ÍCH MẪU

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - Họ: Lamiaceae (Hoa môi) - Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái) Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ).

daydreaming distracted girl in class

ÍCH MẪU

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt.

- Họ: Lamiaceae (Hoa môi)

- Tên gọi khác: Sung uý, Chói đèn, Làm ngài, Xác diến (Tày), Chạ linh lo (Thái)

Cây ích mẫu sở dĩ có tên như vậy vì nó có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ). 

Đặc điểm thực vật

- Ích mẫu là loại cây thân thảo sống 1-2 năm, cao 0,6-1 m, có khi hơn.

- Thân đứng, hình vuông, có rãnh dọc, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ ngắn.

- Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau. Lá ở gốc gần như tròn, có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu; lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường xẻ sâu thành 3 thùy hẹp, trên mỗi thùy lại có răng cưa nhọn; lá trên cùng phần lớn không chia thùy và hầu như không cuống.

- Hoa mọc thành những vòng dày đặc ở kẽ lá, đường kính 2-2,5 cm; lá bắc hình dùi, ngắn hơn đài; đài hoa hình chuông, có 5 răng nhọn, có lông. Tràng hoa màu hồng hay tím hồng, mặt ngoài có lông, xẻ thành hai môi gần đều nhau, môi trên hình trứng hơi cong, môi dưới hẹp hơn, chia 3 thùy, thùy dưới rộng, nhị 4, đính vào giữa ống tràng.

- Quả nhỏ, 3 cạnh, nhẵn, khi chín vỏ màu xám nâu

Phân bố, sinh thái

Ích mẫu vốn là cây mọc tự nhiên thường thấy ở ven suối, ven sông nơi đất cát, còn mọc hoang ở ruộng hoang, ven đường. Phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới châu Âu, châu Mỹ và một số nước ở châu Á như: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt nam, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. 

Tại Việt Nam, thường gặp ích mẫu ở các tỉnh đồng bằng và vùng trung du từ Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam vào tới Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay nhu cầu ích mẫu rất lớn chỉ trông vào thu hái ích mẫu mọc hoang không đủ, do đó nhiều nơi đã bắt đầu trồng để làm thuốc. 

Ích mẫu có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa. Cây ưa nóng và ẩm, trồng được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt, đất phù sa, tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước, không bị ngập úng.

Mùa hoa tháng 6-9, mùa quả tháng 9-10.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Cây ích mẫu có thể dùng 2 bộ phận để làm thuốc.

- Ích mẫu hay ích mẫu thảo là toàn bộ phận trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây ích mẫu.

- Sung úy tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây ích mẫu

Thu hái, chế biến

Thu hái vào mùa hạ, lúc một nửa số hoa của cây bắt đầu nở, vào lúc trời nắng ráo, cắt cây sát mặt đất để lại chồi gốc để cây tái sinh, rửa sạch, dùng tươi hay đem về phơi âm can hoặc sấy nhẹ đến khô. Nếu muốn thu hoạch quả thì cần chờ đến khi hoa trên cây đã tàn hết, thu hoạch đến đâu rũ quả đến đó. Mùa thu hoạch quả tháng 8-10.

Trong Y học cổ truyền, ích mẫu được chế biến như sau:

- Ích mẫu cắt đoạn: Lấy ích mẫu tươi đã phơi khô bỏ rễ, cắt thành từng đoạn dài 3–5 cm. Trường hợp các thân và cành to, dài cần nhúng nước, ủ mềm rồi mới cắt đoạn, sau đó phơi khô.

- Ích mẫu chích rượu: Cho ích mẫu vào rượu (tỷ lệ 10 kg ích mẫu : 3 kg rượu) trộn đều, ủ một đêm. Dùng lửa nhỏ sao cho đến khi có màu hơi đen.

- Ích mẫu chích giấm: Tẩm giấm vào ích mẫu (tỷ lệ 10 kg ích mẫu : 2 kg giấm) ủ, sao vàng.

- Ích mẫu chế: Chuẩn bị ích mẫu 10 kg, giấm 1 kg, gừng tươi 2 kg, rượu 1 kg, muối ăn 200g, nước sôi. Đầu tiên, giã nát gừng rồi vắt nước. Dùng nước sôi pha muối rồi trộn với giấm và rượu, xong cho hỗn hợp phụ liệu này vào ích mẫu trộn kỹ, ủ chừng 1 giờ, phơi khô.

Thành phần hóa học 

Các nhà khoa học đã phân lập được 2 alkaloid có trong phần trên mặt đất của cây ích mẫu là leonurin và stachydrin. Hàm lượng leonurin cao nhất ở giai đoạn đầu khi cây ra quả và thấp nhất ở giai đoạn ra hoa. Ngược lại, hàm lượng stachydrin cao nhất trước giai đoạn nở hoa và thấp nhất ở giai đoạn đầu ra quả.

Theo Viện Dược liệu, ích mẫu ở Việt Nam có 3 alkaloid, 3 flavonoid (có rutin), 1 glucosid có cấu trúc khung steroid.

Trong quả ích mẫu, một số peptid vòng cũng đã được phân lập và xác định cấu trúc.

Hạt chứa leonurinin, tinh dầu, dầu béo​​​​​

Tác dụng - Công dụng 

- Dùng trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ huyết ứ đau bụng, hoặc mắt mờ, chữa huyết áp cao, thuốc bổ huyết, các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thần kinh của tim, chứng tim hẹp nhẹ (stenocardie), chữa lỵ.

- Chữa viêm thận, phù thũng, giảm niệu, đái ra máu. Hạt dùng vào thuốc phụ khoa, làm cho dạ con mau co lại, co tử cung. 

- Dùng ngoài thân và quả ích mẫu giã đắp hay sắc lấy nước rửa chữa một số bệnh như sưng vú, chốc đầu, lở ngứa.

- Ngoài ra, ích mẫu còn tác dụng chống kết tập tiểu cầu, tác dụng tăng bài tiết nước tiểu, làm thuốc lợi tiểu.

- Theo YHCT, ích mẫu có vị đắng cay, tính hơi hàn, quy vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng hành huyết thông kinh, lợi thủy tiêu thũng, thanh can nhiệt, ích tinh, giải độc. 

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng hằng ngày từ 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hay nấu thành cao. Quả ích mẫu dùng với liều 6-12 g dưới dạng thuốc sắc.

Lưu ý

- Không được dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều, người bị máu khó đông vì tăng nguy cơ chảy máu.

- Dùng quá liều có thể gây choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi.

 

Có thể bạn quan tâm?
THUYỀN THOÁI

THUYỀN THOÁI

Thuyền thoái là xác lột của ve sầu khi nó lớn lên, được sử dụng như một loại dược liệu. Trong Y học cổ truyền, dân gian thường sử dụng chúng như một vị thuốc trong chữa sốt nóng, động kinh co giật ở trẻ em. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có công dụng chữa các chứng nóng sốt, cảm nhiệt hay đau họng khàn tiếng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thuyền thoái và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
LÁ KHÔI

LÁ KHÔI

Lá khôi, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây khôi tía, cây khôi, đơn tướng quân, cây xăng sê, chẩu mã thái, cây độc lược. Cây Khôi hiện nay được trồng nhiều tại các vùng núi phía bắc, vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa hiệu quả trong việc chữa khỏi 1 số bệnh. Lá khôi là dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Vị thuốc này thường được dùng để chữa chứng viêm loét dạ dày tá tràng, dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa và làm giảm chứng ghẻ lở ngoài da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TẦM BÓP

TẦM BÓP

Tầm bóp (Physalis angulata) là một loại thực vật được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, tầm bóp có thân thảo và cao khoảng 1,2m, với các lá tròn hoặc hình tim, có lông mịn ở mặt dưới. Trái của tầm bóp được bao phủ bởi một vỏ bọc giống như giấy lồng, bên trong là những quả trứng hoặc hình cầu màu vàng, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen. Tầm bóp có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giảm đau, đau khớp và rối loạn tiền đình.
administrator
TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương hay còn gọi là hoa lavender là một loài thực vật vô cùng phổ biến. Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này còn là một trong những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Thế nhưng hơn 2500 năm trước, loài hoa này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ có một mùi hương dễ chịu, tinh dầu oải hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa oải hương và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
NẤM LIM XANH

NẤM LIM XANH

Từ xưa đến này, Nấm lim xanh đã được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có tính đại bổ mà những tầng lớp quý tộc mới có thể sử dụng. Nhưng qua thời gian thì dược liệu này dần đi vào quên lãng.
administrator
VÔNG VANG

VÔNG VANG

Dược liệu Vông vang (Abelmoschus moschatus) là một loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Các thành phần hóa học trong Vông vang như flavonoid, acid hữu cơ và chất nhầy đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng khác nhau trong y học. Vông vang được sử dụng để chữa bệnh và làm thuốc truyền thống từ hàng trăm năm qua và hiện nay đang được nghiên cứu để áp dụng trong y học hiện đại.
administrator
THÚI ĐỊCH

THÚI ĐỊCH

Lá thúi địch còn được mọi người gọi là lá mơ lông, là một loại rau gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp, có thể ăn kèm với nhiều món ăn. Không những vậy, đây còn là một loại thảo dược dân gian, có công dụng rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lá mơ lông và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
BƯỚM BẠC

BƯỚM BẠC

Bướm bạc là loại dược liệu khá phổ biến trong Đông y. Tên gọi khác: Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa, Hoa bướm, Hồ điệp… Tên khoa học: Herba Mussaendae pubenscentis. Họ: Cà phê (Rubiaceae).
administrator