CÁNH KIẾN TRẮNG

Cánh kiến trắng hay còn được biết đến là cây Bồ đề, có tên khoa học Styrax tonkinensis thuộc họ Bồ đề. Trong Y học cổ truyền, người ta dùng nhựa của nó, tên là An tức hương, với tác dụng khai khiếu, trấn tĩnh, chữa ho. Tên gọi khác: An tức hương, Bồ đề, Mệnh môn lục sự, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu, Thiên kim mộc chi, Chiết bối La hương.

daydreaming distracted girl in class

CÁNH KIẾN TRẮNG

Đặc điểm tự nhiên

Đây là cây gỗ cao tầm 15 – 20 cm, có thể cao hơn nếu để tự nhiên, không cắt tỉa cành. Cành tròn, có nhiều lông trắng, màu nâu nhạt, mặt trước có nhiều lông mịn màu trắng, mặt sau nhẵn.

Lá cây mọc so le, có cuống ngắn, dài khoảng 6 – 15 cm, rộng khoảng 5 – 11 cm, không có lá kèm theo. Phiến lá có hình trứng , tròn ở gốc lá, nhọn ở đầu, gốc phiến lá có màu trắng như tuyết. Mặt trên lá có màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng nhạt có nhiều lông mịn.

Hoa nhỏ, màu trắng, có mùi thơm đặc trưng, mọc thành từng sim bao gồm nhiều tán hoa đơn hoặc kép. Hoa có 5 đài, tràng hoa hình bánh xe, có 5 nhị liền nhau thành ống, bao phấn liền với đầu nhụy. Quả hình cầu, đường kính khoảng 10 – 16 mm. Phía dưới quả là đài, mắt ngoài quả có nhiều lông hình sao.

Mùa hoa vào tháng 5 – 6, mùa quả khoảng tháng 9 – 10.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Dùng nhựa cây Cánh kiến trắng, bên cạnh đó lá cũng được sử dụng.

Thu hái: Chọn những cây đã được 5 – 10 tuổi thu hoặc nhựa cây vào giữa tháng 6 – 7 hoặc khi cây ra hoa.

Chế biến: Các mạch nhựa thường được hình thành trong vùng gỗ mới ngay phía sau thượng tầng. Các ống nhựa xếp song song, kéo nhựa kéo dài dọc theo toàn thân. Khi lấy nhựa thì rạch vào thân cây hoặc cành.

Nhựa cây là những cục rời nhau, đục màu trắng hoặc vàng nhạt, rất dễ bẻ gãy.

Nhựa cây được chia thành hai loại chính:

  • Dược liệu chất lượng tốt: Có màu vàng nhạt, thơm mùi Vani.
  • Dược liệu kém chất lượng: Có màu đỏ, lẫn nhiều tạp chất, có mùi thơm nhẹ hoặc không thơm.

Dùng nhựa cây ngâm vào rượu, sau đó nấu sôi 2 – 3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống hẳn. Lấy ra, thả vào trong nước lạnh đến khi nhựa cứng hẳn là được. Phơi hoặc sấy đến khô.

Thành phần hóa học

Nhựa chứa 60-80% benzoat coniferyl, 2% cinnamat benzyl, 10-20% acid benzoic tự do, acid hydroxy-19 oleanolic. Gần đây người mới phân lập thêm 2 chất đặt tên là stytonkinol A và stytonkinol B.

Công dụng

Theo y học hiện đại:

+Kháng khuẩn trên một số loại vi khuẩn thông thường.

+Điều trị đờm trong cổ họng.

Theo y học cổ truyền:

+Hành huyết, khai khiếu, trừ tà, an thần (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+Khai khiếu, hành khí, chỉ thống, hoạt huyết, thanh thần (theo Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

+Phá phục, hạ huyết, an thần, hành huyết, tuyên hành khí huyết (theo Bản Thảo Tùng Tân).

+Hỗ trợ làm ấm thận, trừ ác khí (theo Hải Dược Bản Thảo).

Liều dùng

An tức hương được sử dụng uống trong hoặc dùng ngoài da. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng khuyến cáo: 2 – 4 g mỗi ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng, tùy vào tình trạng và vùng bệnh mà dùng.

Lưu ý

Kiêng kỵ khi sử dụng Cánh kiến trắng

+Người ăn kém, âm hư hỏa vượng, khí hư không nên dùng (theo Bản Thảo Phùng Nguyên).

+Người âm hư hỏa vượng không được dùng (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

+Người bệnh không có liên quan đến ác khí, không nên dùng (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+Cánh kiến trắng là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong Đông y để điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, trước khi sử dụng vị thuốc, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm?
CHUỐI HỘT RỪNG

CHUỐI HỘT RỪNG

Chuối hột rừng được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ngoài ra chuối hột rừng cũng được sử dụng làm dược liệu cũng như một vị thuốc cổ truyền quý.
administrator
ÍCH MẪU

ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).
administrator
CỎ XƯỚC

CỎ XƯỚC

Cỏ xước là loại dược liệu có tính mát, quy vào kinh Can, Thận có tác dụng thanh nhiệt, trị táo bón, giảm huyết áp, điều trị viêm gan, viêm đa khớp… Cùng tìm hiểu những công dụng chữa bệnh của cây cỏ xước, cách sử dụng và tác hại của dược liệu này.
administrator
LÁ DỨA

LÁ DỨA

Lá dứa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cơm nếp, lá nếp, lá thơm, lá dứa thơm. Cây lá dứa thường được dùng để tăng hương vị cho các món ăn như xôi, chè, nước giải khát,… Không chỉ dừng lại ở đó, công dụng của dứa thơm còn được y khoa ghi nhận như giải cảm, ổn định đường huyết, tốt cho thần kinh, giảm đau thấp khớp,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NÁNG HOA TRẮNG

NÁNG HOA TRẮNG

Vị thuốc Náng hoa trắng là một loại dược liệu được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Và trong tình hình sức khỏe của xã hội hiện nay, Náng hoa trắng thậm chí còn được biết đến rộng rãi hơn với công dụng nổi tiếng đó là hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó còn là những tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác như các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc một vài bệnh ngoài da.
administrator
CÀ NA

CÀ NA

Cà na hay còn được gọi là quả trám (miền bắc), quả gián, thanh quả... bao gồm 2 loại trám trắng (Canarium album Raeusch) và trám đen (Canarium nigrum Engl).
administrator
LINH CHI

LINH CHI

Nấm Linh chi là một loại dược liệu rất quý đã xuất hiện cách ngày nay từ hàng nghìn năm. Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng, nấm Linh chi đem đến nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Nấm Linh chi được xếp vào “Thượng dược”, trên cả Nhân sâm.
administrator
BẠCH ĐÀN TRẮNG

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.
administrator