BÁN BIÊN LIÊN

Bán biên liên là loại thuốc nam quý, còn có tên gọi khác là cây lô biên, lỗ bình tàu. Theo Y học Cổ truyền, đây là loại cây có tính bình, vị cay, tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt giải độc. Ở Việt Nam, Bán biên liên phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du, từ Lạng Sơn, Cao bằng đến các tỉnh miền Trung.

daydreaming distracted girl in class

BÁN BIÊN LIÊN

Giới thiệu về dược liệu

Đặc điểm tự nhiên

Bán biên liên là cây thảo nhỏ cuốn với nhau thành một khối. Thân có cành, mọc đứng, đôi khi mọc bò. Lá mọc so le, gần như không cuống, hình trứng hoặc bầu dục, gốc tròn, mép khía răng, cuống lá rất ngắn.

Hoa mọc đơn độc ở nách lá, cuống mảnh hình sợi, màu tím, lam hay trắng.
Hạt hình bầu dục, dẹt nhẵn, hạt nhiều.
Hoa từ tháng 5-8; Quả từ tháng 8-10.
Đây là loại cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc lẫn với các loại cỏ thấp ở ruộng hoang, ven rừng hoặc gần nguồn nước. Cây sinh trưởng và phát triển nhanh trong mùa hè. Đến mùa thu toàn cây lụi tàn sau khi quả đã già. Bán biên liên tái sinh chủ yếu từ hạt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây

Thu hái: Được thu hái vào mùa hè
Chế biến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn, dùng tươi hay phơi sấy khô. Bảo quản ở nơi khô mát.

Thành phần hóa học

Các chất như lobelin, lobelanin, lobelinin, isolobelanin được tìm thấy thông qua nghiên cứu trong loại thảo dược này. Ngoài ra còn có các saponin, acid amin và các flavonoid.

Tác dụng

Bán biên liên thường được chủ trị cho các trường hợp mắc những bệnh lý sau:

+Tác dụng lợi tiểu: Trên người bình thường, bột bán biên liên dùng đường uống với liều 10-20g. Hiệu lực lợi tiểu của dạng cao bán biên liên với liều dùng 1 g/kg bằng đường uống tương đương với hiệu lực của ure với liều 1.5 g/kg.

+Tác dụng đối với hệ thần kinh: Hoạt chất lobelin có tác dụng trên hệ thần kinh giống như chất nicotin nhưng cường độ yếu hơn.

+Tác dụng kích thích hô hấp: Tác dụng này có liên quan mật thiết đến liều lượng, khi dùng quá liều, hệ hô hấp bị tê liệt, gây tử vong. Cơ chế: thông qua kích thích bộ phận cảm nhận hóa học ở động mạch cổ, phản xạ lại làm hưng phấn trung khu hô hấp. Lobelin là hoạt chất chính có tác dụng kích thích hô hấp. Đối với hô hấp bị ức chế do morphin, bán biên liên có tác dụng đối kháng tốt.

+Tác dụng đối với hệ tim mạch: Dạng cao lỏng bán biên liên thí nghiệm trên chuột cống trắng gây mê tiêm tĩnh mạch có tác dụng hạ huyết áp kéo dài, nhưng nếu cho thuốc trực tiếp vào hành tá tràng thì cần một liều gấp 10-20 lần liều tiêm tĩnh mạch mới có tác dụng hạ huyết áp. Điều này chứng tỏ thành phần hạ huyết áp khó hấp thu qua đường tiêu hóa.

+Tác dụng lợi mật: Thí nghiệm trên chó tiêm tĩnh mạch dạng chiết bằng cồn từ bán biên liên với liều 1g dược liệu/kg thì lưu lượng mật tăng gấp 2 lần so với trước lúc dùng thuốc, sau 50 phút tác dụng đạt mức tối đa, nhưng nồng độ các thành phần cắn, muối mật và bilirubin đều giảm.

+Tác dụng gây nôn: Lobelin thí nghiệm trên chó và mèo, tiêm tĩnh mạch có tác dụng gây nôn.

+Một số tác dụng khác: Tác dụng tẩy nhẹ, liều thấp gây tăng trương lực và nhu động ruột, liều cao gây liệt ruột.

Công dụng

Bán biên liên có tính bình, vị cay. Có khả năng quy vào kinh Tâm, Tiểu Trường và kinh Phế.
Thanh tâm, giải độc, lợi tiểu, tiêu sưng.
Chủ trị: Ung nhọt sưng đau, côn trùng hoặc rắn độc cắn, bụng chướng to, phù thũng, viêm gan vàng da, eczema.

Liều dùng

Liều dùng ngày 15 – 30g, sắc nước uống hoặc giã nát ép lấy nước uống.
Dùng ngoài, giã nát đắp tại chỗ hoặc ép lấy nước bôi. Vị thuốc thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa các bệnh.

 
Có thể bạn quan tâm?
BÁCH BỘ

BÁCH BỘ

Bách bộ là vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.
administrator
DÂY KÝ NINH

DÂY KÝ NINH

Dây ký ninh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây thần thông, dây cóc, bảo cự hành, khau keo hơ. Dây ký ninh là một loại thảo dược có chứa chất flavonoid cùng nhiều thành phần hóa học khác với dược tính cao. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt rét, đau nhức xương khớp. Đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
LÁ LỐT

LÁ LỐT

Lá lốt, hay còn được biết đến với những tên gọi: Tất bát. Ở Việt Nam, lá lốt là một trong những loại rau quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Công dụng của cây lá lốt được phát huy hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh khác nhau như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt và xương khớp. Tuy nhiên, nếu dùng quá mức sẽ đem lại các tác dụng không mong muốn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HOÀNG TINH

HOÀNG TINH

Hoàng tinh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng tinh lá mọc vòng, hoàng tinh hoa đỏ, cây cơm nếp, cứu hoang thảo, mễ phủ. Hoàng tinh là một loài cây mọc ở những nơi rừng ẩm ở các tỉnh miền Bắc. Người xưa cho rằng vị thuốc có màu vàng do tinh khí của đất sinh ra nên có tên Hoàng tinh. Nó có công dụng bổ Phổi, giúp ích tiêu hoá, chữa các bệnh do lao lực. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
KHOẢN ĐÔNG HOA

KHOẢN ĐÔNG HOA

Tên khoa học: Tussilago farfara L. Họ: Asteraceae (Cúc) Tên gọi khác: Đông Hoa, Khoản Hoa, Cửu Cửu Hoa, Liên Tam Đóa, Ngải Đông Hoa, Hổ Tu, Đồ Hề
administrator
VỎ TRẤU

VỎ TRẤU

Vỏ trấu là một thành phần được cho là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là phần bao bên ngoài của hạt gạo, thường bị loại bỏ trong quá trình sản xuất gạo. Vỏ trấu chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm các chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin B. Sau đây hãy cùng tìm hiểu vỏ trấu và những cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator
CÂY NHÀU

CÂY NHÀU

Cây nhàu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Noni, nhàu núi, nhàu rừng, cây ngao. Cây nhàu là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Công dụng của cây nhàu là điều trị bệnh tiểu đường, mụn nhọt ngoài da, huyết áp cao, đau mỏi xương khớp, tụ máu do chấn thương, rối loạn kinh nguyệt,... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SÂU BAN MIÊU

SÂU BAN MIÊU

Sâu ban miêu là loại bọ cánh cứng, thân đen, hoặc xanh lụ xen kẽ đỏ, vàng hoặc cam. Thân hình nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 1.5 – 3.0 cm, chiều ngang cơ thể khoảng 0.4 – 0.6 cm, đầu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu và thân, thân có 11 đốt, râu đen hình sợi ngắn. Nơi tiếp nối giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại, ngực cũng có một rãnh dọc, bụng tròn dài.
administrator