PHÒNG PHONG

Phòng phong là một loài dược liệu quý có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Trung Quốc với nhiều công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Bên cạnh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền dân gian, Phòng phong còn được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý để chứng minh hiệu quả.

daydreaming distracted girl in class

PHÒNG PHONG

Giới thiệu về dược liệu Phòng phong

- Phòng phong là một loài dược liệu quý có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Trung Quốc với nhiều công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Bên cạnh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền dân gian, Phòng phong còn được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý để chứng minh hiệu quả. Điều này cho thấy tiềm năng trị liệu lớn và khả năng phát triển thành các chế phẩm từ dược liệu của loài cây này. Đây còn là một vị thuốc được dùng trong các bài thuốc trị các chứng bệnh do gió gây ra, đúng như với tên gọi của dược liệu.

- Tên khoa học: Ledebouriella seseloides Wolff

- Họ khoa học: Apiaceae (họ Hoa tán).

- Tên gọi khác: Hồi thảo, Sơn hoa trà, Bỉnh phong,…

Tổng quan về dược liệu Phòng phong

Khi đọc qua tên của dược liệu Phòng phong, người ta có thể phần nào hình dung được công dụng trị bệnh của nó: Phòng là phòng bị, phong là gió. Trên thực tế, Phòng phong không phải chỉ là một vị thuốc mà là có sự kết hợp của nhiều vị thuốc khác nhau. Tùy theo vùng miền mà sự phối hợp của các dược liệu có thể thay đổi, một số loại chính được liệt kê như: Xuyên phòng phong, Thiên phòng phong, Trúc diệp phòng phong,… Sự phối hợp của các dược liệu trên với tỉ lệ khác nhau sẽ làm cho tác dụng trị liệu của vị thuốc có phần thay đổi.

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Phòng phong

- Đặc điểm thực vật:

  • Phòng phong là một loại cây thân thảo với kích thước nhỏ. Chiều cao của cây tối đa lên đến 1 m. 

  • Lá mọc so le, cuống lá dài, là lá kép lông chim với một số lá xẻ sâu.

  • Hoa mọc thành cụm, có màu trắng tinh khiết. Mỗi cụm hoa phân thành từ 4 đến 7 tán hoa, mỗi tán có từ 5 đến 10 hoa nhỏ màu trắng.

  • Quả thuộc loại quả kép, có hai quả dính vào nhau khi quan sát giống như hình chuông. Bề mặt quả không có lông, Tuy nhiên khi quan sát thấy có sống chạy dọc trên lưng quả.

- Phân bố dược liệu: hiện nay, nơi phân bố dược liệu này nhiều nhất là Trung Quốc. Tại Việt Nam chưa trồng cây này mà phải nhập từ nước bạn. Vì vậy càng làm gia tăng tính quý hiếm của dược liệu này ở nước ta.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: rễ là bộ phận hay được sử dụng nhất của cây.

- Thu hái: thời gian thu hái tốt nhất là từ mùa thu đến mùa đông do lúc này hàm lượng hoạt chất ở trong rễ cây cao nhất. Người dân khi thu hoạch sẽ đào lấy rễ, loại bỏ các phần ở trên phần rễ của cây.

- Chế biến: sau khi thu hái về thì rửa sạch bụi bẩn và đất cát sau đó phơi hay sấy cho đến khô. Rễ sau khi phơi khô có thể được cắt thành nhiều lát mỏng và được sử dụng dần dần. Những rễ Phòng phong khi cắt ra thấy có màu vàng nhạt ở giữa tâm là rễ có chất lượng.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo thoáng mát.

Thành phần hóa học

Trong dược liệu Phòng phong, một số hoạt chất đã được phân lập và xác định cấu trúc thuộc các nhóm chất như coumarin, tinh dầu. Ngoài ra còn một số hoạt chất khác như β-sitosterol, bergapten, hamaudol, daucosterine, visamminol. Bên cạnh đó còn có các acid hữu cơ, phenol glucoside cũng được tìm thấy ở rễ cây Phòng phong. 

