CÂY ỔI

Cây ổi (Psidium guajava) có chiều cao tối đa khoảng 10m, thân nhẵn bóng ít bị sâu đục, đường kính thân cây tối đa là 30 cm. Ổi được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.

daydreaming distracted girl in class

CÂY ỔI

Giới thiệu về dược liệu 

Tên gọi khác: Thu quả, Kê thị quả, Bạt tử, Phan quỷ tử, Phan thạch lựu

Tên khoa học: Psidium guajava

Họ: Thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae)

Đặc điểm

Cây ổi có chiều cao tối đa khoảng 10m, thân nhẵn bóng ít bị sâu đục, đường kính thân cây tối đa là 30 cm. Vỏ già màu nâu, có thể bong ra thành từng mảng. Hoa ổi là hoa lưỡng tính, màu trắng, 5 cánh, mọc thành chùm, mọc ở nách lá. Quả gần tròn, thuôn dài, gần giống hình quả lê. 

Trên cành cây có lá ổi mọc đối xứng nhau.

Phân bố

Ổi có nguồn gốc từ Brazil, thường được trồng ở những nơi có khí hậu ẩm ướt. Ổi được trồng trên nhiều loại đất có độ pH từ 4,5 đến 8,2. 

Ổi thường được trồng nhiều ở nước ta, không chỉ được dùng làm thực phẩm mà còn được dùng làm thuốc đông y.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Thu hái

Ổi được thu hái quanh năm, đối với quả ổi thì chỉ thu hoạch những quả chín.

Sử dụng khi đã phơi khô hoặc khi còn tươi, không sử dụng các bộ phận khi đã bị hư hại.

Chế biến

Quả, lá, vỏ, rễ được phơi khô đến khi đạt độ giòn nhất định.

Bảo quản

Đối với các loại thảo mộc tươi phải thu hái và sử dụng trong ngày, nếu chưa tiêu hết có thể bảo quản trong tủ lạnh, chú ý không để quá lâu. 

Đối với dược liệu khô cần bảo quản nơi thoáng mát, đậy kín gói khi sử dụng, tránh ẩm ướt, lên men.

Cây ổi là loại dược liệu được trồng phổ biến ở nước ta

Thành phần hóa học 

Thành phần có trong vỏ rễ:

  • Axit hữu cơ

  • Tanin

Thành phần có trong rễ ổi:

  • Axit arjunolic

Thành phần có trong quả và lá ổi:

  • Leucocyanidin

  • Avicularin

  • Beta-sitosterol

  • Quereetin

  • Guaijaverin

Ngoài ra, lá ổi cũng chứa tinh dầu dễ bay hơi như eugenol. 

Trong quả ổi có vitamin C và các polysaccharid (Fructose, Xylose, Glucose, Rhamnose, Galactose,…) rất có lợi cho sức khỏe.

Tác dụng - Công dụng 

Chữa viêm dạ dày cấp tính và mãn tính: Lá ổi non phơi khô rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 6 g với nước sôi ấm, ngày uống 2 lần. Hoặc lấy một nắm lá ổi với khoảng 6-9g gừng tươi và một chút muối. Tất cả các nguyên liệu được trộn đều, sau đó nghiền nát và cho vào chảo đun nóng cho đến khi chín. Sau đó chắt lấy nước uống mỗi ngày đúng 1 thang. 

Chữa bệnh tiểu đường: Dùng 250g ổi, rửa sạch, cắt khúc, dùng máy ép lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. 

Khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ: dùng 30g lá ổi, 30g tây thảo, 15-30g gạo tẻ thơm, 1-12g chè đỏ. Cho các vị thuốc trên vào chảo, thêm 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ cho đến khi còn 500 ml. Có thể cho thêm một chút đường trắng và một chút muối, trộn đều rồi chia làm 2 phần sau đó cho trẻ uống. Lưu ý liều lượng này chỉ nên dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. 

Chữa bệnh tả: Chuẩn bị lá ổi, lá vối, lá sim, hoắc hương với liều lượng bằng nhau. Cho các vị thuốc trên vào ấm giữ nhiệt, hãm với 500ml nước sôi nóng như pha trà. Dùng trong ngày khi thuốc còn ấm với tỷ lệ 1 thang/ngày. 

Cầm máu trong trường hợp chảy máu: Dùng 250g quả ổi rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào máy ép. Chia đều thành 2 ly mỗi ngày. Hoặc bạn có thể ăn khoảng 200g ổi mỗi ngày cũng có tác dụng tương tự. 

Giảm đau răng: Chuẩn bị vỏ rễ ổi ngâm với giấm chua. Tập hợp các nguyên liệu để sắc và dùng nhiều lần trong ngày bằng cách ngậm. 

Trị tiêu chảy do lạnh: Dùng 12g búp ổi sao, 8g gừng tươi bỏ vỏ đã nướng, hai thứ sắc với 500ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống 3-5 ngày. 

Chữa tiêu chảy do nhiệt: Dùng 20g búp ổi sao, 15g lá chè tươi sao vàng, 10g búp sim, 10g nhân trần, 10g củ sắn dây sao vàng, tất cả tán thành bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em liều lượng bằng nửa người. 

Tiêu chảy do chức năng tỳ vị yếu: Dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi rang chín 10g, ngải cứu khô 40g, sắc với 3 bát nước, đun cho đến khi còn 1 bát, chia uống nhiều lần trong ngày. Sử dụng cho đến khi hết các triệu chứng tiêu chảy.

Chữa đau răng do sâu răng: Vỏ rễ ổi ngâm với một ít giấm chua, dùng để ngậm vài lần một ngày. 

Chữa mụn nhọt mới mọc: Sử dụng lá ổi non, lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp lên vị trí mọc mụn. Làm vài lần trong ngày để các triệu chứng thuyên giảm. 

Trị vết bầm do ngã (không bị trầy xước da): Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp lên vùng da bị bầm. Làm vài lần trong ngày. 

Chữa trầy xước chân tay nhẹ: Búp ổi 100g, thái chỉ, ngâm tay hoặc chân vào nước sắc khi thuốc còn ấm, ngày ngâm 2-3 lần. 

Chữa mẩn ngứa do nhiệt: Dùng một nắm lá ổi đun lấy nước tắm hàng ngày cho đến khi lành. 

Giải độc ba đậu: ổi khô, hoàng thổ sao, vỏ cây ổi, mỗi thứ sử dụng 10g, sắc với 1/2 bát nước, đun cô còn 1 bát, chia uống nhiều lần.

Cách dùng - Liều dùng 

Sử dụng các bộ phận của cây ổi còn tươi hoặc phơi khô đem sắc lấy nước uống, ngâm hoặc đắp lên vùng bị tổn thương mỗi ngày.

Lưu ý

Ổi có nguồn gốc từ thiên nhiên là dược liệu phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên chúng có một số tác dụng phụ và chống chỉ định ở một số người khi sử dụng. 

Không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm, nên đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến trước khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm?
RAU MUỐNG BIỂN

RAU MUỐNG BIỂN

Rau Muống biển tính ấm, vị cay và đắng nhẹ, có tác dụng: Trừ thấp, tiêu viêm, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và nhuận tràng.
administrator
RAU NGỔ

RAU NGỔ

Rau ngổ là một loại dược liệu quen thuộc trong Đông y, được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Từ xa xưa, rau ngổ đã được coi là một "thần dược" trong việc chăm sóc sức khỏe. Với vị cay, tính mát và tác dụng giải độc, rau ngổ không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, mà còn được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rau ngổ có khả năng giải độc, giảm đau, lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn và tăng cường chức năng thận. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi rau ngổ trở thành một trong những dược liệu được ưa chuộng nhất trong các phương pháp chữa bệnh tự nhiên.
administrator
BỒ BỒ

BỒ BỒ

Bồ bồ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nhân trần, tuyến hương lam, chè nội, hoắc hương núi, nhân trần hoa đầu, chè đồng, chè cát, chè nội. Cây bồ bồ là một vị thuốc quý có tác dụng trị viêm gan và các bệnh lý về gan rất hiệu quả. Ngoài ra bồ bồ dược liệu còn có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, sơ phong, lợi thấp, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY BÔNG GÒN

CÂY BÔNG GÒN

Cây Bông gòn là loài cây không còn xa lạ với người Việt Nam. Vừa tạo bóng mát, Bông gòn vừa là một dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y, nhất là với công dụng hỗ trợ tiêu hóa, xương khớp hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THIÊN MÔN ĐÔNG

THIÊN MÔN ĐÔNG

Thiên môn đông là một dược liệu có dạng bụi beo, sống nhiều năm và cao từ 1.2- 1.5m. Rễ cây Thiên môn đông thường được thu hoạch từ tháng 10 - tháng 12, khi cây từ 2 năm tuổi trở lên và sử dụng trong điều trị nhiều tình trạng khác nhau.
administrator
CÀ ĐỘC DƯỢC

CÀ ĐỘC DƯỢC

Cà độc dược (Datura metel) là một loại cây cỏ nhỏ, cao khoảng 1 – 2 mét. Hai thành phần chính của Cà độc dược là Atropin và Hyoxin có nhiều công dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều Cà độc dược có thể gây ngộ độc, cần các phương pháp điều trị kịp thời.
administrator
HẠT DỔI

HẠT DỔI

Hạt dổi được sử dụng làm hương vị món ăn, còn được dùng trong y học với công dụng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp... Đối với người dân Tây Bắc, hạt dổi là vị thuốc quý với tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hoá và xương khớp.
administrator
NGŨ GIA BÌ GAI

NGŨ GIA BÌ GAI

Là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bổ dưỡng cho cơ thể nên Ngũ gia bì được xem như dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh.
administrator