HÀ THỦ Ô TRẮNG

Hà thủ ô trắng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây sữa bò, củ vú bò, mã liên an, khâu nước, dây mốc, cây sừng bò. Hà thủ ô trắng là một vị thuốc có tác dụng bổ máu, bổ Can Thận. Tác dụng của nó cũng không kém cạnh gì so với hà thủ ô đỏ, tuy nhiên lại ít được biết tới hơn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HÀ THỦ Ô TRẮNG

Đặc điểm tự nhiên

Là loại dây leo dài 2 – 5m. Toàn thân, bao gồm quả non hoặc lá đều chứa nhựa mủ màu trắng. Thân và cành có màu hơi đỏ hoặc nâu đỏ, có nhiều lông. Khi cây già, lông sẽ rụng dần đi và trở nên nhẵn hơn.

Lá cây mọc đối xứng qua viền gân giữa, đầu lá nhọn có hình mác dài và có đáy hình tròn hoặc nón cụt. Mặt dưới và trên của lá có nhiều lông nhưng mặt trên lông thường ngắn hơn. Lá dài khoảng 14cm và rộng 2 – 9cm, có cuống dài 5 – 8cm.

Hoa có màu nâu nhạt hoặc vàng tía, có nhiều lông, mọc thành xim. Quả hình thoi với chiều dài 7 – 11cm và chiều rộng 8mm. Hạt có hình dẹt, phồng ở lưng với chiều rộng 2mm và dài 5 – 7mm. Hạt có đính chùm lông mịn dài khoảng 2cm. Rễ của cây dài, có màu trắng, mẫm ở giữa có lõi giống như củ sắn (mì).

Cây Hà thủ ô trắng mọc trên khắp các vùng đồi núi trọc ở nước ta. Thường ưa vùng đồi núi cứng như Vĩnh Phúc, Hà Sê, Hà Giang, Xuân Quảng, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ của cây hà thủ ô trắng là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Thu hoạch quanh năm nhưng để củ cho chất lượng tốt và đạt được hiệu quả trong việc điều trị bệnh nên thu hái vào đầu xuân hoặc mùa đông.

Chế biến: Củ sau khi được đào lên đem rửa sạch, thái lát mỏng và phơi khô.

Bảo quản dược liệu đã qua sơ chế ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể.

Trong các nghiên cứu mới, 16 cardenolide, hai hemiterpenoids, hai phenylpropanoids và một phenylethanoid được phân lập từ rễ của Hà thủ ô trắng.

Tác dụng

+Tác dụng hạ cholesterol huyết thanh: Các hoạt chất chứa trong hà thủ ô trắng có tác dụng hạ cholesterol huyết thanh. Nghiên cứu đã được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà. Bên cạnh đó, vị thảo mộc tự nhiên này còn có tác dụng làm giảm khả năng hấp thu cholesterol của ruột thỏ.

+Tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch: Thành phần Lecithin có tác dụng giảm xơ cứng động mạch.

+Tác dụng tốt cho tim mạch: Thuốc giúp làm chậm nhịp tim, đồng thời tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch, từ đó giúp bảo vệ cơ tim thiếu máu.

+Tác dụng chống lão hóa: Thuốc giúp giữ tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà vẫn giữ ở mức như chuột non. Tuy nhiên, vấn đề này cần nghiên cứu thêm.

+Tác dụng nhuận tràng: Theo Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược – Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965, trang 345 – 346 cho thấy, hà thủ ô trắng sống có tác dụng nhuận tràng mạnh do chúng dẫn chất oxy methyl anthraquinone, giúp làm tăng nhu động ruột.

Tác dụng kháng vi rút và khuẩn: Các hoạt chất chứa trong thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lỵ Flexner và trực khuẩn lao ở người. Ngoài ra, theo Học báo Vi sinh vật 8, 164, 1960, thuốc còn có công dụng ức chế vi rút gây cúm.