Trong đó, Coumarin là nhóm chất được nghiên cứu nhiều trong rễ cây Phòng phong, với số lượng 13 chất đã được nghiên cứu phân lập từ rễ của dược liệu. Chính sự đa dạng về thành phần hóa học đã tạo nên tác dụng trị liệu hiệu quả của dược liệu này.

Tác dụng – công dụng theo Y học hiện đại của dược liệu Phòng phong

Dược liệu phòng phong có các tác dụng dược lý như:

- Kháng khuẩn: dịch chiết nước từ rễ của cây Phòng phong khi thử nghiệm cho tác dụng ức chế sự nhân lên của một số chủng vi khuẩn gram dương và gram âm như: Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus và Shigella. Từ đó cho thấy tiềm năng chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn từ dược liệu.

- Chống dị ứng: dựa trên thử nghiệm in vivo trên động vật thí nghiệm được kích thích cho co thắt phế quản bằng cách phun khí dung histamin. Chuột thí nghiệm sau khi được cho uống dịch chiết Phong cho thấy hiệu quả làm giảm các triệu chứng do histamin gây nên.

- Giảm đau:  trong thí nghiệm in vivo trên chuột thí nghiệm sau khi tiêm hoặc cho uống dịch chiết từ rễ cây Phòng phong cho tác dụng giảm đau và tăng giới hạn chịu đau ở chuột thí nghiệm.

- Kháng virus: dịch chiết từ rễ cây Phòng phong cho tác dụng hiệu quả đối với virus Herpes trong nghiên cứu in vitro trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, Tác dụng kháng virus của dược liệu đã được chứng minh bằng nghiên cứu lâm sàng trên người bệnh. Phòng phong cho tác dụng làm giảm các triệu chứng cho virus gây nên, rút ngắn thời gian nằm viện ở các đối tượng thử nghiệm.

Tác dụng – công dụng theo Y học cổ truyền của dược liệu Phòng phong

- Tính vị: vị cay ngọt, tính ấm

- Quy kinh: vào Can, Tỳ và Bàng quang. Có tài liệu ghi chép Phòng phong quy thêm vào cả kinh Phế và Vị.

- Công năng: khu phong trừ thấp.

- Chủ trị: 

  • Chủ trị các chứng bệnh do phong (gió) gây nên như đau đầu, chóng mặt, trúng gió, sợ gió, phong hành, đau nhức xương khớp do nhiễm phong. Có tác dụng giảm sốt, đau họng, đau mắt đỏ.

  • Ngoài ra Theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo, Phòng phong có tác dụng bổ trung, ích thần, bồi bổ cơ thể, trị chứng đổ mồ hôi trộm, tâm phiền, giải biểu, trừ bệnh phong thấp.

Cách dùng – Liều dùng của Dược liệu phòng phong

- Cách dùng: thường dùng dưới dạng thuốc sắc để uống, ngoài ra còn có thể được bào chế được sử dụng với nhiều dạng khác như viên hoàn, có thể sử dụng độc vị hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác

- Liều dùng: khoảng từ 6 – 12 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có Phòng phong

- Bài thuốc trị chứng đau nửa đầu do phong:

  • Chuẩn bị: Phòng phong và Bạch chỉ với lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: 2 vị thuốc trên đem đi tán mịn thành bột rồi trộn cho đều cùng với Mật ong. Sau đó vo lại thành viên thuốc. Liều dùng mỗi lần 1 viên, ngậm trong miệng cho đến khi tan.

- Bài thuốc trị phong nhiệt, khí trệ, tiêu ra máu: 

  • Chuẩn bị: Phòng phong và Chỉ xác với lượng bằng nhau.

  • Tiến hành: 2 vị thuốc trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc chữa bệnh đổ mồ hôi trộm: 

  • Chuẩn bị: 80 g Phòng phong, 40 g Xuyên Khung và 20 g Nhân sâm. 

  • Tiến hành: tất cả các vị thuốc trên đem đi tán thành bột. Sau đó sắc với nước sôi và uống trước khi ngủ với lượng 12 g.

- Bài thuốc trị đau nhức xương khớp:

  • Chuẩn bị: 12 g Phòng phong, 12 g Khương hoạt, 12 g Bạch thược, 12 g Đương quy, 8 g Tần giao, 8 g Quế chi, 8 g Phục linh, 8 g Ma hoàng và 6 g Cam thảo. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc và uống 1 thang mỗi ngày.

- Bài thuốc trị cảm mạo phong hàn:

  • Chuẩn bị: 40 g Phòng phong, 40 g Sài hồ, 40 g Tiền hồ, 40 g Chỉ xác, 40 g Xuyên khung, 40 g Khương hoạt, 40 g Độc hoạt, 40 g Phục linh, 40 g Cát cánh, 40 g Kinh giới và 20 g Cam thảo. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi tán thành bột và sắc thuốc uống hàng ngày với liều từ 12 – 20 g.

Lưu ý khi sử dụng Dược liệu Phòng phong

- Phòng phong tuy là một vị thuốc ít độc, tuy nhiên đối với một số đối tượng cần phải lưu ý trước khi sử dụng:

  • Người bị âm suy hỏa vượng không nên sử dụng.

  • Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.

  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng tùy tiện.

- Các bài thuốc có dược liệu Phòng phong còn có sự phối hợp với các dược liệu khác, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ. 

Có thể bạn quan tâm?
TỎI

TỎI

Tỏi (Allium sativum) là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và cũng được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi các nghiên cứu y học hiện đại. Tỏi có tính vị cay, hơi đắng và tính ôn, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giảm cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tỏi và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
CÂY CỎ LÀO

CÂY CỎ LÀO

Cây cỏ lào là một dược liệu quen thuộc, hết sức gần gũi với đời sống người dân chúng ta. Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nó để cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn,… Tuy nhiên cụ thể về những công dụng và cách dùng đúng của dược liệu này không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
GÁO

GÁO

Cây gáo, hay còn được biết đến với những tên gọi: Gáo vàng, huỳnh bá, gáo nam, cây thiên ngân. Cây gáo còn được gọi với tên khác là cây thiên ngân, một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê. Theo kinh nghiệm dân gian, loại cây này được sử dụng để làm vị thuốc do có chứa các thành phần với dược tính tốt. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ các loài gáo trắng, gáo vàng và gáo đỏ để dùng đúng mục đích. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH SÙNG

THẠCH SÙNG

Thạch sùng một loài bò sát, thường gặp rất nhiều xung quanh cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, thạch sùng lại là một vị thuốc quý, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc cổ Y học cổ truyền để trị những căn bệnh nan y. Thạch sùng, còn được gọi với tên khác là thằn lằn, thiên long, mối rách, bích cung, bích hổ,... Loài vật này thuộc họ Tắc kè, có danh pháp khoa học là Gekkonidae. Theo y học, Thạch sùng được sử dụng với các công dụng chữa bệnh bao gồm ức chế tế bào ung thư gan, chống co giật, hỗ trợ chống ung thư máu, trị suy nhược thần kinh. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về những đặc tính của Thạch sùng, bao gồm tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng.
administrator
ĐẠI TƯỚNG QUÂN

ĐẠI TƯỚNG QUÂN

Đặc điểm tự nhiên Đại tướng quân là cây thân thảo, có hành (giò), hình trứng, thân trung bình khoảng 5 – 10 cm. Phía trên thân củ thót lại thành cây cây, dài khoảng 12 – 15 cm. Lá cây mọc từ gốc, hình ngọn giáo, lõm vào trong, bên trên có khía, mép nguyên, lá có thể dài đến 1 mét, rộng khoảng 5 – 10 cm. Hoa mọc thành cụm tán, phát triển trên một cán hoa dài hẹp, đường kính gần bằng ngón tay, dài khoảng 40 – 60 cm. Mỗi cán hoa thường mang 6 – 12 hoa, có khi nhiều hơn. Hoa màu trắng, có mùi thơm, đặc biệt là vào buổi chiều, hoa được bao bọc bởi nhiều mo dài từ 8 – 10 cm. Quả mọng hình tròn hoặc gần tròn. Đường kính quả khoảng 3 – 5 cm. Mỗi quả thường chỉ chứa một hạt. Cây thường ra hoa và kết quả vào mùa hè. Cây Đại tướng quân được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonesia. Tại Việt Nam, Đại tướng quân mọc hoang ở nơi có đất ẩm ướt, khí hậu mát mẻ, thường mọc cạnh bờ sông, suối, ao hồ, sông rạch. Ngoài ra, cây cũng được trồng làm cảnh và thu hoạch để làm thuốc. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến Bộ phận dùng: Toàn cây đều có thể được sử dụng để bào chế dược liệu. Thu hái: Dược liệu có thể được thu hái quanh năm. Đặc biệt là vào mùa hè khi cây vừa nở hoa. Chế biến: Sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Ngoài ra, có thể tán bột dùng ngoài da hoặc nấu thành cao. Dược liệu đã qua sơ chế cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mà và tránh ẩm mốc. Thành phần hóa học Các bộ phận của cây Đại tướng quân, đặc biệt là thân chứa hoạt chất lycorin. Rễ cây chứa vitamin, alkaloid harcissin (lycorin) và những hợp chất kiềm làm cho dược liệu có mùi hôi của tỏi. Hạt dược liệu chứa lycorin và crinamin. Tác dụng +Tác dụng làm giảm phì đại tuyến tiền liệt, phòng ngừa và điều trị xơ tuyến tiền liệt. +Tác dụng hỗ trợ điều trị đau họng, đau răng. +Điều trị viêm da, viêm da mủ, lở loét tay chân. +Chữa đau nhức xương khớp, bong gân, chấn thương té ngã. +Điều trị trị ngoại, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, khó tiêu. Công dụng Đại tướng quân có vị cay, tính mát, có chứa độc tố và sẽ có các công dụng sau đây: +Điều trị đau nhức xương khớp, bong gân, sai gân khi ngã. +Điều trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt, rắn cắn. +Điều trị đau lưng. +Điều trị viêm họng. +Điều trị mỏi lưng. +Điều trị đau do bị ngã, va đập mạnh, sưng đau, chân tay bị tụ máu. Liều dùng Cây Đại tướng quân có thể dùng tươi hoặc khô đều được, có thể sắc thành thuốc, dùng thoa ngoài hoặc nấu thành cao đều được. Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 10 – 30 g mỗi ngày. Lưu ý khi sử dụng: +Ăn hoặc uống phải nước ép thân hành của cây Đại tướng quân có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng phổ biến bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn hô hấp, mạch nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Để giải độc, có thể dùng uống nước đường, nước muối pha giấm với tỷ lệ 2:1. +Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, bong gân, lưng đau mỏi, chỉ được dùng ngoài, không được uống. +Không được lạm dụng để tránh ngộ độc.
administrator
RONG MƠ

RONG MƠ

Theo y học cổ truyền: Rong mơ có tính hàn, vị đắng và mặn, có tác dụng khử đờm, làm mềm chất rắn, lợi tiểu.
administrator
BÁCH THẢO SƯƠNG

BÁCH THẢO SƯƠNG

Bách thảo sương là vị thuốc dân gian nhọ nồi từ nơi đáy bếp. Trong quá trình nấu nướng bếp, đốt các loại rơm rạ cây cỏ, khói bốc lên ám vào đáy nồi, lâu dần kết lại tạo thành thứ chất đen nhẹ như sương nên được gọi là Bách thảo sương.
administrator
DẦU GIUN

DẦU GIUN

Cây dầu giun, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới. Cây Dầu giun có tên như vậy vì cây có tinh dầu chữa giun và để phân biệt cây Sử quân tử có tên khác là “Cây giun”. Ngoài tác dụng chữa giun, cây còn có nhiều tiềm năng điều trị bệnh khác, được chứng minh qua các nghiên cứu gần đây. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator