BỒ CÔNG ANH

Cây bồ công anh là loài thực vật khá gần gũi và thân quen với nhiều người bởi sự có mặt ở hầu hết mọi nơi. Thực tế, khá nhiều người lầm tưởng đây chỉ là giống cỏ dại ven đường mà không hề biết cả rễ, thân, lá và hoa bồ công anh là nguyên liệu trong những bài thuốc cổ phương để giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BỒ CÔNG ANH

Đặc điểm tự nhiên

Bồ công anh, hay còn được biết đến với những tên gọi: phù công anh, cấu nậu thảo, bộc công anh, lục anh, thái nại, đại đinh thảo, bột cô anh, thiệu kim bảo, bồ công định, cổ đính, bồ anh, ba ba đinh, bát tri nại, địa đinh thảo, bạch cổ đinh, kim cổ thảo, mãn địa kim tiền, hoàng hoa địa đinh, bồ có, diếp dại, mũi cày…

Cây thảo nhỏ, Sống một năm hay nhiều năm, cao 20 – 40cm, không có thân. Rễ đơn, hình trụ, dài. mập, mặt ngoài màu nâu, mặt trong màu trắng. 

Lá mọc thẳng từ rễ, lòa xòa sát mặt đất thành hình hoa thị, phiến lá hình trái xoan ngược, gốc thuôn, đầu tròn hoặc hơi nhọn, mép chia thùy sâu và khía răng không đều, trông như bị xé rách, các thùy và răng thường uốn cong lên trên, hai mặt nhẵn.

Cụm hoa là từng đầu riêng biệt màu vàng trên một cuống dài 10 – 20cm, rỗng, xuất phát từ kẽ lá, tổng bao lá bắc hình chuông gồm nhiều dãy, những lá phía ngoài xoè ra. Và gập Xuống, các lá phía trong mọc thẳng đứng, hoa toàn hình lưỡi nhỏ có màu nâu. Ở mặt lưng, đầu nhụy chẻ đôi.

Quả bé có 10 nếp nhăn, tận cùng bằng chòm lông trắng trên một cuống dài mảnh.

Bồ công anh thấp là cây ưa sáng, ưa vùng có khí hậu ẩm mát. Ở nước ta, những vùng có bồ công anh thấp mọc tương đối tập trung thường có nhiệt độ trung bình dưới 20°C, lượng mưa từ 1500 đến 2800mm trong một năm. Cây mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám ở vườn, các bãi trống ven đường đi, trên nương rẫy hoặc chân núi đá vôi. Thường mọc hoang ở những vùng núi cao như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều có thể được sử dụng để bào chế dược liệu nhưng chủ yếu là rễ và lá cây.

Thu hái: Thông thường cây được thu hoạch vào khoảng từ tháng 4 đến tháng năm là thời kỳ cây có vị đắng mạnh. Người thu hoạch sẽ chọn cây nhỏ có lá dài, thân và cành có màu tím. Sau đó đem cây phơi vào bóng râm cho khô. 

Chế biến: Thông thường cây sau khi thu hoạch sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ, phơi khô hoặc sấy khô. Sau đó được bảo quản để dùng dần.

Bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng khí, tránh mối mọt.

Thành phần hóa học

Bồ công anh có chứa nhiều thành phần hóa học gồm: Vitamin A, B, C, nguyên tố vi lượng, Choline, Pectin, Taraxasterol, Inulin, Fructose, Glucose, Sucrose, protein, chất xơ, Vitamin K, Folat. Thiamin, Riboflavin, ,Vitamin E,...

Tác dụng

+Tốt cho người bệnh tiểu đường: Bồ công anh có công dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giúp loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết các người bệnh đái tháo đường đều mắc.

+Tác dụng phòng chống ung thư: Một trong những tác dụng quan trọng của bồ công anh đối với sức khỏe là phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú... Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gốc và rễ bồ công anh có tác dụng kháng hóa trị liệu để không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.

+Tốt cho xương: Bồ công anh chứa hàm lượng lớn canxi nên rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển và vững chắc của xương. Dược liệu này cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa như luteolin, vitamin C có công dụng bảo vệ xương khỏi các gốc tự do gây hại đối với xương (làm giảm mật độ xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa xương).

+Tác dụng cải thiện chức năng gan: Bồ công anh giúp kích thích gan một cách tự nhiên, từ đó giúp cải thiện chức năng gan và thúc đẩy tiêu hóa.

+Tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa: Bồ công anh có công dụng kích thích sự thèm ăn nên giúp cải thiện tốt hệ tiêu hóa.

+Tác dụng tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu: Do có tác dụng lợi tiểu nên bồ công anh giúp tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu, kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi trong hệ tiết niệu và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

+Là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào.

Công dụng

Bồ công anh có vị ngọt, tính bình, không độc sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị lở loét lâu ngày, rắn hay bò cạp cắn.

+Điều trị viêm kết mạc cấp tính.

+Điều trị ăn uống kém tiêu hóa và hay bị mụn nhọt.

+Điều trị viêm túi mật, polyp túi mật.

+Điều trị quai bị.

+Điều trị viêm bàng quang.

+Điều trị vết bỏng đã nhiễm trùng.

+Điều trị sưng vú do tích tụ sữa.

+Điều trị viêm mi mắt, lẹo mắt.

+Điều trị viêm gan cấp và viêm amidan.

Liều dùng

Dúng tươi, sắc lấy nước uống, tán bột mịn làm hoàn,...Mỗi ngày dùng từ 12-14g ở đường uống.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ.

+Người có dấu hiệu mẫn cảm khi tiếp xúc với bồ công anh.

+Bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp, suy tim.

+Người bị hội chứng ruột kích thích, tắc nghẽn ống mật, tắc ruột, dị ứng cao su.

Có thể bạn quan tâm?
Ổ RỒNG

Ổ RỒNG

Ổ rồng là một loài dược liệu quý có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ổ rồng được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị một số bệnh như phù thũng, ghẻ ngứa, mẩn ngứa và làm liền xương. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số hoạt chất có trong Ổ rồng có khả năng chống oxy hóa và chống viêm, đem lại nhiều tiềm năng trong việc chữa trị các bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm và tổn thương tế bào.
administrator
THIÊN TIÊN TỬ

THIÊN TIÊN TỬ

Thiên tiên tử là một vị thuốc được phân nhóm độc bảng A. Theo y học cổ truyền, Thiên tiên tử có công dụng chữa đau răng, dùng trong trường hợp co giật hay hoảng sợ quá độ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên tiên tử, cũng như công dụng và thận trọng khi sử dụng.
administrator
SÂM VŨ DIỆP

SÂM VŨ DIỆP

Nhắc đến Sâm hoặc các loại dược liệu thuộc nhà Sâm thì chúng ta đều nghĩ ngay đến những loại thuốc đến từ thiên nhiên giúp bồi bổ cơ thể với những công dụng tuyệt vời, thậm chí được ví như thần dược.
administrator
TINH DẦU HOA ANH THẢO

TINH DẦU HOA ANH THẢO

Tinh dầu hoa anh thảo là một chế phẩm ngày càng phổ biến, thường có trong các sản phẩm thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thành phần này được ghi nhận có nhiều công dụng điều trị nhiều bệnh lý mạn tính. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ và có thể sử dụng tinh dầu Hoa anh thảo hợp lý. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa anh thảo và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
administrator
PHÒNG PHONG

PHÒNG PHONG

Phòng phong là một loài dược liệu quý có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Trung Quốc với nhiều công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Bên cạnh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền dân gian, Phòng phong còn được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý để chứng minh hiệu quả.
administrator
THƯƠNG NHĨ TỬ

THƯƠNG NHĨ TỬ

Thương nhĩ tử là một dược liệu quý, còn được gọi là Ké đầu ngực, đã được sử dụng từ lâu với công dụng điều trị viêm xoang vô cùng hữu hiệu. Bên cạnh đó, dược liệu này có thể được sử dụng với tác dụng điều trị bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi hay đau nhức xương khớp. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử trong bài viết sau.
administrator
BA GẠC

BA GẠC

Cây Ba gạc là loại thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng, nổi bật là cao huyết áp, rối loạn nhịp tim,.. Đồng thời cũng có tác dụng an thần và gây ngủ.
administrator
XÀ SÀNG

XÀ SÀNG

Xà sàng (Cnidium monnieri) là một loại dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong trong y học cổ truyền. Xà sàng được biết đến với tác dụng chữa trị nhiều bệnh như ngứa ngáy, viêm da, rôm sảy, đau đầu, và còn có tác dụng giúp tăng cường sinh lý nam giới. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Xà sàng và cách sử dụng dược liệu này nhé.
administrator