CON RƯƠI

Theo y học cổ truyền, con rươi có vị cay, thơm, tính ấm. Giúp hóa đờm và điều khí, dùng chữa trị khó tiêu, kém ăn, tiêu chảy, chống suy giảm miễn dịch, chữa mụn nhọt, đau nhức xương khớp, ăn không ngon. Trong dân gian, rươi được sử dụng phổ biến thành các món ăn.

daydreaming distracted girl in class

CON RƯƠI

Giới thiệu về dược liệu 

- Tên khoa học: Eunice viridis

- Họ: Nereidae (Họ Rươi)

- Tên gọi khác: Rươi biển, Rồng đất, Paloto

Đặc điểm dược liệu 

- Con Rươi là loài nhuyễn thể, hình dạng như con giun nhưng dẹp hơn, thân dài từ 6 – 7cm, chiều ngang khoảng 5 – 6mm. Toàn thân gồm khoảng 50 – 65 đốt có màu hồng nhạt, trắng, nâu nhạt, xanh nhạt hoặc đỏ hồng. 

- Đầu con rươi gồm có 1 thùy ở trước miệng, thùy có một cặp xúc tu được chia thành hai khối, một khối lớn một khối nhỏ. Trước miệng có 2 đôi mắt nhỏ, màu đen. Phần thân sau có các chi và bụng phát triển, ngoài ra ở lưng có các túm tơ dài và dày. Riêng các nhánh mặt lưng của các chi bên là khác biệt, thông thường với những thùy bẹt hơn, nhánh mặt bụng hợp lại thành dạng hình liềm hoặc hình gai.

- Rươi là loài động vật phân tính đực cái rõ ràng nhưng thường rất khó phân biệt. Khi đến thời kỳ sinh sản nó chui ra khỏi hang, phần sau chứa đầy tế bào sinh dục đứt lìa khỏi phần trước và trôi nhanh lên mặt nước, phóng ra vô số trứng hay tinh trùng làm cho mặt nước có màu trắng đục như sữa. Trứng kết hợp với tinh trùng tạo thành bào tử cho thế hệ mới. Mất khoảng 1 năm rươi mới phát triển lại phần đuôi đã bị đứt.

Phân bố, sinh thái

Rươi là loài sinh sống ở vùng biển và nước lợ, ăn tạp, sống và kiếm ăn trong rong biển và cỏ biển, ẩn mình dưới đá hoặc vùi trong cát và đất ở các vùng phù sa, chúng thường sống cách mặt đất 60-70 cm.

Rươi là loại ưa sạch, rất nhạy cảm với các tác nhân ô nhiễm. Khi môi trường sống thay đổi, chẳng hạn như thay đổi về độ mặn của nước sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của rươi.

Ở Việt Nam, rươi sống quanh năm dưới đất, trong lớp bùn đáy sông hay trong các ruộng nước. Rươi tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình. 

Bộ phận dùng, thu bắt, chế biến 

- Bộ phận dùng: Toàn thân. 

- Thu bắt, chế biến: 

Chọn rươi tươi: Rươi tươi ngon là những con lớn, khỏe ở phía trên, thân mập mạp, màu đỏ, còn ngọ nguậy. Rươi sắp chết là những con nhỏ, gầy, có màu xanh, bò yếu hoặc lâu lâu mới ngọ nguậy. 

Rươi mua về cho vào thau và rửa sạch với nước lạnh khoảng 2 đến 3 lần để loại bỏ hết bùn đất, chất bẩn bám trên thân rươi, sau đó vớt ra, để ráo nước. Dùng nước nóng chừng 40 độ C, thả rươi vào, dùng đũa khuấy nhẹ; khi thấy bùn, chân và lông rươi rụng, nổi lên thì vớt ra và chế biến món ăn. 

- Bảo quản: Sau khi thu hoạch mà chưa sử dụng ngay, phải bảo quản rươi trong nước đá.

Thành phần hóa học 

- Trung bình 100g rươi sẽ chứa 12.4g protid, 81.9g nước, 1.3g tro, 4.4 lipit và cung cấp cho cơ thể 87 calo. Ngoài ra rươi còn chứa nhiều khoáng chất khác như sắt 1.8mg, phốt pho 57mg và canxi 66mg.

Tác dụng - Công dụng 

-Theo y học cổ truyền, con rươi có vị cay, thơm, tính ấm. Giúp hóa đờm và điều khí, dùng chữa trị khó tiêu, kém ăn, tiêu chảy, chống suy giảm miễn dịch, chữa mụn nhọt, đau nhức xương khớp, ăn không ngon. Trong dân gian, rươi được sử dụng phổ biến thành các món ăn.

Cách dùng – Liều dùng 

Ngày dùng 50 – 100g, dạng thực phẩm, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác.

Tùy thuộc từng mục đích sử dụng mà có thể dùng con rươi với nhiều dạng khác nhau. Một số bài thuốc từ con rươi như:

- Bài thuốc chữa huyết hư, bổ dưỡng: Rươi 50g, kết hợp cùng Đại táo 10 quả, Xương lợn 200g cho nước vào hầm uống, mỗi ngày 1 thang. 

- Bài thuốc chữa mụn nhọt, dùng ngoài da: Rươi một lượng thích hợp, sấy khô, tán nhỏ, trộn với nước thành dạng keo, đắp lên vùng mụn nhọt. Nếu mụn chưa vỡ thì có thể giúp tiêu sưng, giảm đau. Nếu mụn đã vỡ rồi thì có thể giúp mụn mau khỏi, chóng lên da non.

- Bài thuốc chữa khó tiêu: Rươi sau khi làm sạch trộn cùng trứng, vỏ quýt, thịt nạc băm, hành hoa, thìa là, nước mắm, hạt nêm, có thể thêm lá gừng, lá xương xông. Nặn thành miếng mang chiên và ăn ngay. 

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: Rươi sau khi làm sạch trộn cùng vỏ quýt, gia vị, ớt, giò sống và thịt nạc băm nhuyễn rồi đem cuốn vào lá lốt tươi, chiên chín và ăn. Mỗi ngày ăn khoảng 50-100g.

Lưu ý 

- Không nên sử dụng con rươi ở các đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ em, người có cơ địa dị ứng, người bệnh gout.

- Rươi chứa nhiều đạm, không nên quá nhiều để tránh hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, khó chịu, vì vậy phụ nữ mang thai hay trẻ em hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh không nên sử dụng.  

- Rươi là một trong những loại thực phẩm dễ gây dị ứng và ngộ độc, do đó những người có cơ địa dị ứng nên thận trọng trước khi dùng món ăn từ rươi, đặc biệt thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân hen suyễn. 

- Người mắc bệnh gout không nên ăn rươi, vì rươi chứa hàm lương đạm cao. Khi chuyển hóa trong cơ thể thành acid uric, sẽ gây lắng đọng lại ở các khớp gây đau nhức, khó chịu.

- Trước khi dùng rươi làm dược liệu, cần chế biến rươi đúng cách, đảm bảo vệ sinh, nấu chín kỹ để tránh tình trạng nhiễm các loại vi khuẩn như E. coli, Salmonella...

 

Có thể bạn quan tâm?
CÀ DĂM

CÀ DĂM

Cây cà dăm (Anogeissus Acuminata) là cây gỗ cao 10-20m (cây non 6-9m). Nhánh cây mịn, tán dẹp. Lá cây nhỏ, mọc đối hay gần đối và có lông. Trong dân gian, phần vỏ được dùng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người (bán thân bất toại), chữa các vết cắn của bọ cạp và rắn.
administrator
THẠCH TÍN

THẠCH TÍN

Thạch tín, đôi khi còn được gọi với tên là Tín Thạch, Phê Thạch, Hồng Phê, Nhân Ngôn, Bạch Phê, với tên khoa học là Arsenicum. Đây là một hóa chất bán kim loại được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ở tự nhiên. Tên gọi Thạch tín trước đây thường được mọi người sử dụng để nói đến As2O3 tự nhiên và thường có tạp chất. Tuy nhiên cho tới nay, Thạch tín bao hàm luôn cả As (Asen) – là một á kim có màu xám đen. Thạch tín tuy có thể được sử dụng để chữa bệnh, nhưng lại là một khoáng chất cực độc. Theo y học, Thạch tín có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn, chàm, vảy nến, thiếu máu. Thạch tín hữu cơ là một trong những vị thuốc đầu tay giúp chữa giang mai. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thạch tín và những công dụng của nó trong chữa bệnh.
administrator
LỘC NHUNG

LỘC NHUNG

Khi nhắc đến tứ thượng dược “Sâm, nhung, quế, phụng” thì người ta liền nghĩ ngay đến vị thuốc Lộc nhung – hay còn được gọi với cái tên phổ biến là Nhung hươu. Vốn được biết đến như là một vị thuốc có tác dụng sinh tinh, dưỡng huyết, ích dương, bổ gân và xương rất hiệu quả. Ngoài ra, Lộc nhung còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngày nay, Lộc nhung càng được các quý ông quan tâm để bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý của cơ thể.
administrator
DỪA NƯỚC

DỪA NƯỚC

Dừa nước, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dừa lá. Dừa nước là loại cây đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ. Bên trong có thịt màu trắng, mềm, vị ngọt thơm, tính mát và thường được dùng để chế biến thành món ăn giúp thanh nhiệt và giải khát. Ngoài ra theo Đông Y, dừa nước còn có tác dụng nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu và bồi bổ sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOA DẺ

HOA DẺ

Hoa dẻ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoa dẻ thơm, nồi côi, chập chại. Hoa dẻ là một loài hoa với những cánh hoa vàng lục, cánh rủ xuống nhẹ nhàng. Có người còn gọi nó là dẻ thơm, có lẽ vì mùi thơm nồng nàn của chúng. Nhưng một điều có lẽ ít ai biết, bản thân cây hoa dẻ cũng có những tác dụng chữa bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SA NHÂN TÍM

SA NHÂN TÍM

Sa nhân tím là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5m. Thân rễ thường mọc bò lan trên mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23 – 30cm, rộng 5-6cm, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng; lưỡi bẹ mỏng, xẻ đôi; cuống lá dài 5-10mm.
administrator
HỒI ĐẦU THẢO

HỒI ĐẦU THẢO

Cây Hồi đầu thảo là loại dược liệu quý trong Y Học Cổ Truyền Việt Nam với công dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng cường tiêu hóa, giải độc, giảm đau, chữa các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột non, nhuận tràng, tiêu chảy, chữa vàng da do viêm gan, ăn không tiêu, đau tức bụng; chữa suy nhược thần kinh, đau nhức toàn thân...
administrator
HỢP HOAN BÌ

HỢP HOAN BÌ

Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan. Hợp hoan bì được sử dụng làm dược liệu với công dụng: an thần, hoạt huyết, giảm sưng tấy, mất ngủ, tổn thương do ngã, nhện cắn, trị viêm phổi...
administrator