RAU MUỐNG BIỂN

Rau Muống biển tính ấm, vị cay và đắng nhẹ, có tác dụng: Trừ thấp, tiêu viêm, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và nhuận tràng.

daydreaming distracted girl in class

RAU MUỐNG BIỂN

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Ipomoea pescarpae (L.)

Họ: Bìm bìm (Convolvulaceae).

Tên gọi khác: Mã an đằng, Nhị diệp hồng thự, Hải khiên ngưu

Đặc điểm dược liệu

Rau muống biển là loại cây thân thảo, thường mọc bò dài trên các bãi biển. Thân dày, đặc ruột, không có cuống, cây mọc đến đâu bén rễ đến đó, phân nhánh nhiều cành. Thân thường hơi đỏ, trên thân có 2 đường rãnh nông dọc 2 bên, ngọn mọc hướng lên trên. Cành, thân, lá đều chứa nhựa trắng như sữa.

Lá mọc so le, có hình móng ngựa, thuôn hoặc hình tim sâu ở gốc, tròn hoặc hơi lõm vào trong, 2 mặt lá nhẵn, có nhiều gân, thương đối xứng nhau dọc theo sống lá. Cuống chung dài 5 – 7 cm thường dày hơn về phía gốc lá, có nhiều u rải rác. Lá non có 2 mảnh cụp vào nhau.

Cụm hoa màu hồng hoặc tím, mọc thành xim ở kẽ lá. Hoa lớn, hình phễu. Một kẽ lá có thể có nhiều hoa với một cuống chung dài 2 – 4cm. Hoa nở vào mùa hè và mùa thu.

Quả nang, hình cầu. Bên trong có khoảng 4 hạt lông màu vàng hung.

Phân bố, sinh thái

Muống biển mọc nhiều ở các bờ cát thuộc vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Cây phân bố chủ yếu ở các cồn cát tại bờ biển một số nước như: Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Philippines, Thái Lan,…

Tại Việt Nam, rau muống biển thường mọc hoang ở các bãi cát ven biển trên cả nước, giúp cố định bãi cát, tránh sạt lở bờ biển. Muống biển thường được tìm thấy ở các địa phương như Hà Tiên, Rạch Giá, Vũng Tàu, Nha Trang, Nghệ An, Hải Phòng, Thanh Hóa,…. Một số nơi, người dân sử dụng Muống biển để làm thức ăn cho trâu bò, dê, ngựa.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây

Thu hái, chế biến: Thu hái quanh năm. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Bảo quản: Muống biển phơi khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí, tránh môi trường ẩm ướt, nấm mốc.

Thành phần hóa học 

Theo nghiên cứu, trong rau muống biển có chứa các thành phần:

- Thân: Nhựa 7,27%, tinh dầu 0,048%, các chất pentatriacontane, triacontane, sterol, acid behenic, acid melissic, acid butyric, acid myristic, acid benzoic, acid caproic, acid caprylic, β-sitosterol, n-triacontane…

- Lá: Actinidol, ergomitrin, ergotamine, isoquercitrin, eugenol, iso-adenostylon, acid malic (acid fumaric, mellein), acid citric, acid tartaric, acid succinic…

- Rễ: Ancaloid…

Tác dụng - Công dụng 

Rau Muống biển tính ấm, vị cay và đắng nhẹ, có tác dụng: Trừ thấp, tiêu viêm, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và nhuận tràng.

Rau Muống biển mang lại một số lợi ích cho sức khỏe con người như:

- Bảo vệ hệ thống tim mạch

- Điều trị vàng da, các vấn để về tim mạch

- Điều trị rắn cắn, ung nhọt, dị ứng, lở loét, viêm da ngứa, chàm, eczema,… Dùng ngoài đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ, trị bỏng.

- Chữa viêm xoang

- Cải thiện tình trạng say nắng, phong nhiệt

- Bảo vệ, hỗ trợ và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mắt

- Phục hồi hệ thống miễn dịch và tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy

- Nhuận tràng, điều trị bệnh trĩ

- Điều trị đái tháo đường

- Ngăn ngừa ung thư

- Khu phong trừ thấp.

- Thông tiểu tiện, chữa phù thũng.

- Hạt, lá chữa người mệt mỏi, căng thẳng.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều lượng dùng uống khuyến cáo là 30 – 60 g dùng tươi hoặc 10 – 20 g dùng khô. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng ngoài giã nát lấy nước (và bã) để đắp, điều trị các bệnh lý ngoài da. Dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Một số bài thuốc có rau muống biển:

- Chữa ngứa toàn thân, dị ứng: Giã nát một nắm rau muống biển rồi vắt lấy nước cốt, sau đó thoa lên khắp người, chỉ một lát sau là khỏi ngứa.

- Điều trị chàm – Eczema: Sắc 30 g rễ rau muống biển, lấy nước uống mỗi ngày. Ngoài ra, có thể dùng lá tươi để sắc lấy nước, dùng rửa ngoài hỗ trợ điều trị.

- Chữa trị ung nhọt, viêm da có mủ: Sắc 30 – 60 g rau muống biển, lấy nước uống, có thể cho thêm đường đỏ. Ngoài ra, có thể giã nát rau muống biển tươi, đắp vào vùng da bệnh.

- Điều trị bối ung, nhọt độc ở vùng lưng: Giã nát một lượng rau muống biển tươi vừa đủ, đắp vào vùng da bệnh.

- Điều trị phong thấp, xương khớp đau nhức: Sắc 45 g rau muống biển với nước và rượu (liều lượng bằng nhau), chia thành 2 – 4 lần, dùng uống trong ngày. Ngoài ra, có thể sắc 30 g muống biển, 15 g cỏ xước, lấy nước uống trong ngày.

- Điều trị say nắng, rắn cắn: Giã nát một nắm rau muống biển tươi, vắt lấy phần nước cốt uống. Ngoài ra, có thể trộn 50 g gạo tẻ với 100 g rau muống biển (đã cắt đoạn ngắn), sau đó giã nhuyễn, thêm nước vừa đủ, dùng uống. Đối với người bị rắn độc cắn, sau khi sơ cứu nên đưa người bệnh đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị phù hợp.

- Chữa viêm xoang: Sử dụng một bó rau muống biển tươi, rửa sạch, thái sợi nhỏ, phơi khô, dùng dần. Khi dùng, lấy một lượng vừa đủ quấn với giấy như điếu thuốc, đốt và hít phần khói. Mỗi ngày dùng 3 lần.

Lưu ý

- Không sử dụng rau muống biển cho phụ nữ có thai.

- Không nên dùng rau muống biển cho người bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi thận, huyết áp cao,

- Người đang điều trị bệnh bằng bất cứ phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa khác, không nên dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

TINH DẦU NUÔI DƯỠNG TÓC

Tóc thường trở nên mỏng và rụng nhiều hơn khi bạn lớn tuổi hoặc do thói quen sinh hoạt như ăn kiêng hoặc sử dụng các công cụ tạo kiểu tóc có nhiệt. Vì vậy, bạn có thể quan tâm đến việc sử dụng tinh dầu để giúp tóc mọc dài và khỏe mạnh hơn. Tinh dầu đã được biết đến như một loại dưỡng chất với khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe và trong đó, tinh dầu còn được sử dụng để dưỡng tóc. Dưới đây là thông tin về các loại tinh dầu dưỡng tóc và lợi ích của chúng.
administrator
SÂU BAN MIÊU

SÂU BAN MIÊU

Sâu ban miêu là loại bọ cánh cứng, thân đen, hoặc xanh lụ xen kẽ đỏ, vàng hoặc cam. Thân hình nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 1.5 – 3.0 cm, chiều ngang cơ thể khoảng 0.4 – 0.6 cm, đầu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu và thân, thân có 11 đốt, râu đen hình sợi ngắn. Nơi tiếp nối giữa đầu và ngực có một chỗ thắt lại, ngực cũng có một rãnh dọc, bụng tròn dài.
administrator
SÂM CAU RỪNG

SÂM CAU RỪNG

Sâm cau rừng mọc hoang phổ biến rất rộng rãi với đồng bào ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đây là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tuyệt vời đặc biệt là đối với chức năng sinh lý nam giới.
administrator
PHÒNG KỶ

PHÒNG KỶ

Phòng kỷ chính là phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của loại cây mang tên Phấn phòng kỷ. Trong tên của loại dược liệu này, Phòng mang nghĩa là phòng ngừa và kỷ mang nghĩa cho bản thân, do đó tên của vị thuốc này nghĩa là giúp phòng ngừa bệnh tật cho mình.
administrator
ĐĂNG TÂM THẢO

ĐĂNG TÂM THẢO

Đăng tâm thảo (Juncus effusus) là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu, Đăng tâm thảo có mùi thơm đặc trưng và được sử dụng để chữa trị các bệnh như viêm khớp, viêm da, tiểu đường, lo âu, mất ngủ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về vị thuốc này và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
DÂU TẰM

DÂU TẰM

Dâu tằm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tầm tang, cây mạy môn. Từ rất lâu đời, cây Dâu tằm đại diện cho truyền thống trồng dâu nuôi tằm của nhân dân ta. Không chỉ có vậy, gần như toàn bộ các bộ phận trên cây Dâu tằm đều là những vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Từ lá, quả đến cành, rễ, vỏ thân, ký sinh của Dâu tằm. Mỗi bộ phận đều có tên riêng và công dụng riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
XUÂN HOA

XUÂN HOA

Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum) là một loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, xuân hoa đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong việc chữa trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm và công dụng của Xuân hoa.
administrator
DÂY TƠ HỒNG

DÂY TƠ HỒNG

Dây tơ hồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Đậu ký sinh, thỏ ty tử, kim tuyến thảo, la ty tử, hoàng la tử, xích cương. Dây tơ hồng là một loại thực vật có hoa, thân mềm dạng sợi nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Dựa theo màu sắc và đặc điểm của cây, dây tơ hồng được chia thành hai loại là dây tơ hồng vàng và dây tơ hồng xanh. Hạt của cây (thỏ ty tử) có tác dụng cố tinh, bổ thận, minh mục, kiện cốt nên được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do thận hư suy như liệt dương, di hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, thị lực suy giảm,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator