THẠCH SÙNG

Thạch sùng một loài bò sát, thường gặp rất nhiều xung quanh cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, thạch sùng lại là một vị thuốc quý, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc cổ Y học cổ truyền để trị những căn bệnh nan y. Thạch sùng, còn được gọi với tên khác là thằn lằn, thiên long, mối rách, bích cung, bích hổ,... Loài vật này thuộc họ Tắc kè, có danh pháp khoa học là Gekkonidae. Theo y học, Thạch sùng được sử dụng với các công dụng chữa bệnh bao gồm ức chế tế bào ung thư gan, chống co giật, hỗ trợ chống ung thư máu, trị suy nhược thần kinh. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về những đặc tính của Thạch sùng, bao gồm tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng.

daydreaming distracted girl in class

THẠCH SÙNG

Giới thiệu về dược liệu

Thạch sùng có tên tiếng Việt là thằn lằn, mối rách, bích cung, bích hổ, thiên long. Tên khoa học là Hemidactylus frenatus Schlegel, họ: Tắc kè – Gekkonidae.

Tương tự như ở rắn, người thằn lằn có vảy, với cơ quan giao cấu đực ghép đôi cùng hộp sọ linh hoạt. Những loài thằn lằn điển hình có phần cơ thể hình trụ vừa phải, 4 chân phát triển tốt, đuôi dài hơn so với đầu và thân cộng lại.

Thạch sùng trưởng thành thường có kích thước từ 3 - 6 inch (khoảng 975 - 1500 mm). Sự thay đổi của bàn chân nhằm leo dọc theo các bức tường, trần nhà là sự thích nghi và thay đổi về mặt giải phẫu của loài bò sát này. Những móng vuốt được mở rộng cùng với các ngón chân có miếng đệm dính.

Tuổi thọ của Thạch sùng trung bình là 5 năm. Loài vật này trở nên trưởng thành về giới tính sau khoảng 1 năm. Thạch sùng có 4 chân phát triển, 1 chiếc đuôi dài và 1 chiếc lưỡi sơ khai để bắt con mồi đang di chuyển.

Quá trình thay đổi về đôi mắt của Thạch sùng cho phép nó nhìn rất rõ trong bóng tối, và đây cũng là thời điểm hoạt động mạnh nhất. Đôi mắt có tỷ lệ hội tụ thấp, mật độ tế bào thị giác cao. Chính điều này làm tăng độ nhạy thị giác ở trong bóng tối.

Thạch sùng có rất nhiều loại khác nhau. Và dân gian thường sử dụng tất cả những con vật có màu trắng bắt được trên tường hay trần nhà. Chủ yếu thường gặp nhất là thạch sùng Hemidactylus frenatus Schlegel. Loài này toàn thân (bao gồm cả đuôi) dài khoảng 8 – 12 cm, trông như con tắc kè hay thằn lằn nhưng nhỏ hơn, với đôi mắt dọc, lưỡi dài hay thè ra để bắt sâu bọ nhỏ bao gồm ruồi, muỗi, nhện. Phần thân nhẵn hay hơi có vảy nhỏ; lưng màu tro; bụng màu trắng hoặc vàng trắng; ở 4 chân có những màng dính để bám chắc trên tường; đuôi dài, có thể đứt và mọc lại sau một thời gian.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Thạch sùng được sử dụng làm thuốc ở dạng toàn thân phơi khô.

Thạch sùng được phân phối rất rộng rãi trên toàn thế giới. Loài vật này đa dạng và phong phú nhất ở khu vực nhiệt đới, tuy nhiên có thể được tìm thấy từ Vòng Bắc Cực cho đến nam Phi, Nam Mỹ hay Úc. 

Hemidactylus frenatus chỉ sống ở cạn, chủ yếu được tìm thấy ở những khu vực có người sinh sống; ở thành phố, khu đô thị hay làng mạc nơi có ánh sáng thu hút. Loài vật này cũng được tìm thấy trên các bức tường đang xây dựng, nhưng cũng gặp trên cây cối, khúc gỗ mục nát, trên hoặc dưới các tảng đá.

Vào mùa hè, thạch sùng thường xuất hiện khi thắp đèn và có thể dùng tay mà bắt. Đôi khi một số người dùng sống, nhưng cũng có thể sấy khô để dùng dần. Sử dụng toàn con, cả ruột, khi bắt cần chú ý bảo vệ đuôi. Khi bảo quản, cần giữ ở nơi thật khô ráo do rất dễ sinh sâu mọt. Nên bảo quản trong hộp kín có vôi sống. Khi vôi tả cần thay vôi khác.

Thành phần hóa học

Trong thạch sùng, có chứa thành phần bao gồm protid và chất béo.

Vào năm 1970, Trần Huyền Trân đã chiết xuất và phát hiện được chất béo trong Thạch sùng con non khoảng 11,92%, trong khi đó con đực trưởng thành khoảng 15,38% và con cái trưởng thành khoảng 15,97%. Chất béo chủ yếu bao gồm Lyzolexitin, Lexitin, Cardiolipin, Photphatidylinontola, Photphatidyl Serin và Xephalin. Thành phần chất béo này có chỉ số iot là 61.

So sánh sắc ký của thành phần chất béo chiết từ thạch sùng cùng chất béo chiết ở tắc kè cho thấy hai loại chất béo có những vết Rf rất giống nhau. Chuyên gia đã kết luận rằng hy vọng có thể sử dụng thạch sùng thay cho tắc kè trong một số trường hợp. Trên thực tế, dân gian ta cũng đã sử dụng tắc kè và thạch sùng trong điều trị một số bệnh tương tự nhau (Luận án tốt nghiệp dược sĩ cao cấp 1970, Hà Nội).

Tác dụng - Công dụng

Theo Y học cổ truyền

Thạch sùng có vị mặn, tính hàn, ít độc. Công dụng bổ phế thận, ích tinh huyết, khứ phong hoạt lạc, chỉ khái định suyễn, tán kết giải độc hay trấn tĩnh giản kính (an thần, chống co giật). Được sử dụng trong các chứng trúng phong tê liệt, phá thương phong (uốn ván), trẻ em kinh phong (co giật), trẻ em cam tích, ho suyễn lâu ngày, tràng nhạc (hạch kết cổ), khạc ra máu (khái huyết), viêm đa khớp dạng thấp, dương nuy (liệt dương), các chứng đau do thần kinh, nấm da, ác sang (viêm loét ác tính), cước khí…

Thạch sùng là một vị thuốc sử dụng khá phổ biến trong nhân dân. Có ghi chép trong các sách cổ như “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân (thế kỷ thứ 16). Trong “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh, Việt Nam thế kỷ 17, cũng có ghi ở mục loài có vảy (Lân bộ) sử dụng làm thuốc với tên thủ cung. Trong sách cổ có ghi Thạch sùng vị mặn, tính hàn, hơi độc, quy vào kinh tâm và can. Công dụng trừ phong, chữa đau khớp xương, trị cam lỵ trẻ con, trúng phong (cảm gió), tiêu hòn cục (báng), kinh giản, tràng nhạc hay rắn rết cắn.

Người dân Trung Quốc sử dụng thạch sùng phơi hay sấy khô, tán bột mà uống chữa mụn nhọt, bệnh về dạ dày và ruột, tiêu hóa kém, thần kinh suy nhược, kém ăn, bán thân bất toại, đau thần kinh, viêm khớp mãn tính, nhức đầu kinh niên không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu để xác nhận công dụng của dược liệu này.

Theo y học hiện đại

Thạch sùng có công dụng ức chế khối u, hỗ trợ sinh lực cũng như tăng cường sức đề kháng.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy thạch sùng có công dụng ức chế hô hấp, ức chế tế bào ung thư gan, ức chế trực khuẩn lao cũng như một số loại nấm thường gặp, lao hạch, an thần gây ngủ, chống co giật, ung thư máu, ung thư thực quản dạ dày, chữa suy nhược thần kinh, cốt tủy viêm.

Cách dùng - Liều dùng

Thạch sùng có thể được sử dụng dưới nhiều dạng, chẳng hạn như tươi hoặc khô, sử dụng sắc uống hoặc đắp ngoài. Loài này có thể dùng độc vị hay kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều dùng khuyến cáo:

  • Dùng ngoài: Liều lượng vừa phải, tán thành bột mịn, hòa cùng dầu hoặc nước để đắp, tẩm vào gạc và đắp vào vị trí sưng đau.

  • Dùng đường uống: Sử dụng 2 - 5 g mỗi ngày dạng thuốc sắc. Tán bột, hòa nước uống hay ngâm rượu, sử dụng 1 – 2 g mỗi ngày.

Chữa co giật mạn tính do tâm hư (kinh phong)

Chuẩn bị 1 con Thạch sùng sấy khô, tán thành bột và uống với nước sắc bạc hà, có thêm chu sa và xạ hương. Kết hợp uống đơn sắc Nhị trần thang.

Chữa viêm đa khớp dạng thấp

Chuẩn bị khoảng 20g bạch chỉ, 10g Thạch sùng, 10g ngô công. Đem tất cả đi sấy khô, tán thành bột và uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4g.

Điều trị các vết rò do phẫu thuật, vết mổ

Sử dụng Thạch sùng đem nung khô và tán thành bột mịn. Đầu tiên, rửa sạch vết mổ với nước muối sinh lý, sau đó thổi một lớp bột mịn Thằn lằn vào. Tiếp tục dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương để tránh nhiễm trùng. Thay gạc 1 lần hàng ngày.

Có thể kết hợp cùng uống với 2g mỗi loại bột Tam thất, Bạch cập, Xuyên bối mẫu, 1 g Miết trùng. Tất cả đem tán bột, mỗi ngày uống 1 – 2 g x 3 lần có thể tăng hiệu quả điều trị.

Chữa ung thư gan

Chuẩn bị 2 con Thằn lằn khô, đem tán thành bột mịn và dùng uống mỗi ngày.

Điều trị các chứng ung thư khác

Sử dụng Thạch sùng tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 5 g x 2 lần. Có thể sử dụng 1 – 3 con mỗi ngày, dùng tán thành bột và chia thành 2 – 3 lần mỗi ngày, uống cùng rượu gạo.

Bên cạnh đó, có thể phối thêm các vị thuốc khác bao gồm Thiềm tô, Long quý giúp hỗ trợ chữa ung thư gan, Hoặc ngô công chữa ung thư dạ dày; Trư linh, Trân châu thái, Sơn đậu căn chữa ung thư phổi.

Chữa lao hạch và hen suyễn

Sử dụng thạch sùng sấy khô, tán thành bột, mỗi ngày uống nửa phân cùng rượu.

Hoặc dùng 2 con thạch sùng, hạ khô thảo 6g sấy khô và tán thành bột chia uống 2 lần. Uống trong ngày cùng rượu vàng kết hợp với thạch sùng sao tồn tính, tán lấy bột, hòa với dầu vừng và bôi lên hạch bị tổn thương.

Chữa ung sang đau nhiều

Dùng thạch sùng tán bột, trộn với dầu vừng và bôi lên vùng da tổn thương.

Chữa chứng tay chân tê bại

Thạch sùng đem sao vàng và trần bì mỗi vị 20g; kết hợp với nhũ hương, một dược, cam thảo mỗi vị 10g. Tất cả đem tán thành bột và uống mỗi ngày 12g.

Chữa đau nhức xương cốt

Thạch sùng đem phơi khô cùng với cúc hoa vàng, địa cốt bì, thanh cao mỗi vị 12-15g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý

Cần lưu ý rằng không bao giờ được tự phép kê đơn Thạch sùng. Vị thuốc Thạch sùng có thể không phù hợp với một số người. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Một số trường hợp dùng ngoài có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm gây ngứa, nổi mề đay, nổi ban chẩn. Các triệu chứng này thường không nghiêm trọng và có thể khỏi khi ngừng sử dụng.

Mặc dù là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền từ hàng trăm năm, nhưng việc sử dụng Thạch sùng sai cách hay không đúng liều lượng có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn.

 

Có thể bạn quan tâm?
TAM THẤT

TAM THẤT

Tam thất là loài dược liệu quý với nhiều giá trị kinh tế và y học và không kém cạnh khi đem so sánh với Nhân sâm. Các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc hay sản phẩm hỗ trợ cho cơ thể. Tam thất cũng có nhiều loại khác nhau. Sau đây là những thông tin về loại Tam thất Bắc.
administrator
RAU MÙI TÂY

RAU MÙI TÂY

Rau mùi tây có tính ôn, vị cay, có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng, chống co thắt, điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, chứng hôi miệng, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, lợi tiểu và dùng trong ẩm thực, để trị sỏi thận, trĩ, rối loạn tiêu hóa, thiếu vitamin A, viêm da.
administrator
CÂY TRẨU

CÂY TRẨU

Cây trẩu là một loại cây lớn, cao khoảng 8-10 m, thân nhẵn, không lông, chứa nhựa mủ trắng. Các thành phần của cây trẩu được sử dụng rất nhiều trong dân gian để điều trị một số tình trạng bệnh lý.
administrator
BẠCH LINH

BẠCH LINH

Bạch linh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Phục linh, bạch phục linh, nấm lỗ, phục thần. Bạch linh là dược liệu quý hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vị thuốc bắt nguồn từ Trung Quốc, tại Việt Nam vị thuốc được phân bố ở những vùng khí hậu mát tại một số rừng thông. Bạch linh là dược liệu quen thuộc thường được kê đơn trong các toa thuốc y học cổ truyền. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ MAY

CỎ MAY

Cỏ May là một loại cỏ có mặt nhiều nơi ở nước ta, có vẻ ngoài vô dụng, nhưng được tìm thấy trong một số bài thuốc dân gian nổi tiếng, được dùng làm thuốc chữa bệnh...
administrator
THẠCH HỘC

THẠCH HỘC

Thạch hộc là một dược liệu quý, đã được sử dụng với mục đích y học trong ít nhất 2.000 năm, bằng chứng được ghi chép trong Thần Nông Bản Thảo Dược, viết từ 2300 đến 2780 năm trước. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng vị thuốc này có những thành phần hoạt chất phong phú, có công dụng rất tốt trên lâm sàng trong điều trị các bệnh lý bao gồm viêm họng mãn tính, bệnh về mắt, bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường hay viêm khớp.
administrator
CỎ CHÂN VỊT

CỎ CHÂN VỊT

Cỏ chân vịt là loại dược liệu được mọc hoang ở khắp mọi nơi nhưng chúng lại có nhiều tác dụng với sức khỏe con người, trong đó cỏ chân vịt có thể chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở, ngứa ngáy, thuỷ đậu, bệnh đường tiêu hoá, bong da,…
administrator
DẦU HẠNH NHÂN

DẦU HẠNH NHÂN

Dầu hạnh nhân được ép từ hạnh nhân tươi nguyên chất. Bên trong chúng chứa hàm lượng axit béo lớn tốt cho cơ thể vì vậy nó là nguyên liệu tuyệt vời để làm dầu. Ngoài ra nhờ vào số lượng vitamin và khoáng chất khá nhiều trong dầu mà chúng có lợi ích rất tích cực đối với sức khỏe cơ thể. Trong mỗi hạt hạnh nhân chứa 1/2 trọng lượng là dầu. Hạt hạnh nhân chín sẽ được ép dầu, nếu không qua tinh chế thì gọi là dầu hạnh nhân thô. Dầu này có đầy đủ dưỡng chất và giữ được hương vị cho dầu. Sau đó, dầu thô được đem đi tinh chế bằng hóa chất và nhiệt độ cao. Dầu trở thành dầu tinh luyện. Dầu tinh luyện chịu được nhiệt độ tốt hơn dầu thô.
administrator