BÁCH BỘ

Bách bộ là vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.

daydreaming distracted girl in class

BÁCH BỘ

Giới thiệu về dược liệu

Cây Bách bộ có tên khoa học là Stemona tuberosa, thường mọc hoang ở các vùng miền núi phía Tây Bắc nước ta. Tuy là loại thuốc quý nhưng thường nhầm lẫn là cây dại ven đường nên dân ta ít biết đến sử dụng loại thuốc này. Theo Đông y, vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.
Tên khác: Vị thuốc này còn có tên là Sâm cao, Dây ba mươi, Sam sịp lạc, Dây đẹc ác.

Đặc điểm tự nhiên

Bách bộ có dạng dây leo, thân cây mảnh, chiều dài trung bình từ 6-8m. Phần củ có từ 10 củ, 20 củ hoặc có khi lên đến hơn 100 củ. Lá cây Bách bộ giống lá củ nâu, mọc so le hoặc đối, phiến lá hình tim hoặc có khi thon dài. Cụm hoa mọc ở kẽ lá có cuống dài từ 2-4cm.
Quả hình nang dài 3,5cm, chứa từ 2-8 hạt. Quả nặng, chứa nhiều hạt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ cũ, thường cong queo dài 5-25cm. Đầu trên phình to, đầu dưới thon nhỏ dần.

Thu hái: Rễ củ thường được thu hoạch vào đầu đông mỗi năm hoặc đầu xuân lúc chồi chưa nẩy lộc. Cắt bỏ dây thân, nhổ bỏ cây nhỏ trước khi thu hoạch.
Chế biến: Sau khi thu hái về đem rửa sạch, có thể để nguyên củ hoặc chẻ đôi rồi đem đi phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Alcaloid có nhiều trong rễ cây bách bộ, bao gồm các thành phần chính như sotuberostemonin, stemonin, stemin, tuberostemonin, oxytuberostemonin, hypotuberostemonin, protid 9,0%, lipid 0,83%, glucid 2,3% và các acid hữu cơ như citric, malic, formic và suecunic,…

Tác dụng

Kháng khuẩn: thành phần Radix Stemonae in vitro có chứa trong cây bách bộ có tác dụng kháng khuẩn đối với

+ Vi khuẩn phế cầu (Streptococus Pneumoniae)

+ Vi khuẩn não mô cầu (Neisseria Meningitidis)

+ Liên cầu khuẩn sinh mủ (Hemolytic Streptococus)

+ Vi khuẩn tụ cầu vàng  (Staphylococus aureus).

Ngoài ra, diệt vi khuẩn tại ruột già và kháng vi khuẩn của bệnh lỵ và phó thương hàn cũng cũng là tác dụng của vị thuốc này.

Diệt ký sinh trùng: nước ngâm kiệt và dịch cồn của cây bách bộ có tác dụng diệt ấu trùng ruồi, chấy rận, bọ chét, rệp, muỗi,...

Tác động lên hệ hô hấp: thuốc được sắc từ cây Bách bộ có tác dụng làm giảm độ hưng phấn của trung khu hô hấp của động vật và ức chế phản xạ ho vì vậy giúp giảm ho. 

 

Sử dụng trong bệnh truyền nhiễm: khi tiến hành theo dõi hơn 100 bệnh nhân sử dụng nước sắc bách bộ cho thấy có tới 85% trường hợp có hiệu quả giảm ho. Tác dụng trị ho của stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, đồng thời ức chế phản xạ ho do vậy giúp ức chế phản xạ ho, làm giảm ho. Bách bộ đã được nghiên cứu trong điều trị lao hạch có kết quả rất tốt.

 

Tác dụng trị giun và diệt côn trùng: Theo nghiên cứu, bỏ giun ngâm trong dung dịch 0,15% Stemonin, giun sẽ tê liệt sau 15 phút. Nhưng nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại. Tiêm dung dịch Stemonin sulfat (3mg) vào ếch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại, sau 12 giờ thì bình phục. Dùng rượu thuốc Bách bộ 1/10 trong rượu 700, ngâm hoặc phun vào con rận, rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết nhanh hơn

Công dụng

Nhuận phế, chỉ khái, sát trùng

Chủ trị: Trị ho do hư lao. Thường dùng trong trị lao phổi, khí quản viêm mạn tính, ho gà, giun đũa, giun kim.

Liều dùng

Từ 4-20 gram.

Dùng chín vị thuốc bách bộ khi muốn nhuận phế, trị ho hàn, ho lao. Còn đối với công dụng trị ghẻ lở, giun sán thì dùng sống. 

Lưu ý: kiêng kỵ đối với trường hợp tỳ hư,tiêu chảy vì vị này dễ làm tổn thương đến Vị.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
NGỌC TRÚC

NGỌC TRÚC

Ngọc trúc có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, nhuận táo, dưỡng âm, mát huyết, sinh tân dịch, trừ khát. Do đó dùng để chữa các bệnh ho khan có họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, kém ăn, khó tiêu, phong thấp, suy nhược hoặc vị nhiệt gây ăn nhiều nhanh đói.
administrator
BINH LANG

BINH LANG

Binh lang, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hạt cau, đại phúc tử, tân lang,... Binh lang thực chất là hạt cau của quả cau phơi khô lấy từ cây cau. Cây cau chắc hẳn rất quen thuộc với chúng ta nhưng ít ai để ý đến công dụng của chúng, các cụ ngày xưa hay nhai trầu với cau nhưng ít ai để ý đến tác dụng của nó. Và thực chất, binh lang là một vị thuốc quý và thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y rất hiệu quả. Có 2 loại cây đó là: Cau rừng (Sơn binh lang) và cau nhà (Gia binh lang). Cau rừng có hạt cứng hơn và nhỏ hơn cau nhà.
administrator
HÚNG CHANH

HÚNG CHANH

Húng chanh là một loại cỏ, được sử dụng làm dược liệu trong y học, có tác dụng chữa cảm cúm, chữa ho hen, ho ra máu, dùng ngoài để đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn, viêm họng, sát trùng, khàn tiếng, sốt cao, ngộ độc, nôn ra máu, chảy máu mũi, đau bụng, sốt cao không ra mồ hôi, chảy máu cam,... Ngoài ra húng chanh cũng được sử dụng làm gia vị.
administrator
ĐẠI HOÀNG

ĐẠI HOÀNG

Đại hoàng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hỏa Sâm, Phu Như, Phá Môn, Vô Thanh Hổ, Cẩm Trang Hoàng, Thiệt Ngưu Đại Hoàng, Cẩm Văn, Sanh Quân, Đản Kết, Sanh Cẩm Văn, Chế Quân, Xuyên Quân, Chế Cẩm Văn, Sanh Đại Hoàng, Xuyên Văn, Xuyên Cẩm Văn, Tửu Chế Quân, Thượng Quản Quân, Thượng Tướng Quân, Tây Khai Phiến, Thượng Tương Hoàng.Trong Đông y có một loại thảo dược quý hiếm, có màu rất vàng gọi là Đại hoàng (tiếng Hán Việt là màu vàng). Tác dụng nhuận tràng của loại thuốc này rất mạnh. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như khử trùng, cầm máu... Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGŨ GIA BÌ

NGŨ GIA BÌ

Ngũ gia bì là loại cây có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, không chỉ để trồng làm cảnh, dùng như một loại rau trong các bữa ăn của gia đình mà còn là một loài thảo dược quý của vùng đất phía Nam với rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả. Trong các bài thuốc y học cổ truyền, Ngũ gia bì được sử dụng như một vị thuốc cho tác dụng chữa các bệnh về xương khớp và các chấn thương phần mềm.
administrator
CHU SA

CHU SA

Chu sa là một khoáng chất bột màu nâu hoặc nâu đỏ ở nhiều hình dạng khác nhau như bột, khối, sợi hoặc mảnh nhưng nhiều nhất ở dạng bột, còn thần sa thường ở dạng khối. Chu sa là một dược liệu quý, có vị ngọt, hơi lạnh, tính bình, thanh nhiệt, có tác dụng chữa co giật, suy nhược thần kinh, nhọt ngoài da,…
administrator
THÔNG THẢO

THÔNG THẢO

Thông thảo là một dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông Y với công dụng thông sữa, lợi tiểu. Thông thảo có hình trụ màu trắng và phần lõi rỗng. Thông thảo có vị ngọt nhạt và tính hàn, quy kinh phế vị. Chính vì vậy thường được sử dụng trong các chứng lâm, thấp ôn, bao gồm bệnh lậu tiểu buốt, thủy thũng, sưng phù hay mắt mờ. Ngoài ra, dược liệu này này còn được biết đến với công dụng chữa tắc tia sữa, lợi sữa ở phụ nữ sau khi sinh.
administrator
TRƯỜNG SINH THẢO

TRƯỜNG SINH THẢO

Trường sinh thảo (Selaginella tamariscina) là một loại dược liệu quý hiếm trong Y học cổ truyền, được sử dụng để chữa trị các bệnh về gan, thận, viêm loét dạ dày, viêm khớp và rối loạn nội tiết. Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh được các tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giảm đường huyết của Trường sinh thảo. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trường sinh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator