TAM THẤT NAM

Tam thất cũng được xem là một loại thần dược được ví như một loại Nhân sâm sử dụng để bồi bổ cơ thể. Thực tế Tam thất cũng có các công dụng khá giống với Nhân sâm, nhưng đó là Tam thất Bắc. Cụ thể Tam thất còn có loại khác là Tam thất Nam với những công dụng tác dụng rất khác. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam thất Nam.

daydreaming distracted girl in class

TAM THẤT NAM

Giới thiệu về dược liệu Tam thất Nam

- Tam thất cũng được xem là một loại thần dược được ví như một loại Nhân sâm sử dụng để bồi bổ cơ thể. Thực tế Tam thất cũng có các công dụng khá giống với Nhân sâm, nhưng đó là Tam thất Bắc. Cụ thể Tam thất còn có loại khác là Tam thất Nam với những công dụng tác dụng rất khác. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam thất Nam.

- Tên khoa học: Stahlianthus thorelii Gagnep.

- Họ khoa học: Zingiberaceae (họ Gừng).

- Tên gọi khác: Ngải máu, Khương tam thất, Tam thất gừng, Thiền liền tròn, Ngải năm ông,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Tam thất Nam

- Đặc điểm thực vật:

  • Tam thất Nam thuộc loại cây ưa ẩm, hơi chịu bóng. Thường mọc tự nhiên ở dọc bờ suối, ao, hồ, khe đá,... Cây phát triển tốt trong điều kiện trồng xen kẽ với những loại cây khác.

  • Tam thất Nam thuộc loại cây thân thảo, thân mọc thẳng đứng và thường có chiều cao từ 10 – 20 cm. 

  • Phần thân rễ phân thành nhiều nhánh và có nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim. Rễ củ thường cứng và nhẵn. Phần vỏ rễ bên ngoài có màu trắng vàng và có nhiều rễ con dạng sợi, phần thịt củ bên trong thì mang màu trắng ngà. Riêng phần thịt gần vỏ có vằn ngang màu đen. 

  • Lá Tam thất Nam có cuống dài, bẹ tương đối phát triển. Lá mọc ở gốc và thường mọc rời, mỗi cây có từ 3 đến 5 lá. Các lớp lá này áp sát với nhau hình thành 1 thân giả của cây. Phiến lá có hình dạng thuôn dài và phần chóp lá nhọn khá giống hình mũi mác. Lá có màu lục,màu nâu tím hoặc màu lục pha nâu. Mép lá lượn sóng, không có răng cưa và có cuống dài.

  • Hoa mọc thành cụm ở gốc cây. Có 1 lá bắc hình ống dài khoảng 3 cm, lá bắc này thắt lại ở đầu và phân làm 2 thùy rộng có chứa hoa. Hoa có màu trắng và họng vàng. Lá bắc và những lá bắc con có dạng màng. Đài hoa có hình ống nhăn và có 3 răng. Tràng hoa cũng có hình ống và có thùy khá thuôn. Thùy phía sau có mũi nhọn hơi ngắn ngắn.  Phần nhị lép dạng cánh và không có chỉ nhị. Cánh môi hơi lõm, chia 2 thùy. Bầu nhẵn và là bầu 3 ô.

  • Cây Tam thất Nam không có quả.

  • Tam thất Nam thường ra hoa và lá mới vào tháng 3 năm tiếp theo sau khi phần cây trên mặt đất lụi tàn vào mùa đông.

- Phân bố dược liệu: Tam thất Nam thường có ở các quốc gia như Việt Nam, Lào, Trung Quốc,… Tại nước ta, có thể bắt gặp Tam thất Nam ở các tỉnh như An Giang, các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hoặc khu vực đồng bằng trung du Bắc Bộ.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: sử dụng phần rễ củ để làm thuốc.

- Thu hái: thường thu hái quanh năm. Khi thu hái thì chọn những củ già và bỏ rễ con.

- Chế biến: rễ củ sau khi thu hoạch về thì sẽ được đem đi rửa sạch rồi phơi khô để sử dụng.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt và côn trùng.

Thành phần hóa học

Dược liệu Tam thất Nam có các thành phần hoạt chất như sau:

- Các flavonoid như thorechalcone A,…

- Các saponin triterpene.

