BÒNG BONG

Bòng bong, hay còn được biết đến với những tên gọi: Thòng bong, hải kim sa, thạch vi dây, dương vong,... Trong Đông Y bòng bong được gọi là hải kim sa bởi các bào tử trên cây nhiều như biển (tức hải), và có sắc vàng lóng lánh như cát vàng (tức kim sa). Đây là một loài cây quen thuộc thường trồng trong nhà để làm cảnh, ít ai biết đến loài cây này là một vị thuốc quý có công dụng chữa bệnh đến thận và tiết niệu như: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,...Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của vị thuốc này.

daydreaming distracted girl in class

BÒNG BONG

Đặc điểm tự nhiên

Bòng bong là loài thực vật dạng leo, thân rễ mọc bò và xanh tốt quanh năm. Loại cây này có cuống chính dày khoảng 2,4mm. Lá cũng rất dài khoảng 16 – 30cm sẻ thành vài nhánh như lông chim. Lá mọc cách thành từng đốm trên cuống chính của cây. Lá xẻ lông chim 2 – 3 lần, các lá chét có hình tam giác, trục lá uốn ngoằn ngoèo, có lông, lá chét sinh sản giống với các lá thường, nhưng ngắn hơn. Trên mỗi mép lá chét con mang nhiều túi bào tử gọi là ổ túi bào tử là những hạt phấn nhỏ màu vàng nhạt hay nâu vàng, chất nhẹ, sờ nhẵn, cảm giác mát tay, nom tựa cát biển.

Cây Bòng bong thường được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta và các tỉnh miền Nam nước ta như Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang… Cây thường mọc hoang, thường thấy ở bụi rậm, bờ rào, ở những nơi đất ẩm, có ít ánh sáng. Hiện nay, loại cây này được sử dụng khá nhiều để làm cảnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều dùng làm thuốc được

Thu hái: Cây có thể được thu hái quanh năm

Chế biến: Sau khi hái cây thuốc, rửa sạch sẽ bụi đất bám trên cây

Có thể dùng trực tiếp cây thuốc tươi hoặc phơi sấy cho đến khi khô hoàn toàn để dùng lần.

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu là sản phẩm khô, nên bảo quản trong bao bì để được sử dụng lâu dài.

Thành phần hóa học

Trong cây Bòng bong có chứa các Acid hữu cơ và Flavonoid.

Tác dụng

+Hỗ trợ điều trị viêm thận, phù thũng.

+Tác dụng làm đẹp da, chữa các vết bỏng, mụn nhọt

+Điều trị tiểu gắt, bí tiểu.

+Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang, sỏi mật, sỏi tiết niệu.

+Điều trị chứng tiểu ra dưỡng chất

Công dụng

Bòng bong có vị ngọt, tính mát có cách công dụng sau:

+Điều trị vết thương do ong vàng đốt.

+Điều trị chứng mụn rộp loang vòng.

+Hỗ trợ điều trị viêm tuyến vú.

+Hỗ trợ điều trị chứng tiểu ra máu.

+Điều trị chứng di tinh, mộng tinh ở nam giới.

+Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, lỵ ra máu.

+Điều trị viêm gan.

+Điều trị các vết thương ở phần mềm.

+Hỗ trợ điều trị chứng phù thũng toàn thân khiến bụng đầy trướng và khó thở khi nằm.

+Điều trị người bị mụn nhọt trên da, bị bỏng da hoặc chảy máu do tai nạn.

+Điều trị chứng bí tiểu, tiểu gắt.

+Điều trị viêm bàng quang, viêm tiết niệu

Liều dùng

Bòng bong được sử dụng chủ yếu ở dạng sắc với liều 12 – 24g/ ngày. Ngoài ra có thể dùng lá bòng bong tươi giã nát và đắp lên vùng da cần điều trị.

Lưu ý khi sử dụng

Khi dùng cây thảo dược tươi nên ngâm rửa kỹ càng bằng nước muối pha loãng để làm sạch bụi đất, chất bẩn, hóa chất có thể có.

Dược liệu khô nên chọn mua loại chất lượng cao, được sấy khô hoàn toàn, có màu vàng nâu đều không bị sâu mọt, nấm mốc.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
KHIÊN NGƯU

KHIÊN NGƯU

Tên khoa học: Ipomoea nil Họ: Convolvulaceae (Bìm bìm). Tên gọi khác: hắc sửu, bạch sửu, nhị sửu, bìm bìm biếc, lạt bát hoa tử
administrator
TRƯỜNG SINH THẢO

TRƯỜNG SINH THẢO

Trường sinh thảo (Selaginella tamariscina) là một loại dược liệu quý hiếm trong Y học cổ truyền, được sử dụng để chữa trị các bệnh về gan, thận, viêm loét dạ dày, viêm khớp và rối loạn nội tiết. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được các tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đường huyết của Trường sinh thảo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trường sinh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CÂY XẤU HỔ

CÂY XẤU HỔ

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) là cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tất cả các bộ phận của loài cây này có thể sử dụng làm dược liệu, thường được sử dụng để điều trị mất ngủ, cao huyết áp, đau lưng, lợi tiểu,…
administrator
LONG CỐT

LONG CỐT

Long cốt có tên khoa học là Os Dracois, (Fossilia Ossis Mastodi): là xương hoá thạch của những động vật cổ đại thuộc loài khủng long như tê giác ngựa 3 ngón chân Rhinoceros sinensis Owen.; Rhinoceros indet, loài hươu: Cervidae indet; loài trâu: Bovidae indet...; Long xỉ (Dens Draconis) cũng là một loại long cốt, có cùng thành phần hóa học và công dụng. Long cốt là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với các tác dụng như an thần, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, hoạt tinh,…
administrator
CAM THẢO (CHÍCH THẢO)

CAM THẢO (CHÍCH THẢO)

Cam thảo là một loại cây tự nhiên được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cam thảo và các ứng dụng trong điều trị bệnh nhé.
administrator
NGŨ GIA BÌ

NGŨ GIA BÌ

Ngũ gia bì là loại cây có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, không chỉ để trồng làm cảnh, dùng như một loại rau trong các bữa ăn của gia đình mà còn là một loài thảo dược quý của vùng đất phía Nam với rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, Ngũ gia bì được sử dụng như một vị thuốc cho tác dụng chữa các bệnh về xương khớp và các chấn thương phần mềm.
administrator
RONG BIỂN

RONG BIỂN

Rong biển có nhiều loại, tại Việt Nam có khoảng hơn 30 loại. Trong đó, loại thường được dùng làm thuốc có tên gọi hải tảo.
administrator
KÊ NỘI KIM

KÊ NỘI KIM

Tên khoa học: Endothelium corneum gigeriae Galli Họ: Phasianidae (Chim Trĩ) Tên gọi khác: Kê tố tử, Kê hoàng bì, Kê chuẩn bì, Màng mề gà
administrator