BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.

daydreaming distracted girl in class

BẠCH QUẢ

Đặc điểm tự nhiên

Bạch quả là một loại dược liệu quý, dạng cây to, chiều cao có thể lên đến 20-30m. Thân cây phân thành nhiều cành dài, mọc vòng, trên các cành sẽ có những cành nhánh ngắn mang lá có cuống.

Lá mọc so le nhau, thường tụ lại ở một mấu. Phần phiến lá có hình quạt, gốc lá thuôn nhọn. Phía trên mép lá tròn, nhẵn và lõm ở giữa chia phiến lá ra thành 2 thùy rộng. Gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi. Phiến lá ngắn hơn cuống lá.

Quả hạch, có hình trứng, kích thước bằng quả mận. Thịt quả màu vàng có mùi bơ khét rất khó chịu.

Dược liệu có nguồn gốc ở Trung Quốc và được tìm thấy ở cả Nhật Bản hay Nam Triều Tiên. Được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Phúc Kiến, An Huy, Hà Bắc, Hà Nam, Giang Tô, Sơn Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên… thuộc Trung Quốc.

Ở nước ta, hiện nay nguồn dược liệu vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc về để sử dụng. Cây có thử nghiệm trồng ở Sa Pa nhưng sinh trưởng rất chậm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Phần hạt của bạch quả là phần được sử dụng để làm dược liệu. Tuy nhiên, trong một số bài thuốc phần lá cũng được dùng.

Thu hái: Thời điểm thích hợp nhất để thu hái dược liệu là vào mùa thu.

Chế biến: Hạt được thu hoạch từ quả chín, bỏ cùi bên ngoài, rửa sạch và phơi khô. Khi sử dụng, bạn tán nhuyễn, bỏ vỏ cứng và lấy lõi, bóc lớp màng bên ngoài, rửa sạch hoặc nhúng qua nước sôi rồi sấy khô ở nhiệt độ thấp. Hạt dùng sống hoặc sao vàng đều có độc nên khi sử dụng cần lưu ý.

Thành phần hóa học

Phân tích dược liệu bạch quả ghi nhận một số thành phần sau:

Nhân chứa: 5,3% protein, 1,5% chất béo, 68% tinh bột, 1,57% tro và 6% đường.

Vỏ quả có chứa acid ginkgolic acid, bisphenol và rượu vàng và bạc.

Lá chứa hai thành phần hoạt tính là flavonoid và terpen.

Ngoài ra còn có các thành phần như: ginkgolide, biloblit, hydroxit kynurenic,...

Tác dụng

+Tác dụng tăng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại biên.

+Tác dụng Giảm triệu chứng bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ

+Tác dụng tăng lưu lượng máu bằng cách thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu, từ đó mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch, não bộ và ngăn ngừa đột quỵ.

+Tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do:trong cây bạch quả có chứa hàm lượng flavonoid và terpenoid cao, đây là một trong những hợp chất được biết đến với tác dụng chống oxy hóa rất mạnh.

+Tác dụng ổn định màng cũng như ngăn cản các yếu tố kích hoạt tiểu cầu.

+Tác dụng làm giảm tình trạng viêm trong nhiều trạng thái bệnh khác nhau như: viêm khớp, bệnh ruột kích thích, ung thư, bệnh tim, đột quỵ.

+Tác dụng cải thiện chức năng tiền đình và thính giác,

+Tác dụng giảm co thắt cơ trơn, giảm đau trên các cơn đau quặn.

+Tác dụng ức chế một số vi khuẩn.

+Tác dụng ngăn ngừa bạc tóc.

Công dụng

Bạch quả có đủ vị ngọt, đắng, chát với tính bình sẽ có các công dụng sau đây:

+Hỗ trợ điều trị triệu chứng hen suyễn.

+Điều trị bạch đới lâu ngày không hết, di tinh do khí hư.

+Điều trị chứng mộng tinh, xuất tinh sớm.

+Hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi.

+Điều trị viêm đường tiết niệu cấp kèm tiểu rắt, nước tiểu đục, sốt.

+Điều trị hen phế quản, lao phổi kèm triệu chứng so suyễn.

+Điều trị bệnh tiểu đường.

+Điều trị chứng thiểu năng tuần hoàn não từ nhẹ đến trung bình (hội chứng sa sút trí tuệ).

+ Điều trị các rối loạn tai trong như ù tai và chóng mặt do nguyên nhân mạch máu hoặc thoái hóa.

Liều dùng

Đối với phần nhân bạch quả, liều lượng được khuyến cáo là khoảng 10-20g/ngày.

Phần thịt quả có chứa độc tố nên không thể ăn được. Muốn sử dụng phải ép để lại bỏ dầu và để lâu trên 1 năm. Lúc này có thể dùng riêng hay kết hợp với các vị thuốc khác với liều 3 – 4 quả/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Tuyệt đối không dùng cho những người có thực tà.

+Không nên dùng nhiều bạch quả mỗi lần, nhất là ở trẻ em.

+Ăn nhiều dễ phát sinh hiện tượng chướng bụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
NHŨ HƯƠNG

NHŨ HƯƠNG

Nhũ hương là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, có những công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý viêm khớp cũng như những tình trạng bệnh viêm khác, bên cạnh đó còn trong điều trị các chứng đau bụng, sốt, đau bụng kinh hoặc tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng,…
administrator
QUẾ CHI

QUẾ CHI

Quế chi là tên vị thuốc được lấy từ cành con của cây quế, còn quế chi tiêm thì lấy ở ngọn cành.
administrator
TỬ UYỂN

TỬ UYỂN

Tử uyển (Aster tataricus) là một loài thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tử uyển và cách sử dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.
administrator
CÀ CUỐNG

CÀ CUỐNG

Cà cuống hay còn gọi là Cà dương, Long Sắt..., tên khoa học là Lethocerus indicus. Tinh dầu cà cuống được sử dụng với liều lượng thấp như một chất kích thích tâm thần để gây hưng phấn và cải thiện một chút hoạt động tình dục.
administrator
CÂY NHÀU

CÂY NHÀU

Cây nhàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Noni, nhàu núi, nhàu rừng, cây ngao. Cây nhàu là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Công dụng của cây nhàu là điều trị bệnh tiểu đường, mụn nhọt ngoài da, huyết áp cao, đau mỏi xương khớp, tụ máu do chấn thương, rối loạn kinh nguyệt,... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ XẠ HƯƠNG

CỎ XẠ HƯƠNG

Cỏ xạ hương đã được sử dụng trong y học hàng ngàn năm ở Châu Âu. Loại thảo mộc có mùi nồng đặc trưng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn hô hấp, tiêu hóa, thần kinh… Ngoài ra cỏ xạ hương còn được dùng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng thơm, kem, bàn chải đánh răng và nước súc miệng cũng được sử dụng…
administrator
DẠ MINH SA

DẠ MINH SA

Dạ minh sa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thiên thử thỉ, thạch can, hắc sa tinh, thiên lý quang, thử pháp, phi thử thỉ, lạn san tinh. Dạ minh sa là phân con dơi trong đó có một số loại côn trùng như con mắt muỗi. Dạ minh sa là một vị thuốc nam nổi tiếng chuyên trị các bệnh về mắt như thong manh, quáng gà. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator