta, trong dân gian được biết đến như một loại rau ăn được. Đồng thời là loại dược liệu chữa bệnh như chữa mụn nhọt, tiêu viêm, cầm máu, hạ sốt, băng huyết,…
administrator