RONG BIỂN

Rong biển có nhiều loại, tại Việt Nam có khoảng hơn 30 loại. Trong đó, loại thường được dùng làm thuốc có tên gọi hải tảo.

daydreaming distracted girl in class

RONG BIỂN

Giới thiệu về dược liệu

Rong biển có nhiều loại, tại Việt Nam có khoảng hơn 30 loại. Trong đó, loại thường được dùng làm thuốc có tên gọi hải tảo.

Tên khoa học: Sargassum fusiforme (Harv.).

Họ Rong mơ (Sargassaceae).

Tên gọi khác: tảo biển, côn bố, hải đới…

Đặc điểm dược liệu

Rong biển sống ở vùng nước mặn, cấu tạo từ các tế bào đơn giản, màu sắc đa dạng nhưng vẫn có chứa chất diệp lục để quang hợp.

Rong biển mọc tập trung thành từng đám dài, thường bám vào các bụi san hô hoặc các mô đá lớn, có nhiều dạng như phân nhánh, hình ống, hình sợi, dạng miếng,… 

Bộ phận dùng là toàn cây khô, sau khi thu hái về rửa bằng nước ngọt để loại muối và tạp chất; phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Phân bố, sinh thái

Rong biển phân bố khắp các vùng biển trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ở nước ta, rong biển mọc hoang ở các dãy đá ngầm ven biển, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh, Hà Tĩnh,..

Thành phần hóa học 

Rong biển chứa đa dạng các thành phần như chất sơ, acid alginic, alginat, protid, lipid, phytosterols, đường, các khoáng chất thiết yếu như calci, magnesi, iod, phospho,… 

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền, rong biển có vị đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng lợi thủy tiết nhiệt, hóa đàm, tán kết, nhuyễn kiên và hành thủy. Do đó rong biển được dùng để điều trị các chứng u bướu, phù thũng, tiểu khó, lao hạch, viêm sưng hạch, viêm tràn dịch mào tinh hoàn, phù nề,…

Theo y học hiện đại, rong biển có một số tác dụng như:

- Hỗ trợ điều trị bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, bướu giáp đơn thuần, và ung thư tuyến giáp. Trong dược liệu chứa nhiều iod, giúp điều hòa hormon tuyến giáp, phòng ngừa suy giáp, bướu cổ, ung thư tuyến giáp.

- Cải thiện chức năng trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer: Trong một nghiên cứu được tiến hành trên chuột cho thấy, chế độ ăn có bổ sung rong biển giúp làm giảm hình thành mảng bám amylois, cải thiện trí nhớ, và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

- Ngăn ngừa bệnh lý xơ vữa mạch máu: Trong rong biển có chứa một số loại phytosterols, có vai trò trong hạ mỡ máu, giúp ngăn chặn cholesterol xấu (LDL) và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. 

- Bảo vệ thận: Chất polysaccharides từ rong chứa nhiều gốc sulfat và fucose, có hoạt tính sinh học cao, giúp trung hòa các gốc tự do - tác nhân gây tổn thương và lão hóa tế bào. Từ đó, polysaccharides trong rong biển chứng minh được các đặc tính bảo vệ thận trong bệnh lý thận do thuốc cản quang.

- Ngăn ngừa lão hóa, tăng cường chức năng hệ miễn dịch: Rong biển chứa nhiều chất có khả năng chống stress oxy hóa, trung hòa các gốc tự do, giúp ngăn ngừa lão hóa, suy giảm miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường. 

- Thành phần polysaccharides và chất xơ trong rong biển còn có tác dụng duy trì sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

- Ngoài ra với hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào, bổ sung rong biển thường xuyên còn giúp duy trì làn da mịn màng, ngăn ngừa lão hóa và hạn chế nguy cơ rụng tóc.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng hằng ngày của rong biển là 10 – 15g/ ngày dưới dạng sắc uống, tán bột hoặc dùng để chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng.

Một số bài thuốc sử dụng rong biển

- Chữa lao hạch cổ: Sao chung các dược liệu rong biển 12g, tằm vôi 6g, sau đó nghiền thành bột mịn. Dùng nước sắc mơ trắng làm thành hoàn. Chia làm 2 lần uống.

- Chữa phì đại tuyến tiền liệt gây bí tiểu ở người già: Sắc uống các dược liệu rong biển 10g, xuyên sơn giáp 10g, lệ chi hạch 15g, quất hạch 15g, vương bất lưu hành 15g. 

- Chữa lở ngứa ngoài da: Sắc uống các dược liệu rong biển 16g, liên kiều 12g, ngưu bàng 8g, hạ khô thảo 8g, nga truật 8g, tam lăng 4g, trần bì 2g, bán hạ 2g. Sắc uống, chia làm 2 uống lần trong ngày.

- Bài thuốc trị chứng sưng hạch cổ: Tán thành bột mịn các dược liệu long đởm thảo, đào nhân, đương quy mỗi vị 8g, toàn yết và xuyên sơn giáp mỗi vị 6g, phục linh, hải tảo và côn bố mỗi vị 12g, sau đó làm thành viên. Mỗi lần uống 6g, ngày dùng 2 lần.

- Bài thuốc trị bệnh bướu cổ: Sắc uống các dược liệu bối mẫu, độc hoạt, bán hạ (chế), hà tai, côn bố, đương quy và hải tảo mỗi vị 12g, trần bì 6g, thanh bì 5g, liên kiều 8g và xuyên khung 4g.

- Rong biển hầm củ cải trị viêm khí phế quản và viêm họng: Hầm nhừ các nguyên liệu củ cải trắng 250g, rong biển 300g và quả trám 50g, khi chín nêm nếm gia vị và ăn mỗi ngày 1 lần. 

- Bài thuốc trị tràng nhạc như rắn cuộn ở đỉnh đầu: Nghiền thành bột các dược liệu bạch cương tàm (sao) và hải tảo thái mỏng (sao qua với bột kiều mạch) với bằng lượng nhau. Sau đó dùng mơ trắng ngâm lấy nước, chế với bột thuốc làm thành hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 60 viên uống với nước cơm để loại bỏ khí độc tích tụ trong người.

Lưu ý

- Ngoài các thành phần dinh dưỡng, rong biển còn chứa một số kim loại nặng như chì, thủy ngân và cadmium do đó cần thận trọng khi dùng.

- Không nên sử dụng quá nhiều rong biển vì có thể gây dư thừa iod. 

- Không sử dụng đồng thời với cam thảo vì 2 dược liệu có tương tác với nhau.

- Người có tỳ vị hư hàn, hệ tiêu hóa yếu nên hạn chế dùng rong biển.

 

Có thể bạn quan tâm?
ĐẬU ĐỎ

ĐẬU ĐỎ

Đậu đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Xích tiểu đậu, mễ xích, mao sài xích. Đậu đỏ đã được biết đến là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực bổ dưỡng mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y., vừa bổ máu vừa có công hiệu giải độc, kích thích nhu động ruột, kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu, hạ cholesterol và đặc biệt còn có hiệu quả trong tác dụng chống ung thư. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
BẠCH QUẢ

BẠCH QUẢ

Bạch quả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử. Bạch quả là một loại nguyên liệu thường được sử dụng trong các món ăn như món chè, món bánh vì chúng mang đến một hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt. Theo Đông y, hạt cây Bạch quả còn có tên là Ngân Hạnh, nó được dùng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền phương Đông. Ngày nay, Bạch quả được sử dụng phổ biến nhằm điều trị bệnh sa sút trí tuệ, do thiểu năng tuần hoàn máu não.
administrator
XƯƠNG SÔNG

XƯƠNG SÔNG

Xương sông (Blumea lanceolaria) là một loại thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng làm dược liệu từ lâu đời trong Y học cổ truyền châu Á. Dược liệu Xương sông được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như đau đầu, đau bụng, sỏi thận, tiêu chảy và viêm xoang. Ngoài ra, Xương sông còn có các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.
administrator
BÁN BIÊN LIÊN

BÁN BIÊN LIÊN

Bán biên liên là loại thuốc nam quý, còn có tên gọi khác là cây lô biên, lỗ bình tàu. Theo Y học Cổ truyền, đây là loại cây có tính bình, vị cay, tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt giải độc. Ở Việt Nam, Bán biên liên phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du, từ Lạng Sơn, Cao bằng đến các tỉnh miền Trung.
administrator
TRẦM HƯƠNG

TRẦM HƯƠNG

Trầm hương là một loại dược liệu quý, được đánh giá và phân bậc chất lượng qua câu “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Tức chất lượng phân theo thứ tự màu sắc: trắng, sáp xanh, sáp vàng, vằn hổ. Do đặc biệt quý giá, loại cây này ở Việt Nam bị khai thác và chặt phá bừa bãi. Nhiều người thường chặt nhầm cây không có trầm hay mới hình thành. Vì vậy, loại cây này đã được Việt Nam đưa vào sách Đỏ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầm hương và những giá trị to lớn của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
LƯỠI RẮN

LƯỠI RẮN

Cây lưỡi rắn được biết đến như một loài cỏ dại nhỏ mọc ven đường. Loài thực vật này có những tác dụng thanh nhiệt, giải độc & thường được sử dụng để hạ sốt, trị rắn độc cắn hoặc dùng để giảm đau, lợi tiểu. Tuy nhiên Lưỡi rắn cũng có nhiều những tác dụng dược lý khác như kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ gan & lợi mật.
administrator
ATISO

ATISO

Atiso là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam Châu Âu đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Mỗi bộ phận trên cây atiso đều có ích và được đưa sử dụng để điều trị bệnh cho con người trong các bài thuốc dân gian.
administrator