HOÀNG NÀN

Hoàng nàn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mã tiến quế, vỏ doãn, vỏ dãn. Hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính khá mạnh, cần được chế biến và sử dụng đúng cách để không gây tác động xấu đối với sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

HOÀNG NÀN

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng nàn là một loại cây mọc leo, cành gầy, nhẵn, có những móc mọc đối ở đầu những cành non, thân có vỏ xám với những đám màu vàng đỏ.

Lá mọc đối, nhẵn, dài, hơi bầu dục, phía cuống nhọn hay hơi tròn, đầu tù hay nhọn, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, cuống ngắn. Hoa không cuống, mọc thành chùy ngù tận cùng, phủ lông màu hung nâu.

Quả hình cầu, đường kính 4-5cm, vỏ ngoài cứng, dày 4mm, trong chứa nhiều hạt hình khuy áo, đường kính 22mm hay hơn, dày 18mm giống như hạt mã tiền, cho nên có người cho hoàng nàn là vỏ cây mã tiền. Thu hái hạt thì gọi là mã tiền, thu hái vỏ thì gọi là hoàng nàn.

Mùa hoa tháng 6 – 8, quả tháng 9 – 11.

Theo các tác giả nghiên cứu trước, hoàng nàn chỉ thấy mọc ở một số nơi của miền Bắc Việt Nam: Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hoá, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ thân và cành cây của cây hoàng nàn là bộ phận được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: 

Hoàng nàn là vị thuốc có độc tính mạnh, do đó cần phải chế biến trước khi dùng nhằm giảm độc tính của thuốc do strychnin gây ra.

Phương pháp chế biến Hoàng nàn (theo Dược điển Việt Nam):

+Chế biến sơ bộ: Sau khi thu hoạch vỏ cây, vỏ cành to, phơi khô hay sấy nhẹ tới khô.

+Ngâm vị thuốc trong nước 12 – 24 giờ, cạo bỏ vỏ ngoài. Ngâm tiếp trong nước vo gạo 3 ngày đêm, mỗi ngày thay nước một lần, vớt ra, rửa sạch.

+Phơi hay sấy nhẹ đến khi khô.

+Tẩm với dầu lạc hoặc dầu vừng rồi sao qua hoặc sao vàng, tán thành bột mịn.

+Tiêu chuẩn thành phẩm: vị đắng rõ rệt, màu vàng đậm.

Bảo quản thảo dược theo quy chế thuốc độc: Hoàng nàn sống độc Bảng A, Hoàng nàn chế độc bảng B. Nghĩa là dược liệu có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng người sử dụng.

Hoàng nàn dạng thô hay đã tán nhuyễn thành bột đều cần được bảo quản ở nơi khô ráo để không bị ẩm mốc. Chú ý tránh xa tầm tay với của trẻ em và thú nuôi trong nhà. Tích trữ bột thuốc trong một cái hũ sạch có nắp đậy kín hoặc đóng gói để dùng chữa bệnh.

Thành phần hóa học

Trong hoàng nàn có strychnin, brucin. Hàm lượng ancaloit toàn phần lên tới 5,23% trong đó strychnin chiếm 2,37-2,43% và brucin chiếm 2,81%. Tuy nhiên việc chiết xuất những ancaloit bằng phương pháp thông thường gặp trở ngại do chất nhựa kèm theo.

Tác dụng

+Tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh cơ, kích thích phản xạ tủy, tăng hoạt động và dinh dưỡng cơ. Thường được sử dụng trong điều trị đau cơ khớp, đau thân kinh ngoại biên, suy nhược, tê liệt và đái dầm, liệt dương.

+tác dụng tăng tiết dịch vị, giúp kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột, từ đó giúp ăn ngon và dễ tiêu hóa.

+Tác dụng kích thích vào các trung tâm nhìn, nghe, ngửi nên làm tăng độ nhạy cảm của các cơ quan cảm giác.

+Dùng liều cao Strychnin gây kích thích mạnh tủy sống làm tăng phản xạ, gây ra các cơn co giật tương tự như co giật uốn ván.

Công dụng

Hoàng nàn có vị đắng, tính lạnh nhưng mãnh liệt, rất độc và sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị vết loét, mụn ghẻ.

+Điều trị đau xương khớp, phong tê thấp.

+Điều trị tiêu chảy mãn tính.

+Điều trị vẩy nến, á sừng.

+Điều trị ghẻ ngứa, hắc lào, nấm móng.

+Điều trị viêm da cơ địa.

+Điều trị ho đờm, ho cảm lạnh, ho gió, ngứa cổ.

Liều dùng

Hoàng nàn chế có thể dùng trong, tuy nhiên chỉ được dùng với liều lượng cho phép. Bột Hoàng nàn chế chỉ dùng dưới dạng thuốc viên phối hợp với các vị thuốc khác. Không được dùng thảo dược này dưới dạng thuốc sắc hay bột. Hoàng nàn sống chỉ dùng ngoài.

Vì thảo dược có độc (alcaloid và strychnin), do đó khi dùng cần thận trọng. Mỗi lần dùng 0,1g. Liều tối đa trong ngày không được vượt quá 0,4g.

Lưu ý khi sử dụng

+Mỗi lần dùng 0,1g. Liều tối đa trong ngày không được vượt quá 0,4g.

+Phụ nữ có thai không được dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
NGÓ SEN

NGÓ SEN

Ngó sen chính là một bộ phận của cây Sen. Không những có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn kèm với nhiều loại món ăn khác, Ngó sen còn được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh rất hiệu quả.
administrator
MƯỚP HƯƠNG

MƯỚP HƯƠNG

Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.) M. Roem. Mướp hương là một loại dược liệu rất phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong dân gian để chữa một số bệnh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về mướp hương nhé.
administrator
HOA HIÊN

HOA HIÊN

Hoa hiên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim châm, hoàng hoa, kim ngân thái, huyền thảo. Hoa hiên là một cây thuốc mọc hoang được trồng nhiều nơi ở nước ta. Bên cạnh mục đích chữa bệnh, nó thường được sử dụng như một loại rau để làm thức ăn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẠI HỒI

ĐẠI HỒI

Đại hồi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bác giác hồi hương, đại hồi hương, hồi, tai vị. Đại hồi, là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn ở các nước phương đông. Bên cạnh đó, Đại hồi còn là vị thuốc với vị cay tính ấm và mùi hương nồng nàn đặt biệt. Đại hồi thường dùng trong Đông Y và cả Tây Y với công dụng hỗ trợ tiêu hoá và sát trùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỲ BÀ

TỲ BÀ

Tỳ bà (Eriobotrya japonica) là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng điều trị bệnh như viêm gan, đau dạ dày, đau thần kinh và các vấn đề về tình dục. Bài viết này sẽ giới thiệu về các đặc tính và công dụng của Tỳ bà, cũng như những lưu ý cần biết khi sử dụng Tỳ bà để điều trị bệnh.
administrator
SÒI

SÒI

Sòi là cây thân gỗ rụng lá hằng năm, cao từ 4-6m. Thân màu xám, lá mọc so le, hình bầu dục hay quả trám, đầu lá thuôn nhọn, cuống lá dài. Hoa màu trắng ngà hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái rất nhiều, ở gốc, và hoa đực ở ngọn.
administrator
QUẢ SUNG

QUẢ SUNG

Sung có tên khoa học là Ficus racemosa, là cây thân gỗ to, cao trung bình từ 15 – 20m, không có rễ phụ, vỏ có màu nâu.
administrator
CÁNH KIẾN TRẮNG

CÁNH KIẾN TRẮNG

Cánh kiến trắng hay còn được biết đến là cây Bồ đề, có tên khoa học Styrax tonkinensis thuộc họ Bồ đề. Trong Y học cổ truyền, người ta dùng nhựa của nó, tên là An tức hương, với tác dụng khai khiếu, trấn tĩnh, chữa ho. Tên gọi khác: An tức hương, Bồ đề, Mệnh môn lục sự, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu, Thiên kim mộc chi, Chiết bối La hương.
administrator