THIÊN MA

Thiên ma là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc khá quý và được sử dụng rất rộng rãi trong những bài thuốc Y học cổ truyền. Dược liệu này có những công dụng hữu ích như chống co giật, giúp an thần, tăng cường lưu thông máu, hạ huyết áp,…

daydreaming distracted girl in class

THIÊN MA

Giới thiệu về dược liệu Thiên ma

- Thiên ma là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc khá quý và được sử dụng rất rộng rãi trong những bài thuốc Y học cổ truyền. Dược liệu này có những công dụng hữu ích như chống co giật, giúp an thần, tăng cường lưu thông máu, hạ huyết áp,… Sau đây là những thông tin về dược liệu Thiên ma.

- Tên khoa học: Gastrodia elata Blume

- Họ khoa học: Orchidaceae (họ Lan).

- Tên dược liệu: Rhizoma Gastrodiae

- Tên gọi khác: Định phong thảo, Minh thiên ma, Xích tiễn, Vô phong tự động thảo, Hợp ly thiên ma, Thần thảo, Chân tiên thảo,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Thiên ma

- Đặc điểm thực vật:

  • Cây Thiên ma được xem là 1 loại thực vật kỳ lạ do chúng không có chưa chất diệp lục. Do đó, toàn thân cây có màu vàng đỏ. Về hình dáng, thân cây nhìn từ xa giống 1 mũi tên uất hận vươn thẳng lên trời.

  • Phần rễ cây thẳng đứng có hình bầu dục và khá giống chân người. Vỏ ngoài rễ có màu trắng hoặc vàng nhạt hoặc nâu. Trên bề mặt rễ có các vòng tròn bao quanh.

  • Phần rễ củ có hình bầu dục khá giống củ khoai, một vài củ có thể có hình dạng hơi cong. Chiều dài củ có thể lên đến 15 cm. Các củ của Thiên ma thường rất cứng do đó khó bị bẻ gãy. Phần phía dưới của có có 1 vết hình tròn và ở phần chồi thì có hình dạng giống như mỏ vẹt có màu nâu đỏ hoặc màu thẫm. Củ Thiên ma có vị hơi ngọt.

  • Lá Thiên ma nhỏ và có hình dạng giống vảy cá.

- Phân bố dược liệu:

  • Dược liệu Thiên ma phân bố nhiều ở các khu rừng tại Đông Nam Á, chủ yếu tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,…

  • Ở nước ta, loại dược liệu này có mặt chủ yếu tại các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Hòa Bình,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường sử dụng rễ củ để làm thuốc.

- Thu hái: nên thu rễ củ vào mùa đông hoặc vào mùa xuân.

- Chế biến: sau khi thu hoạch về thì đem đi gọt vỏ rồi rửa sạch, sau đó ủ cho mềm và thái thành các lát mỏng để đem đi phơi hoặc sấy khô.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ẩm thấp.

Thành phần hóa học

Dược liệu Thiên ma có những thành phần hoạt chất gồm vanillin, các alkaloid, gastrodioside, gastrodin, các vitamin chủ yếu là vitamin A,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Thiên ma theo Y học hiện đại

Dược liệu Thiên ma có các tác dụng dược lý như sau: 

- Kháng khối u: Thiên ma có thể tác động đến chu kỳ tế bào, ức chế sự tăng sinh và có khả năng gây ra quá trình chết của tế bào ung thư.

- Cải thiện trí nhớ: nhờ vào tác động chống oxy hóa do đó giúp bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi các gốc tự do.

- Tăng cường hệ miễn dịch: các thành phần trong Thiên ma có khả năng làm tăng hoạt động của các đại thực bào và các kháng thể.

- Bổ trợ và tăng cường hệ thần kinh và não bộ.

- Hạ huyết áp.

- Giảm cholesterol xấu từ đó ngăn ngừa xơ vữa.

- Giảm đau, kháng viêm.

Vị thuốc Thiên ma trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt, tính ôn.

- Quy kinh: vào Can chủ yếu.

- Công năng: ôn hòa gan, kiềm dương, chống co thắt, trừ phong nội sinh,…

- Chủ trị: các chứng kinh phong, co giật, uốn ván, đau đầu chóng mặt,…

Cách dùng – Liều dùng của Thiên ma

- Cách dùng: có thể sử dụng ở dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.

- Liều dùng: đối với dạng thuốc sắc là 3 – 10 g mỗi ngày và đối với dạng thuốc bột là 1 – 1,5 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc có vị thuốc Thiên ma

- Bài thuốc chữa chứng chân tay tê dại và đau khớp: 

  • Bài thuốc 1: sử dụng 10 g Thiên ma, 3 g Toàn yết, 10 g Ngưu tất và 5 g Nhũ hương đem đi tán thành bột mịn, tiếp đến trộn với hồ để chế thành viên hoàn. 

  • Bài thuốc 2 (bài thuốc Thiên ma hoàn): 10 g Thiên ma, 10 g Tỳ giải, 10 g Đỗ trọng, 10 g Sinh địa, 10 g Phụ tử, 10 g Ngưu tất và 10 g Đương quy, các nguyên liệu này đem đi tán thành bột mịn cùng với 12 g Huyền sâm. Tiếp đến trộn với mật để chế thành viên hoàn. Sử dụng 6 g mỗi ngày và dùng 3 lần 1 ngày.

- Bài thuốc chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt: 

  • Chuẩn bị: 15 g Thiên ma và 5 g Xuyên khung. 

  • Tiến hành: 2 vị thuốc trên đem đi chế thành viên hoàn. Sử dụng 3 – 6 g mỗi lần và sử dụng 3 lần mỗi ngày.

- Bài thuốc chữa nhức đầu do phong đàm: 

  • Chuẩn bị: 12 g Thiên ma, 12 g Bán hạ, 12 g Phục linh, 12 g Bạch truật, 4 g Cam thảo và 8 g Quất hồng.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc uống.

- Bài thuốc trị sài uốn ván: 

  • Chuẩn bị: Thiên ma, Nam tinh chế, Phòng phong, Bạch phụ chế và Khương hoạt với các lượng bằng nhau. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi nghiền thành bột mịn. Uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày và mỗi lần sử dụng từ 4 – 8 g. Khi sử dụng thì hòa bột thuốc với nước ấm đun sôi để nguội hoặc với rượu trắng để uống.

Lưu ý khi sử dụng Thiên ma

- Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú thì không nên sử dụng Thiên ma.

- Những người đang có các tình trạng như lạc nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, người thiếu đạm, người ghép thận,…không nên dùng Thiên ma.

- Thiên ma có những tác dụng phụ như sụt cân đột ngột, chảy máu âm đạo, đau dạ dày, chuột rút,…nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng.

- Lưu ý khi sử dụng Thiên ma cũng với 1 số loại thuốc do xảy ra tương tác. Một số thuốc có thể kể đến như acetaminophen (paracetamol), methyldopa, erythromycin, carbamazepin, codeine, tramadol, amitriptylin, fluoxetin,…

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH ĐÀN TRẮNG

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.
administrator
KHƯƠNG HOẠT

KHƯƠNG HOẠT

Tên khoa học: Notopterygium incisium, Họ: Hoa Tán (Apiaceae). Tên gọi khác: Tây khương hoạt, Xuyên khương hoạt, Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh.
administrator
TẦN GIAO

TẦN GIAO

Tần giao (Gentiana dahurica) là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nga. Cây thân thảo, cao khoảng 30-80cm, lá xanh đậm, hoa màu xanh hoặc tím. Tần giao thường được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày và tăng cường sức đề kháng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tần giao có chất chống viêm và kháng khuẩn, cũng như có thể giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.
administrator
THÀI LÀI TRẮNG

THÀI LÀI TRẮNG

Thài lài trắng (Commelina communis) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Thài lài trắng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Đạm trúc diệp, rau trai ăn, cỏ lài trắng, cỏ chân vịt. Dược liệu này được sử dụng chủ yếu để điều trị các bệnh về viêm, đau, sưng, đặc biệt là các bệnh về gan, thận và tiết niệu. Ngoài ra, Thài lài trắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn.
administrator
TINH DẦU CAM BERGAMOT

TINH DẦU CAM BERGAMOT

Tinh dầu Bergamot, hay còn gọi là tinh dầu cam ngọt là một thành phần có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết. Tuy nhiên, những người yêu thích hương thơm, chắc hẳn cũng đã từng ngửi qua loại tinh dầu mang mùi thơm dễ chịu này. Tuy nhiên, tinh dầu Bergamot còn có nhiều tác dụng khác và hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
administrator
BƯỞI

BƯỞI

Bưởi (Citrus grandis) là một loại cây thuộc họ Cam, được trồng rộng rãi trên khắp châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam. Bưởi không chỉ được ưa chuộng vì hương vị thơm ngon mà còn vì có thành phần giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bưởi cũng là một dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là vỏ bưởi. Thành phần của bưởi gồm nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ các bệnh lý. Hơn nữa, các phần của cây bưởi như vỏ, lá, rễ và hoa cũng được sử dụng như một nguồn dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
administrator
BỒNG BỒNG

BỒNG BỒNG

Bồng bồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bàng biển, nam tỳ bà, cây lá hen. Bồng bồng còn được biết đến với tên gọi khác là cây lá hen hay bàng biển, được dân gian xem như khắc tinh của các chứng bệnh hen suyễn hay ho do phế quản. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách mới có thể phát huy tốt tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DỀN GAI

DỀN GAI

Dền gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Rau giền gai, thích hiện, giền hoang, phjăc hôm nam, la rum giê la, dền hoang. Dền gai là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator