TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương hay còn gọi là hoa lavender là một loài thực vật vô cùng phổ biến. Tinh dầu được chiết xuất từ dược liệu này còn là một trong những loại tinh dầu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Thế nhưng hơn 2500 năm trước, loài hoa này đã được người dân sử dụng rộng rãi. Không chỉ có một mùi hương dễ chịu, tinh dầu oải hương còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa oải hương và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Giới thiệu về dược liệu

Hoa Oải hương theo tiếng Anh được gọi với nhiều tên khác nhau như English true lavender, lavender, common lavender, narrow-leaved lavender... Tên khoa học của Oải hương là Lavendula, xuất phát từ tiếng Latin lavare, có nghĩa là tắm.

Cây oải hương là cây bụi thường niên, với mùi thơm nồng. Loại dược liệu này có nguồn gốc từ miền Bắc châu Phi, khu vực Địa Trung Hải. 

Hiện nay, oải hương xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới, thường được trồng để sản xuất tinh dầu hay lấy hoa. Tinh dầu hoa oải hương được ứng dụng nhiều trong sản xuất mỹ phẩm, sử dụng làm thuốc Đông y. Tuy nhiên, tinh dầu có thể gây độc khi nuốt phải và cần thận trọng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tinh dầu oải hương là thành phần chiết xuất từ hoa và phần thân của cây oải hương  với tên khoa học Lavandula angustifolia. Đây là hai bộ phận trên cây tạo ra tinh dầu với số lượng và chất lượng tốt nhất.

Tinh dầu hoa Oải hương thường được sản xuất thông qua phương pháp chưng cất hơi nước. Thành phần này được biết đến với công dụng kháng viêm, kháng nấm, kháng khuẩn, giúp làm giảm các triệu chứng của trầm cảm. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho thấy tinh dầu lavender có hiệu quả hỗ trợ chống co thắt, giảm đau, giải độc, hạ huyết áp, an thần.

Thành phần hóa học

Một số nghiên cứu đã được thực hiện và ghi nhận được một số thành phần có trong tinh dầu oải hương: Linalool, Linalyl Acetate, 1,8-Cineole, Camphor,Lavandulyl Acetate, Terpinen-4-ol, beta-Caryophyllene.

Bên cạnh đó, tinh dầu còn có chứa một lượng long não. Mùi hương của tinh dầu Lavender sẽ ngọt ngào hơn khi hàm lượng chất này thấp hơn.

Tác dụng - Công dụng

Cải thiện tâm trạng, giảm lo âu

Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện và cho thấy hiệu quả tuyệt vời của tinh dầu hoa oải hương trong cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và lo âu trên người.

Tạp chí khoa học Physiology & Behavior đã công bố nghiên cứu về hiệu quả giảm lo lắng của thành phần này trên 200 người vào năm 2005. Nghiên cứu cho kết quả tích cực, tinh dầu này có thể giúp giảm bớt lo lắng và cải thiện tâm trạng tốt hơn.

Bên cạnh đó, một nghiên khác công bố trên Tạp chí Complementary Therapies in Clinical Practice nghiên cứu trên phụ nữ có nguy cơ trầm cảm sau sinh hay mang thai. Trong nghiên cứu này, liệu pháp hương thơm bằng tinh dầu oải hương có công dụng giúp xoa dịu lo lắng trên đối tượng nghiên cứu.

Một số nghiên cứu khác vào năm 2012, đăng trên Tạp chí Y tế Phytomedicine cho thấy sử dụng dầu hoa oải hương có thể giúp giảm lo lắng, căng thẳng.

Theo Y học cổ truyền, sử dụng tinh dầu hoa oải hương pha nước tắm hằng ngày có công dụng giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn, cải thiện tinh thần.

Cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều trị mất ngủ

Tinh dầu hoa oải hương được nghiên cứu với công dụng làm giảm rối loạn giấc ngủ, từ đó giúp cải thiện chất lượng và thời gian ngủ, ngăn ngừa mất ngủ và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nghiên cứu năm 2015 đăng trên Tạp chí Y học Journal of Complementary and Alternative Medicine ghi nhận sự kết hợp của kỹ thuật vệ sinh giấc ngủ với liệu pháp tinh dầu oải hương có hiệu quả giúp sinh viên đại học có giấc ngủ ngon hơn.

Một nghiên cứu khác năm 2018 đăng trên tạp chí Holistic Nutrition Practice xác nhận hiệu quả của hoa oải hương trong cải thiện chất lượng giấc ngủ trên người cao tuổi.

Trị bỏng, giúp làm lành vết thương, kháng khuẩn

Tinh dầu hoa oải hương có hiệu quả làm tăng tốc độ chữa lành vết bỏng, vết xước, vết cắt và vết thương thông qua cơ chế kháng khuẩn, giúp tăng sự hình thành mô hạt, tăng cường tổng hợp collagen. Một số chuyên gia còn sử dụng tinh dầu này giúp giảm đau trong một số tình trạng như đau răng, đau dây thần kinh, bong gân, loét và đau khớp. 

Chống oxy hóa

Những người ăn uống kém, tiếp xúc nhiều với các độc tố sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Một số enzyme– đặc biệt là glutathione, catalase, superoxide dismutase (SOD) có tác động ngăn chặn các gốc tự do gây hại.

Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng tinh dầu oải hương có hiệu quả làm tăng hoạt động của các enzyme chống oxy hóa, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa quá trình oxy hóa.

Lợi ích trên da

Tinh dầu hoa oải hương trị mụn

Với công dụng kháng khuẩn, tinh dầu hoa oải hương có nhiều lợi ích trong hỗ trợ điều trị mụn. Khi sử dụng tinh dầu lên da sẽ giúp thông thoáng lỗ chân lông, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ. Khi sử dụng, có thể pha chung với dầu nền, sử dụng trực tiếp lên da sau khi rửa mặt. Tinh dầu hoa oải hương cũng có thể được sử dụng như toner.

Làm dịu vết chàm, cải thiện da khô

Tinh dầu hoa oải hương có công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến, chàm, cải thiện tình trạng da khô. Thành phần này có hiệu quả làm sạch da, giúp giảm mẩn đỏ và kích ứng.

Khi sử dụng, có thể trộn cùng dầu cây trà theo tỷ lệ 1:1, pha thêm 2 thìa cà phê dầu dừa và sử dụng hàng ngày.

Làm mờ vết thâm

Tinh dầu hoa oải hương có công dụng giúp làm đều màu da, ngăn ngừa da xỉn màu hay đồi mồi.

Bên cạnh đó, vết thâm và mẩn đỏ trên da cũng có thể được cải thiện khi sử dụng. Đối với những người bị tăng sắc tố da, có thể cân nhắc sử dụng tinh dầu hoa oải hương.

Giảm nếp nhăn

Gốc tự do là nguyên nhân phổ biến làm xuất hiện các nếp nhăn trên mặt. Bên cạnh đó, tinh dầu hoa oải hương là thành phần có chứa các chống oxy hóa tốt, giúp bảo vệ khỏi tác động của gốc tự do.

Khi sử dụng dầu oải hương để giải quyết các nếp nhăn, trộn vài giọt tinh dầu cùng dầu dừa. Hỗn hợp này có thể được sử dụng như loại kem dưỡng ẩm, dùng 1 hoặc 2 lần mỗi ngày.

Tác dụng trên hệ tiêu hóa

Tinh dầu hoa oải hương đã được sử dụng để giải quyết nhiều triệu chứng trên đường tiêu hóa từ xa xưa. Các tình trạng như đầy trướng bụng (do khí trong khoang ruột, phúc mạc), giảm cảm giác ngon miệng, đầy hơi, nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa... có thể sử dụng

Những công dụng khác

Tinh dầu oải hương còn được sử dụng trong điều trị rụng tóc (rụng tóc từng vùng),  đuổi muỗi và một số loại côn trùng khác.

Cách dùng - Liều dùng

Dùng làm nước hoa 

Tinh dầu hoa oải hương với mùi hương đặc biệt thường được sử dụng như một loại nước hoa từ thiên nhiên, không hóa chất độc hại. Nhưng trước khi sử dụng nên thử nghiệm một vùng da nhỏ, chờ xem cơ thể có xuất hiện phản ứng dị ứng sau 24 tiếng hay không.

Bên cạnh đó, có thể pha loãng tinh dầu với nước hoặc dầu nền để tạo ra mùi hương nhẹ nhàng hơn.

Sử dụng xông tinh dầu trong phòng

Pha vài giọt tinh dầu cùng nước, cho  vào máy xông tinh dầu. Mùi hương của tinh dầu Hoa Lavender có công dụng giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, thư giãn. Bên cạnh đó, nó còn giúp đuổi côn trùng, muỗi.

Son dưỡng môi

Tinh dầu hoa oải hương có công dụng rất tốt để giảm nhanh tình trạng môi khô, nứt nẻ. Cho vài giọt dầu oải hương vào dầu dừa hay một loại dầu nền khác. Sử dụng thoa trực tiếp lên môi.

Dưỡng tóc

Để sử dụng tinh dầu oải hương dưỡng tóc, có thể bổ sung thêm 1 số thành phần để tăng hiệu quả như sau:

  • Từ 6 – 8 giọt tinh dầu oải hương.

  • 4 giọt tinh dầu hương thảo.

  • 1–11/2 ounce nước tinh khiết hoặc nước cất.

  • 2 muỗng cà phê giấm táo.