- Các acid amin như prolin, histidin, lysin,…

- Các acid hữu cơ như acid oleanolic,…

- Ngoài ra còn các thành phần khác như crotepoxide, methoxybenzoyl benzoat,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Tam thất Nam theo Y học hiện đại

Dược liệu Tam thất Nam có các tác dụng dược lý như sau:

- Tác dụng nổi bật hiện nay được nghiên cứu nhiều của Tam thất Nam là giảm kích thước khối u: một vài thành phần trong Tam thất Nam có tác dụng gây độc trên tế bào ung thư và đây là một tác dụng tiềm năng trong điều trị ung thư.

- Giảm cholesterol huyết: Tam thất Nam cho thấy khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu từ đó giúp ngăn ngừa các tình trạng xơ vữa, tăng tuần hoàn máu. Do đó sử dụng Tam thất Nam được cho là giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan xơ vữa và có lợi cho hệ tim mạch.

- Giảm căng thẳng, giảm stress: thành phần hoạt chất saponin Rg trong Tam thất Nam cho thấy khả năng kích thích thần kinh, từ đó làm giảm lo âu và căng thẳng. Có những công dụng nhất định trong 1 số trường hợp cụ thể như giảm trầm cảm sau sinh ở phụ nữ,…

- Ngoài ra Tam thất Nam còn nhiều công dụng tiềm năng khác đang được nghiên cứu.

Vị thuốc Tam thất Nam trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay đắng, có mùi hắc, tính ôn.

- Quy kinh: chưa có thông tin.

- Công năng: tán ứ, tiêu thũng, chỉ huyết, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống,…

- Chủ trị: chữa các chứng như đòn ngã sưng đau, đau nhức xương khớp, phong thấp, các chứng chảy máu mũi, thổ huyết, kinh nguyệt ra nhiều hoặc có thể chữa rắn và côn trùng cắn,…

Cách dùng – Liều dùng của Tam thất Nam

- Cách dùng: có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu, dùng ngoài hoặc dạng thuốc bột.

- Liều dùng: đối với các dạng thuốc sắc thì không được sử dụng quá 12 g mỗi ngày và đối với dạng thuốc bột thì liều sử dụng nên từ 6 – 10 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Tam thất Nam

- Bài thuốc giúp nâng cao sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh:

  • Chuẩn bị: 2 – 3 g củ Tam thất Nam.

  • Tiến hành: củ Tam thất Nam đem đi rửa sạch và thái thành các lát mỏng rồi nấu nước để uống. Uống từ 2 đến 3 lần nước sắc mỗi tuần đồng thời sử dụng cùng với món Gà hầm Tam thất sẽ cải thiện được sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh.

- Bài thuốc trị đau nhức xương khớp do phong thấp:

  • Chuẩn bị: 2 g bột Tam thất Nam và 2 g bột Hồng sâm.

  • Tiến hành: sử dụng bột Tam thất cùng bột hồng sâm với 2 lượng bằng nhau đem đi pha nước để uống. Uống 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là nên uống cách nhau 12 giờ. Sử dụng loại nước thuốc này sẽ giúp thuyên giảm các tình trạng đau nhức xương khớp, bên cạnh đó còn giúp bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể trạng.

- Bài thuốc chữa bệnh tăng huyết áp: 

  • Chuẩn bị: 12 g Tam thất Nam và 16 g củ Gấu. 

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi tiến hành thái nhỏ, sau đó cho vào ấm để sắc với 500 mL nước. Tiến hành đun cho đến khi nước sắc cô lại còn khoảng 300 mL, tiếp đến là chia thuốc thành 3 lần uống để uống trong ngày.

- Bài thuốc trị tình trạng kinh nguyệt không đều, loạn kỳ kinh hoặc vòng kinh dài ngắn không cố định, gầy còm, da xanh sạm hoặc sau khi sinh thì xảy ra rong huyết kéo dài, ăn uống kém, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu:

  • Chuẩn bị: Tam thất Nam và Hồi đầu với các lượng bằng nhau. 

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi tán nhỏ và sử dụng từ 2 – 3 g mỗi lần, mỗi ngày uống từ  2 đến 3 lần cùng với nước đã đun sôi để nguội, nên uống vào khoảng giữa buổi và trước lúc đi ngủ. Nên sử dụng bài thuốc trong vòng từ 5 đến 7 ngày liên tục.

Lưu ý khi sử dụng Tam thất Nam

- Khi lựa chọn và sử dụng dược liệu Tam thất Nam, cần cẩn thận để tránh nhầm lẫn với dược liệu Tam thất Bắc do 2 loại dược liệu này có công dụng hoàn toàn khác nhau.

- Không sử dụng Tam thất Nam cho phụ nữ mang thai do đây là 1 vị thuốc có khả năng hoạt huyết tán ứ.

- Những người đang có tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón, người có cơ địa nóng trong hoặc nóng gan, trẻ em dưới 12 tuổi thì không nên sử dụng dược liệu Tam thất Nam.

- Giống như các loại dược liệu khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Tam thất Nam.

 

Có thể bạn quan tâm?
SẮN DÂY

SẮN DÂY

Sắn dây có vị ngọt, tính bình, không độc, nước cốt rễ dùng sống rất hàn. Hoa có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu, tăng tiết mồ hôi, giải rượu, sinh tân dịch, thăng dương chỉ tả. Do đó được dùng để trị nhiệt lỵ, cảm nhiễm viêm hô hấp, ho khan, ho đờm, sốt, trị các chứng nóng, đau cứng gáy, tiêu chảy. Chữa các chứng say nắng, giải khát, hỗ trợ tiêu hoá. Ngoài ra sắn dây còn làm đẹp da, mờ nếp tàn nhang.
administrator
TRÂM BẦU

TRÂM BẦU

Trâm bầu (Combretum quadrangulare) là một loại cây thuộc họ Sắn (Combretaceae) có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á. Trâm bầu thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh lý như sốt, đau đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp, chứng viêm đường tiết niệu, và các vấn đề về tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về dược liệu Trâm Bầu cũng như những cách sử dụng nó tốt nhất nhé.
administrator
HOÀI SƠN

HOÀI SƠN

Hoài sơn, hay còn được biết đến với những tên gọi: Củ mài, thự dự, sơn dược, khoai mài, chính hoài, khoan mài. Củ hoài sơn (củ mài) là dược liệu quý, được dùng trong nhiều bài thuốc và món ăn điều trị chứng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, di tinh, bạch đới, thận hư và viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra vị thuốc này còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe và phục hồi thể trạng sau khi ốm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THẠCH QUYẾT MINH

THẠCH QUYẾT MINH

Thạch quyết minh là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ của loài bào ngư. Tên gọi của nó dựa trên thể chất giống đá (thạch) kèm theo tính chất làm tan màng và sáng mắt (minh). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng Thạch quyết minh.
administrator
CHU SA

CHU SA

Chu sa là một khoáng chất bột màu nâu hoặc nâu đỏ ở nhiều hình dạng khác nhau như bột, khối, sợi hoặc mảnh nhưng nhiều nhất ở dạng bột, còn thần sa thường ở dạng khối. Chu sa là một dược liệu quý, có vị ngọt, hơi lạnh, tính bình, thanh nhiệt, có tác dụng chữa co giật, suy nhược thần kinh, nhọt ngoài da,…
administrator
HẠ KHÔ THẢO

HẠ KHÔ THẢO

Hạ khô thảo vị đắng cay, tính lạnh, có tác dụng kháng viêm, mát gan, mát huyết, lợi tiểu, sáng mắt… Do đó được sử dụng làm dược liệu với công dụng: Chữa lậu, tràng nhạc, lao hạch, viêm họng, ho, xích bạch đới, viêm gan, viêm tử cung, đái đường, mụn nhọt, cao huyết áp, sưng vú...
administrator
SÂM VÒ

SÂM VÒ

Sâm vò là một cái tên có lẽ hơi xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu nhắc đến cái tên Sương sâm thì hẳn là chúng ta ai cũng biết. Vì đây là một món ăn hoặc món đồ uống giúp giải khát và làm mát cơ thể trong những thời tiết oi bức ở các tỉnh miền Tây nước ta.
administrator
RAU MÁ

RAU MÁ

Rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Do đó thường sử dụng rau má để làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sảy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….
administrator