Công dụng

Hà thủ ô trắng có vị đắng, tính mát và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị ho gà.

+Điều trị sốt rét ngã nước do muỗi truyền.

+Điều trị ăn nhiều nhưng vẫn gầy, tiểu đường thể vị tiêu và suy nhược cơ thể.

+Điều trị đau lưng mỏi gối và giúp ăn ngủ được, tăng cường sức lực và bồi dưỡng cơ thể.

+Điều trị rắn cắn.

+Điều trị đau nhức xương khớp.

Liều dùng

Cách dùng: Sử dụng thuốc dưới dạng thuốc sắc, nấu cao, ngâm rượu hoặc nấu cháo ăn.

Liều lượng: 15 – 20 gram thuốc sắc. Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà liều dùng được chỉ định khác nhau.

Lưu ý khi sử dụng

+Người hư yếu, tạng lạnh không dùng Hà thủ ô trắng.

+Khi dùng hà thủ ô trắng kiêng ăn tiết canh, cá, lươn, rau cải, hành tỏi.

 

Có thể bạn quan tâm?
QUẾ

QUẾ

Quế là cây thân gỗ sống lâu năm. Những cây trưởng thành có thể cao tới 20m. Mặc dù quế có tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng dược liệu này.
administrator
CÚC HOA TRẮNG

CÚC HOA TRẮNG

Cúc hoa trắng (Chrysanthemum maximum) có nhiều công dụng cho sức khỏe như trị đau đầu, giảm huyết áp, chống suy nhược cơ thể… được sử dụng dưới dạng sắc uống, làm trà hoặc tán bột.
administrator
TRÀ XANH

TRÀ XANH

Trà xanh (chè xanh) hay Camellia sinensis là một loại thảo dược nổi tiếng được sử dụng trong đời sống hàng ngày để thanh nhiệt, giải khát.
administrator
LIÊN NHỤC

LIÊN NHỤC

Liên nhục (Semen nelumbinis) là một loại dược liệu quý được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Liên nhục là hạt sen, được lấy từ một loài thực vật thân thảo sống trong môi trường nước. Hạt sen không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm, mà còn được ứng dụng trong Y học với nhiều công dụng hữu ích.
administrator
HOÀNG TINH

HOÀNG TINH

Hoàng tinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng tinh lá mọc vòng, hoàng tinh hoa đỏ, cây cơm nếp, cứu hoang thảo, mễ phủ. Hoàng tinh là một loài cây mọc ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc. Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Nó có công dụng bổ Phổi, giúp ích tiêu hoá, chữa các bệnh do lao lực. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CON RƯƠI

CON RƯƠI

Theo y học cổ truyền, con rươi có vị cay, thơm, tính ấm. Giúp hóa đờm và điều khí, dùng chữa trị khó tiêu, kém ăn, tiêu chảy, chống suy giảm miễn dịch, chữa mụn nhọt, đau nhức xương khớp, ăn không ngon. Trong dân gian, rươi được sử dụng phổ biến thành các món ăn.
administrator
CAN KHƯƠNG

CAN KHƯƠNG

Can khương thật ra chính là gừng khô, nhờ vào dược tính cao nên được sử dụng làm vị thuốc trong Y học Cổ truyền. Can khương là thân rễ khô của Gừng lâu năm, có củ phình bự và tạo xơ nhiều thì được thu hoạch, rửa sạch, sắc lát và phơi khô để dùng. Lúc này, thành phần dược tính có trong Can khương là nhiều nhất. Giá trị này ít hơn ở cây non. Tên gọi khác: Bạch khương, Bào khương, Quân khương, Đạm can khương… Tên khoa học: Zingiber offcinale Roscoe. Họ: Gừng (Zingiberaceae).
administrator
SA KÊ

SA KÊ

Sa kê là loại cây thân gỗ, cao trung bình 10-12 m. Tán lá lớn, phiến lá rất to và dày, xẻ thùy lông chim sâu nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều, màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.
administrator