  • chai xịt.

  • phễu.

Cách tiến hành

  • Thêm tinh dầu hoa oải hương và hương thảo vào chai thủy tinh.

  • Trộn thêm giấm táo và nước.

  • Đậy nắp chai và lắc đều.

  • Sử dụng xịt lên tóc sau khi tắm, trước khi chải tóc.

Lưu ý

Mặc dù tinh dầu hoa oải hương được biết có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng vẫn có một số rủi ro có thể gặp phải:

U tuyến vú trước tuổi dậy thì

Nghiên cứu năm 2007 đã ghi nhận khi sử dụng các sản phẩm chứa tinh dầu oải hương tại chỗ nhiều lần có thể gây chứng nữ hóa tuyến vú trước tuổi dậy thì. Tình trạng này hiếm gặp, gây ra sự phát triển ngực ở bé trai. Do đó, cần lưu ý trước khi sử dụng.

Kích ứng da

Tinh dầu oải hương hay bất kỳ loại tinh dầu nào đều có thể gây kích ứng da, gây xuất hiện phản ứng dị ứng ở một số người. Do đó, nếu cảm thấy buồn nôn, nôn mửa hay đau đầu sau khi sử dụng, cần ngừng sử dụng và kiểm tra.

Thận trọng

Những người đang mắc phải các tình trạng sức khỏe sau đây cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng:

  • Ung thư

  • Dị ứng

  • Bệnh liên quan đến hormone

  • Động kinh

  • Bệnh lý tim mạch

Phụ nữ mang thai cần thận trọng trước khi sử dụng. Tinh dầu oải hương có thể gây tăng tác động của các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm...

Không sử dụng trực tiếp tinh dầu hoa oải hương đường uống do có thể gây co thắt đường ruột, buồn nôn hay các triệu chứng đường tiêu hóa khác.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
RAU NGÓT

RAU NGÓT

Rau ngót là loại cây bụi, có thể cao đến 2 m. Lá rau ngót có tính mát và vị ngọt bùi, có tác dụng giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu và mát huyết. Rễ rau ngót có tính mát, vị ngọt nhạt và hơi đắng có tác dụng tiêu độc, chữa viêm phổi, ban sởi hoặc tiểu dắt, sốt cao
administrator
LÁ ĐU ĐỦ

LÁ ĐU ĐỦ

Lá đu đủ có chứa những hợp chất thực vật độc đáo đã được chứng minh tiềm năng dược lý rộng rãi trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về con người, nhưng nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, chẳng hạn như trà, chiết xuất, viên nén và nước trái cây, thường được sử dụng để điều trị bệnh và giúp tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
administrator
CÚC VẠN THỌ

CÚC VẠN THỌ

Cúc vạn thọ là biểu tượng của hạnh phúc và sức khỏe vĩnh cửu nên thường được trang trí trong dịp Tết. Loài hoa này còn có nhiều dược tính, được nhân dân dùng để chữa ho gà, hen suyễn, viêm vú, viêm miệng, đau răng, bỏng, viêm da mụn mủ...
administrator
NA RỪNG

NA RỪNG

Na rừng hay Nắm cơm là một vị thuốc quý thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý cho phụ nữ sau khi sinh nở. Bên cạnh đó, Na rừng còn được biết đến rộng rãi bởi nhiều công dụng hữu ích như giảm đau, chống viêm, hỗ trợ an thần, bổ thận, giảm ho, tiêu đờm,…
administrator
DÂM DƯƠNG HOẮC

DÂM DƯƠNG HOẮC

Dâm dương hoắc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tiên linh tỳ, Cương tiền, Phỏng trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Tam chi cửu diệp thảo, Khí trượng thảo, Can kê cân, Hoàng liên tổ, Hoàng đức tổ, Khí chi thảo.
administrator
MẦM ĐẬU NÀNH

MẦM ĐẬU NÀNH

Đối với chị em phụ nữ, Mầm đậu nành đã không còn quá xa lại bởi những tác dụng mà tuyệt vời mà nó mang lại. Mầm đậu nành là hạt Đậu nành sau khi được ủ nảy mầm. Không chỉ là một loại thực phẩm khá phổ biến ở các quốc gia, mầm đậu nành được ví như món quà dành cho hệ nội tiết của các chị em, đặc biệt với những người phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và thực phẩm bổ sung được sản xuất từ Mầm đậu nành ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường.
administrator
ANH TÚC XÁC

ANH TÚC XÁC

Anh Túc hay còn gọi là a phiến, á phiện, thuốc phiện... được xem là cây dược liệu quý, sử dụng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y.
administrator
NÀNG NÀNG

NÀNG NÀNG

Nàng nàng là một trong nhiều vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian, có mặt trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mạnh gân cốt và ích tinh...
administrator