THIÊN TIÊN TỬ

Thiên tiên tử là một vị thuốc được phân nhóm độc bảng A. Theo y học cổ truyền, Thiên tiên tử có công dụng chữa đau răng, dùng trong trường hợp co giật hay hoảng sợ quá độ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên tiên tử, cũng như công dụng và thận trọng khi sử dụng.

daydreaming distracted girl in class

THIÊN TIÊN TỬ

Giới thiệu về dược liệu

Thiên tiên tử có tên khoa học là Hyoscyamus niger L. Thuộc họ Cà (Solanaceae). Tên gọi khác của Thiên tiên tử là Sơn yên tử, Đại sơn yên tử, Jusquiame hay Mont aux poules.  Tên tiếng Anh của Thiên tiên tử là Henbane, có nguồn gốc từ Anglo-Saxon Henn (gà) và Bana (kẻ giết người). Do khi gà ăn hạt của loài cây này sẽ bị tê liệt và chết.

Thiên tiên tử là cây thảo hai năm (thỉnh thoảng hàng năm), có chiều cao từ 15 – 100 cm. Thân của cây phân nhánh thưa với lá dày, dính và nhiều lông. Đối với lá, năm thứ nhất một hoa thị gốc, năm thứ hai thường chỉ mọc xen kẽ. Lá có cuống, thân lá có nhiều mấu. Phiến lá hình trứng, có răng, có thể dài 20 - 25cm và rộng 5 - 7cm. Ở phía dưới lá có cuống, phía trên thân không cuống và hơi ôm vào thân. Phiến lá chia nhiều thùy, nổi rõ ở gần chính lá.

Hoa nhỏ, mọc thành 2 hàng xen kẽ. Tràng hoa có màu vàng nâu, đôi khi có vân tím. Đài hoa hợp nhất, hình chuông với 5 thùy, to và phình ra ở gốc. Trong giai đoạn đậu quả, các thùy sẽ cứng lại thành gai. Quả nang hình tròn dài khoảng 1,5 cm. Được bảo vệ bởi đài hoa có hình bầu dục (cái bình).

Cây Thiên tiên tử đa số mọc hoang dại và số lượng ít, có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.

Ngoài cây Hyoscyamus niger kể trên, người ta còn khai thác cả thiên tiên tử hoa trắng (tên khoa học Hyoscyamus albus) cũng có cánh tràng màu vàng nhạt, nhưng không có đường gân màu tía.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Thiên tiên tử được sử dụng điều trị bệnh trong cả đông y và tây y. Tuy nhiên, dược liệu này hoàn toàn phải nhập từ nước ngoài. Một số người nói rằng ở nước ta cũng có loại thảo dược này.

Đông y và Tây y đều thống nhất rằng cây này có độc. Theo Thần nông bản thảo thì thiên tiên tử được xếp vào hạ phẩm (nghĩa là có công dụng nhưng có độc). Không rõ Trung Quốc có vị này hay cũng chỉ nhập vào rồi bán sang nước ta.

Tại các nước châu Âu, thiên tiên tử được trồng và thu hoạch ở vùng ven biển Địa Trung Hải, các quốc gia Trung Á và Tây Á. Thường chọn cây sống 2 năm (chỉ có những cây này mới được công nhận làm thuốc chính thức). Những quốc gia này thường trồng vào tháng 2 - 3, thu lứa đầu vào tháng 7 và có thể thu lứa thứ 2 vào tháng 9, lứa thứ 3 vào tháng 10. Tuy nhiên, muốn thu hái lá đủ tiêu chuẩn (thu hái lúc cây ra hoa) thì cần trồng vào tháng 6, nếu không cây ra hoa ngay trong những năm đầu. Pháp lại quy định thu hái lá ở cây có quả non. Hạt dùng làm thuốc phải được thu hái trên những cây có quả chín hoặc gần chín. Mỗi quả chứa khoảng 500 hạt. Hạt rất nhỏ, đường kính 1mm, hình giống quả thận, màu nâu nhạt hay xám tro.

Thành phần hóa học

Thiên tiên tử là dược liệu rất độc. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc và nếu ăn phải, dù một lượng nhỏ cũng có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm từ chóng mặt đến mê sảng và các tác dụng khác. Theo chuyên gia Elizabeth, John Gerard, tình trạng ngộ độc giống như ngộ độc rượu ở chỗ cả hai đều gây choáng váng, sau đó là ngủ mê man.

Toàn cây chứa các alkaloid tropane như hyoscyamine, atropine, scopolamine. Hạt chứa một nhóm các alkaloid ít độc hơn. Thiên tiên tử là loài cây yêu thích của những người sản xuất chất độc vào thời Trung cổ.

Mặc dù cây Thiên tiên tử có độc, nhưng dược tính của thảo dược này đã được biết đến trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt có giá trị trong phẫu thuật do tác dụng gây mê không thể phủ nhận. Các alkaloid có công dụng gây ngủ như hyoscyamine, scopolamine và atropin có trong loại thảo dược có mùi hôi này.

Lá thiên tiên tử chứa từ 0,045 cho tới khoảng 0,08 - 0,12% và đặc biệt tới 0,20% alkaloid toàn phần, trong đó chủ yếu là hyoscyamine, atropin, hyoscine và scopolamine .

Hạt thiên tiên tử chứa từ 0,10 - 0,14% alkaloid toàn phần trong đó có những alkaloid giống như trong lá. Ngoài ra trong hạt còn chứa 20 - 30% dầu béo màu vàng lục nhạt và khoảng 30% tinh bột.

Tác dụng - Công dụng

Một nghiên cứu về công dụng hạ huyết áp, giảm đau ngực và giãn mạch trong chiết xuất thô, các hợp chất của trong Thiên tiên tử là alkaloid, coumarin, flavonoid, sterol, tannin, terpen, gây ra giảm huyết áp động mạch (HA) trên chuột thí nghiệm được gây mê. Nghiên cứu này cho thấy rằng Thiên tiên tử có công dụng giảm huyết áp thông qua cơ chế đối kháng Ca2+.

Một nghiên cứu khác trên tác dụng chống lại bệnh Parkinson ở chuột thực nghiệm. Kết quả chỉ ra rằng có thể chiết xuất (dung môi cồn) của hạt có công dụng bảo vệ chống lại bệnh Parkinson nhờ khả năng ức chế monoamine oxidase, cũng như khả năng thu dọn gốc hydroxyl của nó.

GS. Đỗ Tất Lợi cho rằng Thiên tiên tử có công dụng tương tự cà độc dược. Các tác dụng bao gồm giãn đồng tử, giảm bài tiết dịch (nước bọt…), tê liệt đối với đầu thần kinh tim của các sợi thần kinh của thần kinh phế vị dẫn tơis làm tim đập nhanh. Dược liệu này còn gây liệt các trung tâm thần kinh, giảm kích thích của vỏ não dẫn đến các tác dụng làm dịu, gây ngủ

Cách dùng - Liều dùng

Trong Đông Y

Trong các tài liệu về y học cổ truyền, Thiên tiên tử có tính lạnh, vị đắng. Dược liệu này có tác dụng giảm đau, trấn kinh, sử dụng trong những trường hợp đau răng hay điên cuồng.

Liều dùng: mỗi ngày dùng từ 1,5 - 3g. Những trường hợp cơ thể bị suy nhược, ăn uống kém cấm sử dụng. Khi đau răng có thể nhét bột thiên tiên tử vào nơi răng sâu hay hun khói sau khi đốt.

Dược liệu được xếp vào nhóm hạ phẩm do có độc.

Theo Y học hiện đại

Trong Tây y, cả hạt và lá đều được xếp vào thuốc độc bảng A. Thường dùng ở dạng bột (phải chứa 0,2% alkaloid), liều 0,1 - 0,2g ở người lớn, trẻ em dùng 5 miligam.

Cồn thiên tiên tử (thuốc độc bảng C) mỗi gam tương ứng với 57 giọt. Mỗi ngày dùng từ 1 - 3 g dưới dạng giọt. Liều tối đa một lần là 1 g, trong 24 giờ là 4 g. Sử dụng giống với những chỉ định của cà độc dược.

Thiên tiên tử là một loài cây cực độc, được dùng trong dân gian như thuốc chữa đau răng, co giật hoảng sợ quá độ. Liều dùng là cực kì thấp, do đó cần hết sức thận trọng khi sử dụng 

Lưu ý

Thiên tiên tử là dược liệu quý với nhiều công dụng nhưng được phân nhóm độc bảng A. Do đó cần thận trọng, hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không đáng có.

 

Có thể bạn quan tâm?
BÈO ĐẤT

BÈO ĐẤT

Bèo đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây cỏ trói gà, địa là, cẩm tỳ là, cỏ tỹ gà, cây mồ côi,.. Bèo đất là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y. Đặc biệt vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, chữa ho rất hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm công dụng và cách dùng của dược liệu này. Cây bèo đất còn có chức năng đặc biệt là lá của nó có chức năng hấp thụ chất hữu cơ khi bẫy được các con côn trùng nhỏ.
administrator
GỐI HẠC

GỐI HẠC

Gối hạc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bí dại, mũn, phi tử, mịa chay, kim lê, gối hạc tía, đơn gối hạc, củ đen. Gối hạc là một loại cây mọc hoang dại ở vùng đồi núi. Đây là một cây thuốc được dùng trong dân gian để điều trị các chứng sưng đau khớp gối, đau lưng, đau xương khớp, nhức mỏi. Ngoài ra, nó còn có thể trị đau bụng, rong kinh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ ROI NGỰA

CỎ ROI NGỰA

Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.) là loại cây thân thảo, mọc thành bụi cao trung bình 30-60 cm. Thân hình vuông, mọc thẳng và có nhiều lông.
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
NHÂN SÂM

NHÂN SÂM

Nhân sâm là cây sống lâu năm, dùng làm thuốc bổ, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, chữa các chứng đau ruột, dạ dày, nôn mửa, làm tăng thể lực và trí lực, dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.
administrator
NGỌC LAN TÂY

NGỌC LAN TÂY

Các bộ phận của cây Ngọc lan tây, đặc biệt là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, giảm kích thích phản xạ, còn có công dụng kháng sinh, kháng khuẩn. Ở Thái Lan, lá và gỗ của Ngọc lan tây có công dụng lợi tiểu, còn hoa có tác dụng trợ tim.
administrator
CÀ DẠI HOA TÍM

CÀ DẠI HOA TÍM

Cây cà dại hoa tím (Solanum indicum) là một loại cây nhỏ, mọc đứng, cây trưởng thành cao khoảng 0,6-1,3 mét (m), phân nhiều nhánh nhỏ. Cà dại hoa tím được dân gian sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
administrator
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator