BẦU ĐẤT

Bầu đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Kim thất, rau lúi, Thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau bầu đất, khảm khom. Bầu đất là một loại cây thông dụng, thường được người dân nước ta dùng như rau bổ, mát. Ngoài ra, loại cây này cũng là một vị thuốc điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, loại cây này cũng chính là dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc quý. Giúp chữa chứng táo bón, kiết lỵ, ho gió, ho khan, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BẦU ĐẤT

Đặc điểm tự nhiên

Bầu đất là một loại thân thảo mọc bò và hơi leo, khi cây trưởng thành thì độ cao có thể lên tới  gần 1m. Thân mọng nước, phân nhiều cành. 

Lá cây mọc so le nhau, dày, thuôn nhọn ở 2 đầu, phần mép lá có răng cưa. Mặt trên lá nhẵn nhũi, có màu xanh đậm và mặt dưới lá có màu tím có màu tím sẫm rất đặc trưng.

Hoa có màu vàng mọc thành từng cụm, cánh hoa có dạng sợi và hơi quăn lại. Hoa có thể mọc ở cả đầu cành hay các kẽ lá.

Quả cây có kích thước nhỏ, hình trụ. Bên ngoài quả sẽ được phủ một lớp lông trắng, mọc dày hơn ở phần đỉnh.

Mùa xuân chính là thời điểm thích hợp nhất để cây ra hoa và kết trái.

Hầu hết phân bố ở nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Ở nước ta, cây thuốc này thường mọc hoang dại, phân bố từ Nam ra Bắc. Cây cũng được trồng làm rau ăn và làm thuốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây đều có thể sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để thu hái dược liệu.

Chế biến: Cây sau khi được thu hái về thì đem rửa sạch, có thể dùng tươi hay cắt thành từng khúc rồi phơi khô dùng dần.

Người dân thường dùng nó như một loại rau. Cành lá, ngọn non được chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua. Cũng có thể dùng làm rau trộn dầu giấm.

Trường hợp đã qua sơ chế khô cần để trong túi kín và bảo quản ở những nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong Bầu đất có các thành phần như: axit caffeoylquinic, glucoside phytosteryl, glycoglycerolipid…

Tác dụng

+Tác dụng chống mỡ máu.

+Tác dụng chống viêm nhiễm.

+Tác dụng kiểm soát lượng đường huyết.

+Tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái.

Công dụng

Bầu đất có vị cay, ngọt, hơi đắng, tính bình sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ mạn tính, khí hư bạch đới, bệnh lậu, kinh nguyệt không đều.

+Điều trị tiểu buốt, tiểu són.

+Hỗ trợ điều trị đái dầm ở trẻ em và ra mồ hôi trộm.

+Hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

+Điều trị viêm họng, ho gió.

+Điều trị táo báo, kiết lỵ.

+Điều trị mất ngủ.

+Điều trị đau mắt.

+Hỗ trợ điều trị ung thư.

+Điều trị viêm phế quản mạn.

+Điều trị đau mắt.

+Điều trị bầm tím phần mềm do chấn thương.

+Người ta thường sử dụng thân và lá bầu đất kết hợp với những vị thuốc khác để hạ nhiệt, chứng sốt phát ban như bệnh sởi, tinh hồng nhiệt.

+Người ta cũng thường dùng lá bầu đất ăn trộn với dầu giấm và cây để trị bệnh ỵ hoặc để trị bệnh đau thận.

Liều dùng

Cách dùng bầu đất có thể dùng dạng tươi hoặc dạng khô. Liều dùng khô: 10-15g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Không nhầm lẫn cây bầu đất với cây mật gấu cho lá (Bởi nhiều nơi còn gọi cây bầu đất là cây mật gấu). Đặc điểm dễ dàng xác định sự khác nhau giữa hai cây đó là, cây mật gấu cho lá là loại cây thảo lớn, có thể cao tới 3 mét, lá lớn hơn nhiều so với lá cây bầu đất.

Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.

 

Có thể bạn quan tâm?
PHẬT THỦ

PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.
administrator
NGŨ LINH CHI

NGŨ LINH CHI

Ngũ linh chi cũng là một vị thuốc xuất hiện nhiều trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh. Hiện nay vị thuốc này chỉ có thể được nhập từ Trung Quốc do chưa tự bào chế và sản xuất được ở Việt Nam.
administrator
PHÈN CHUA

PHÈN CHUA

Từ rất lâu, người ta đã sử dụng Phèn chua rất rộng rãi vì các tác dụng hữu ích trong đời sống mà nó mang lại. Nó có thể được sử dụng để ngâm rửa các loại thực phẩm và thậm chí còn có công dụng lọc nước.
administrator
BÌM BÌM BIẾC

BÌM BÌM BIẾC

Bìm bìm biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: lạt bá hoa, bìm lam, bìm biếc, khiên ngưu, bạch sửu, hắc sửu,... Bìm bìm biếc chắc hẳn là một loại cây quen thuộc đối với những đứa trẻ vùng quê Việt Nam kể cả thành thị nhưng không hẳn ai cũng biết về tác dụng của loại dược liệu này mà chỉ xem nó như một loại cây mọc dại bên đường hay như là một loại cây dùng để làm cảnh đẹp. Sau đây bài viết này sẽ chỉ rõ công dụng, cách dùng đối với cây bìm bìm biếc đến bạn đọc.
administrator
MÍA DÒ

MÍA DÒ

Tên khoa học: Costus speciosus Smith Họ Mía dò (Costaceae) Tên gọi khác: Tậu chó, Đọt đắng, Đọt hoàng, Củ chốc, Cát lồi
administrator
RƯỢU BA KÍCH

RƯỢU BA KÍCH

Theo Y học cổ truyền, rượu ba kích có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, ích khí, mạnh gân cốt, trừ phong thấp,…
administrator
RAU MUỐNG BIỂN

RAU MUỐNG BIỂN

Rau Muống biển tính ấm, vị cay và đắng nhẹ, có tác dụng: Trừ thấp, tiêu viêm, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và nhuận tràng.
administrator
THỤC ĐỊA

THỤC ĐỊA

Thục địa là một vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông Y, có nguồn gốc từ Sinh địa. Tuy nhiên, quá trình bào chế khác nhau khiến cho Thục địa có dược tính tương đối khác với Sinh địa. Thục địa được sử dụng với công dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết; dùng chữa vô sinh, trị nhức mỏi gân cốt, tinh thần mệt mỏi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thục địa, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator