PHÒNG KỶ

Phòng kỷ chính là phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của loại cây mang tên Phấn phòng kỷ. Trong tên của loại dược liệu này, Phòng mang nghĩa là phòng ngừa và kỷ mang nghĩa cho bản thân, do đó tên của vị thuốc này nghĩa là giúp phòng ngừa bệnh tật cho mình.

daydreaming distracted girl in class

PHÒNG KỶ

Giới thiệu về dược liệu Phòng kỷ

- Phòng kỷ chính là phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của loại cây mang tên Phấn phòng kỷ. Trong tên của loại dược liệu này, Phòng mang nghĩa là phòng ngừa và kỷ mang nghĩa cho bản thân, do đó tên của vị thuốc này nghĩa là giúp phòng ngừa bệnh tật cho mình. Nó thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh như phong thấp, các chứng phù thũng, tăng huyết áp, mụn nhọt, tiểu tiện không thông,… Sau đây là những thông tin về loại dược liệu này.

- Tên khoa học: Stephania tetrandra

- Họ khoa học: Menispermaceae (họ Tiết dê).

- Tên dược liệu: Radix Stephania Tetrandra

- Tên gọi khác: Hán phòng kỷ, Phấn phòng kỷ, Thạch thiền thừ, Đảo địa cung, Sơn ô quy, Bạch Mộc hương, Kim ty điếu miết,…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Phòng kỷ

- Đặc điểm thực vật:

  • Phòng kỷ thuộc loại cây thân leo sống lâu năm. Thân cây mềm và có chiều dài khoảng 2,5 – 4 m, phần vỏ thân mang màu xanh nhạt, tuy nhiên vỏ ở phần gốc thì lại mang màu hơi đỏ

  • Phần rễ sâu dưới đất phình to thành củ. Có chiều dài khoảng 3 – 15 cm và đường kính rễ dao động từ 1 – 5 cm. Rễ cây thường có hình dạng khá cong. Vỏ ngoài của rễ có màu vàng và phần bên trong mang màu trắng xám. Rễ Phòng kỷ khá nặng và cứng chắc, mang mùi nhẹ và có vị hơi đắng.

  • Lá Phòng kỷ mọc so le, lá có hình trái tim và có chiều dài khoảng 4 – 6 cm, chiều rộng của lá cũng xấp xỉ bằng với chiều dài. Ở 2 mặt lá đều mang lông mịn, mặt phía trên thì có màu xanh lục và mặt phía dưới có màu hơi xám. Cuống lá dài xấp xỉ bằng chiều dài lá.

  • Hoa Phòng kỷ khá nhỏ, khác gốc, mọc thành từng tán đơn và có màu xanh nhạt. 

  • Quả là dạng quả hạch có hình cầu, hơi dẹt và khi chín thì mang màu đỏ. 

  • Phòng kỷ thường ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 6 và mùa ra quả thì từ tháng 7 đến tháng 9.

- Phân bố dược liệu: 

  • Tại nước ta, hiện nay chưa có loại dược liệu này do đó cần phải nhập từ nước khác.

  • Trên thế giới, Phòng kỷ thường được thấy nhiều ở khu vực như Đông Nam Á và Đông Á. Một số tỉnh ở Trung Quốc có loại dược liệu này như Chiết Giang, Giang Tây, Quảng Đông, Hồ Nam, Quảng Tây,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thường sử dụng rễ cây để làm thuốc.

- Thu hái: thường thu hoạch vào mùa thu, chủ yếu vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 hằng năm. Khi thu hái, chọn những phần rễ to và chắc.

- Chế biến: sau khi thu hái về, rễ sẽ được đem đi rửa sạch các tạp chất và bụi đất, sau đó thì cạo bỏ lớp vỏ ngoài và đem đi ngâm nước cho mềm. Cuối cùng là thái thành các lát có độ dày khoảng 5 – 20 cm rồi đem đi phơi hoặc sấy cho khô.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và tránh côn trùng.

Thành phần hóa học của Phòng kỷ

Dược liệu Phòng kỷ có chứa những thành phần hóa học chủ yếu bao gồm: các hợp chất nhóm alkaloid (tetrandrin, dimethyltetrandrin, menisin, cyclanolin, fangchinoline,…) và các tinh dầu.

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Phòng kỷ theo Y học hiện đại

Dược liệu Phòng kỷ có các tác dụng dược lý bao gồm:

- Trên tim mạch: giúp ổn định huyết áp, giãn mạch vành từ đó cải thiện lưu lượng máu tưới mạch vành, chống loạn nhịp tim, giảm vùng nhồi máu cơ tim,…

- Giảm đau và kháng viêm: nhờ thành phần tetrandrin, ngoài giảm đau kháng viêm thì thành phần này còn giúp chống dị ứng.

- Tác dụng ức chế lỵ Shigella và một vài loại amip khác.

Vị thuốc Phòng kỷ trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị đắng, tính hàn.

- Quy kinh: vào Bàng quang, Tỳ và Thận.

- Công năng: chỉ thống, lợi niệu tiêu thũng, giảm phù, khu phong trừ thấp.

- Chủ trị: điều trị các chứng bệnh như thấp cước khí, thủy thũng, không thông tiện, nhọt độc, thấp chẩn, tê thấp, đau nhức,…

Cách dùng – Liều dùng của Phòng kỷ

- Cách dùng: Phòng kỷ có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, thường sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác trong các bài thuốc.

- Liều dùng: khoảng 6 – 10 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Phòng kỷ

- Bài thuốc chữa phù thũng, bí tiểu:

  • Bài thuốc 1: Phòng kỷ và Bạch truật đều 10 g mỗi vị, 16 g Hoàng kỳ và 5 g Cam thảo. Tất cả vị thuốc đem đi sắc thuốc uống.

  • Bài thuốc 2: 10 g Phòng kỷ, 10 g Phục linh, 10 g Hoàng kỳ, 10 g Quế chi và 6 g Cam thảo. Tất cả các vị thuốc này đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc chữa chứng nhiệt tý (thấp khớp cấp tính):

  • Chuẩn bị: rễ Phòng kỷ.

  • Tiến hành: Phòng kỷ đem đi ngâm với rượu trong vòng 20 ngày, tiếp đến sử dụng uống mỗi lần khoảng 10 – 20 mL, uống khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Mỗi đợt sử dụng thuốc điều trị sẽ kéo dài khoảng 10 ngày và sau đó nghỉ 4 đến 5 ngày, nên sử dụng lặp lại đến khi sử dụng được từ 3 - 6 đợt điều trị.

- Bài thuốc chữa báng bụng thấp nhiệt:

  • Chuẩn bị: 12 – 20 g Phòng kỷ, 12 – 20 g Đình lịch tử, 4 – 8 g Tiêu mục và 8 – 12 g Đại hoàng.

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc thuốc uống.

- Bài thuốc chữa viêm khớp, sưng đau khớp:

  • Bài thuốc 1: sử dụng các vị thuốc gồm 12 g Phòng kỷ, 12 g Bạch truật, 12 g Sinh khương, 12 g Bạch linh, 9 g Cam thảo, 6 g Ô đầu và 3 g Quế chi. Tất cả các vị thuốc trên đem đi sắc thuốc uống.

  • Bài thuốc 2: 15 g Phòng kỷ, 15 g Ý dĩ nhân, 9 g Mộc qua và 9 g Ngưu tất. Tất cả các nguyên liệu này đem đi sắc thuốc uống.

  • Bài thuốc 3: Phòng kỷ và Tằm sa đều 10 g mỗi loại, 12 g Uy linh tiên và 15 g Kê huyết đằng. Tất cả các nguyên liệu này đem đi sắc thuốc uống.

Lưu ý khi sử dụng Phòng kỷ

- Cần thật cẩn thận khi lựa chọn và sử dụng để tránh nhầm lẫn với các loại Phòng kỷ khác như Mộc phòng kỷ hoặc Quảng phòng kỷ.

- Phòng kỷ là một loại dược liệu có tính đắng hàn do đó dễ dẫn đến tổn thương tỳ vị. Vì vậy những người có tỳ vị hư, âm hư hoặc chứng thấp nhiệt thì không được sử dụng Phòng kỷ.

- Phòng kỷ thường sử dụng là Hán phòng kỷ, lưu ý rằng còn 1 loại dược liệu khác tên Quảng phòng tỷ. Quảng phòng tỷ có chứa 1 lượng acid aristolochic là một chất có độc có thể gây độc mức độ nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó khi sử dụng cần phải thật cẩn thận.

 

Có thể bạn quan tâm?
TẦM BÓP

TẦM BÓP

Tầm bóp (Physalis angulata) là một loại thực vật được sử dụng như một dược liệu quý trong Y học cổ truyền. Thường được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, tầm bóp có thân thảo và cao khoảng 1,2m, với các lá tròn hoặc hình tim, có lông mịn ở mặt dưới. Trái của tầm bóp được bao phủ bởi một vỏ bọc giống như giấy lồng, bên trong là những quả trứng hoặc hình cầu màu vàng, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen. Tầm bóp có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, giảm đau, đau khớp và rối loạn tiền đình.
administrator
LIÊN NHỤC

LIÊN NHỤC

Liên nhục (Semen nelumbinis) là một loại dược liệu quý được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Liên nhục là hạt sen, được lấy từ một loài thực vật thân thảo sống trong môi trường nước. Hạt sen không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm, mà còn được ứng dụng trong Y học với nhiều công dụng hữu ích.
administrator
MÍA LAU

MÍA LAU

Tên khoa học: Saccharum sinensis Roxb. Họ Lúa (Poaceae) Tên gọi khác: Cam giá.
administrator
DỪA NƯỚC

DỪA NƯỚC

Dừa nước, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dừa lá. Dừa nước là loại cây đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ. Bên trong có thịt màu trắng, mềm, vị ngọt thơm, tính mát và thường được dùng để chế biến thành món ăn giúp thanh nhiệt và giải khát. Ngoài ra theo Đông Y, dừa nước còn có tác dụng nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu và bồi bổ sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÔNG MÓNG TAY

BÔNG MÓNG TAY

Bông móng tay vừa là một loại cây cảnh vừa là loại thuốc được sử dụng chữa trị trong Đông Y. Loại dược liệu này có tác dụng trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh. Bông móng tay còn gọi là cây Bóng nước, Cây nắc nẻ, Phượng tiên hoa,… Tên khoa học là Herba Impatiens balsamina L, thuộc họ bóng nước (Balsaminaceae).
administrator
RAU MƯƠNG

RAU MƯƠNG

Rau mương có vị nhạt, hơi ngọt, tính mát, được sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
administrator
HOÀNG LIÊN

HOÀNG LIÊN

Hoàng liên, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chi liên, vượng thảo, vận liên, xuyên nhã liên, chích đởm chi, cổ dũng liên, thượng thảo. Cây hoàng liên là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền. Dược liệu này có tác dụng an thần, kháng viêm, khử khuẩn, chống virus.. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
MƯỚP KHÍA

MƯỚP KHÍA

Mướp khía là một loại cây thân thảo lâu năm, thường được tìm thấy nhiều nhất ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập. Ngoài ra, cây còn phân bố ở một số quốc gia thuộc khu vực Châu Phi và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho các buổi ăn, mướp khía còn được biết đến với nhiều công dụng điều trị các bệnh lý rất hiệu quả.
administrator