THỤC ĐỊA

Thục địa là một vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông Y, có nguồn gốc từ Sinh địa. Tuy nhiên, quá trình bào chế khác nhau khiến cho Thục địa có dược tính tương đối khác với Sinh địa. Thục địa được sử dụng với công dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết; dùng chữa vô sinh, trị nhức mỏi gân cốt, tinh thần mệt mỏi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thục địa, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.

daydreaming distracted girl in class

THỤC ĐỊA

Giới thiệu về dược liệu

Thục địa, tên khoa học là Radix Rehmanniae glutinosae praeparata. Thục địa và phần rễ củ đã được chế biến từ cây Sinh địa – có tên khoa học là Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. Dược liệu này thuộc họ Hoa mõm sói (Scrophulariaceae). Sinh địa là phần thân rễ của cây Địa hoàng đã phơi hay sấy khô. Sau đó, Thục địa được chế biến từ Sinh địa theo dạng đồ, nấu chín.

Khi được bào chế đúng cách, Thục địa sẽ có phiến dày, bề mặt không đều nhau, mặt ngoài bóng. Thể chất của Thục địa mềm, dai, khó bẻ. Mặt cắt ngang màu đen nhánh, mịn bóng, không mùi và vị ngọt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Thục địa được bào chế từ rễ của cây Địa hoàng. Địa hoàng được trồng ở những khu vực có khí hậu mát mẻ, thời tiết ôn hòa. Rễ cây địa hoàng phát triển thành củ, mỗi cây từ 5 - 7 củ.

Có 2 cách phổ biến nhất để bào chế Thục địa, bao gồm:

  • Sau khi thu hoạch củ Địa hoàng, đem đi rửa sạch. Sau đó xếp vào thùng theo thứ tự to dần từ dưới lên trên. Thêm rượu vào thùng với tỷ lệ 9:1 (cứ 90kg củ tương ứng với 10 lít rượu). Cho tất cả lên bếp đun sôi, sau đó mở lửa nhỏ từ 6 – 8 giờ cho tới khi cạn. Cứ khoảng 1 giờ thì múc nước ở đáy nồi tưới lên trên cho thấm đều. Sau khi đun 8 tiếng, lấy củ cây địa hoàng ra và phơi khoảng 3 ngày. Tiếp tục đem đun với nước gừng (2kg gừng tươi giã nhỏ hòa cùng nước và lọc bỏ gừng). Vớt ra phơi và lặp lại công đoạn nấu với nước gừng khoảng 5 - 7 lần. Khi thấy củ chuyển sang màu đen nhánh thì thành công.

  • Chuẩn bị 10kg gừng xay ướt cùng 1,5kg Sa nhân xay nhỏ vào nồi nấu 2 lớp, thêm nước đun sôi âm ỉ 1 giờ. Lấy khoảng 50 lít dịch chiết từ sa nhân và gừng, cho 10kg củ Địa hoàng vào nồi nấu 2 lớp, tẩm cùng 22.5 lít rượu, đem ủ trong 2 giờ. Lưu ý nếu củ địa hoàng chưa ngập thì thêm nước sạch sao cho mực nước ngập từ 2 - 3cm. Nấu trong 3 ngày, mỗi ngày đun sôi âm ỉ 6 giờ. Nếu thấy nước cạn thì thêm nước sôi đảm bảo đủ ngập củ địa hoàng. Đến ngày 4, đem bỏ dịch nấu và trộn củ địa hoàng cùng 22.5 lít rượu. Lưu ý trộn đều, đảm bảo tất cả củ đều ngâm rượu. Tiếp tục đổ dịch vừa rút vào, ngâm trong 2 giờ. Thêm nước cho ngập, tiếp tục đun sôi âm ỉ trong 6 giờ. Đến ngày thứ 5, tiếp tục nấu nhưng điều chỉnh lại lượng nước để hôm sau còn khoảng 9 - 10 lít. Sau đó đem sấy, trong quá trình sấy lấy nước được rút ra để tẩm lại cho đến khi hết dịch.

Thục địa là dược liệu được bào chế rất kỳ công. Thành phẩm thu được là một khối dày màu đen bóng, không đều nhau.

Thành phần hóa học

Hàm lượng của các hợp chất có trong Thục địa sẽ khác nhau, thay đổi tùy thuộc vào số lần hấp, sấy và cũng như phương pháp làm khô.

Các chuyên gia đã tìm ra một số thành phần hóa học trong Thục địa bao gồm Catalpol, Galactose, Glucose, Fructose, Maltose, Sucrose. Bên cạnh đó còn có các loại chất béo thô, protein thô.

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Thục địa có vị ngọt, tính hơi ôn. Quy vào 3 kinh Tâm, Can, Thận. Thục địa có công dụng bổ thận, bổ máu, tráng tinh. Do đó, thường được sử dụng kết hợp trong các bài thuốc để chữa cao huyết áp, suy nhược cơ thể, hỗ trợ hạ đường huyết, chống viêm. 

Bên cạnh đó, Thục địa cũng đặc biệt tốt cho nam và nữ, giúp bổ thận tráng tinh, bổ máu cho phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sau sinh con. Thục địa có thể đem ngâm rượu uống.

Theo Y học hiện đại

  • Thục địa có công dụng ngăn ngừa loãng xương, nhất là với phụ nữ thời kỳ sau mãn kinh, người mắc bệnh loãng xương tuổi già.

  • Có hiệu quả chống viêm rất tốt.

  • Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Đặc biệt thục địa có tác dụng ức chế miễn dịch, không gây tổn thương thận như khi sử dụng corticoid.

  • Thục địa còn có công dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ đường huyết hạ từ từ.

Cách dùng - Liều dùng

Liều dùng khuyến cáo của Thục địa là từ 9 – 15 g/ngày. Có thể dùng ở dạng thuốc sắc hay làm thành viên. Thục địa thường được sử dụng kết hợp với các vị khác để tăng hiệu quả điều trị.

Trị cao huyết áp: Dùng 25g thục địa đem sắc với 1 lít nước. Đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp, lấy nước uống. Sử dụng liên tục khoảng 2 - 3 tuần sẽ thấy được hiệu quả.

Bổ máu: Dùng 50g thục địa đem hầm với 1 lạng tiết heo và 10 chân gà. Mỗi tuần ăn 1 lần sẽ có công dụng bổ máu.

Táo bón: Đem 100 gram thục địa hầm với thịt lợn nạc để ăn giúp giải quyết tình trạng táo bón.

Đau đầu: Dùng 200g thục địa, 100g sơn thù du, 30 g hoài sơn, 30g bạch phục, 30g mẫu đơn bì linh. Đem tất cả sắc lấy nước uống.

Trị đau nhức xương khớp: Dùng 20g thục địa và 10g nhục thung dung sấy khô tán bột. Sau đó đem trộn với mật ong vo thành viên. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần trong vòng 1 tháng.

Bổ thận sinh tinh cho nam giới: Sử dụng Thục địa 100g, hoàng tinh 100g, nhục thung dung 50g, kỷ tử 50g, dâm dương hoắc 50g, sinh địa 50g, quy đầu 50g, hắc táo nhân 40g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, cam cúc hoa 30g, nhân sâm 40g, phòng đảng sâm 50g, bắc kỳ 50g, đỗ trọng 500g, đảng sâm 40g, đại táo 30 quả, trần bì 20g, lộc giác giao 40g. Đem tất cả ngâm rượu.

Trị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, say xẩm chóng mặt, tinh thần mệt mỏi: Sử dụng Thục địa 16g; Sơn thù, Hoài sơn mỗi vị 12g; Trạch tả, Đan bì, Phục linh, Phụ tử chế mỗi vị 8g; Nhục quế 4g. Sắc cùng 400ml nước tới khi còn 100ml, chia ra 2 lần dùng trong ngày.

Trị thoái hoá cột sống: Sử dụng Thục địa 30g, nhục thung dung 20g, dâm dương hoắc 20g, kê huyết đằng 20g, la bạc tử 10g… Sắc lấy nước hoặc tán thành viên uống hàng ngày đều được.

Lưu ý

Thục địa là vị thuốc rất tốt đối với sức khỏe, được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý:

  • Không sử dụng cho người bệnh tiêu hóa kém, hay đau bụng, tiêu chảy phân sống

  • Không sử dụng chung với Bối mẫu, Vô di, La bặc, Thông bạch, Tam bạch, Cửu bạch...

  • Bảo quản trong bình kín, tránh sâu bọ, mối mọt

  • Nên tìm mua Thục địa tại các cơ sở uy tín. Dược liệu kém chất lượng sẽ không có tác dụng tốt, hiệu quả không đủ để điều trị bệnh.

  • Thục địa kỵ sắt.

  • Những người vị khí hư hàn, dương khí thiếu, dương khí suy, ngực đầy không dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
VỪNG

VỪNG

Vừng (Sesamum orientale) là một loại cây trồng rất phổ biến và sử dụng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực y học, Vừng được sử dụng làm dược liệu từ hàng ngàn năm trước đây. Các phần của cây, bao gồm hạt, lá và rễ, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vừng còn có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng để sản xuất dầu ăn và các sản phẩm thực phẩm khác. Sau đây là một số thông tin về dược liệu Vừng và các ứng dụng y học của nó.
administrator
CHỈ XÁC – CHỈ THỰC

CHỈ XÁC – CHỈ THỰC

Chỉ xác – Chỉ thực là một loại dược liệu dùng để chỉ nhiều loại hạt khác nhau, hoặc cùng một loại hạt nhưng từ các thời kỳ khác nhau. Chúng có vị thơm, vị đắng và hơi chua, là loại thảo dược thường được dùng để hóa đờm, nhuận táo, lợi tiểu, tiêu thũng, hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa.
administrator
PHÒNG PHONG

PHÒNG PHONG

Phòng phong là một loài dược liệu quý có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Trung Quốc với nhiều công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Bên cạnh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền dân gian, Phòng phong còn được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý để chứng minh hiệu quả.
administrator
LÁ KHẾ

LÁ KHẾ

Lá khế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khế chua, ngũ từ liêm, dương đào, khế giang. Lá khế từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để trị mề đay, mẩn ngứa. Loại lá này tươi thường được ông bà ta nấu nước tắm cho các trẻ bị mề đay, rôm sảy… khi mà chưa có nhiều loại thuốc tắm cho em bé như bây giờ. Ngoài ra, lá tươi còn được nghiên cứu rộng rãi, có nhiều ứng dụng tuyệt vời khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÌNH BÁT

BÌNH BÁT

Bình bát, hay còn được biết đến với những tên gọi: Nê xiêm, Na xiêm, Đào tiên,... Cây Bình bát là loài cây quen thuộc trong đời sống. Ngoài việc dùng làm trái cây ăn hàng ngày, Bình bát còn là vị thuốc dân gian. Toàn cây Bình bát có vị chát, có độc, đặc biệt là hạt và vỏ thân có tác dụng sát trùng, làm săn se, trừ lỵ, trị giun.
administrator
BỒ CÔNG ANH

BỒ CÔNG ANH

Cây bồ công anh là loài thực vật khá gần gũi và thân quen với nhiều người bởi sự có mặt ở hầu hết mọi nơi. Thực tế, khá nhiều người lầm tưởng đây chỉ là giống cỏ dại ven đường mà không hề biết cả rễ, thân, lá và hoa bồ công anh là nguyên liệu trong những bài thuốc cổ phương để giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH SÙNG

THẠCH SÙNG

Thạch sùng một loài bò sát, thường gặp rất nhiều xung quanh cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, thạch sùng lại là một vị thuốc quý, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc cổ Y học cổ truyền để trị những căn bệnh nan y. Thạch sùng, còn được gọi với tên khác là thằn lằn, thiên long, mối rách, bích cung, bích hổ,... Loài vật này thuộc họ Tắc kè, có danh pháp khoa học là Gekkonidae. Theo y học, Thạch sùng được sử dụng với các công dụng chữa bệnh bao gồm ức chế tế bào ung thư gan, chống co giật, hỗ trợ chống ung thư máu, trị suy nhược thần kinh. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về những đặc tính của Thạch sùng, bao gồm tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng.
administrator
BÁCH BỘ

BÁCH BỘ

Bách bộ là vị thuốc này có tính ôn, vị ngọt đắng, quy kinh vào Phế nên thường sử dụng làm thuốc bổ phổi, ôn phế, trị ho hay sát trùng.
administrator