BƯỚM BẠC

Bướm bạc là loại dược liệu khá phổ biến trong Đông y. Tên gọi khác: Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa, Hoa bướm, Hồ điệp… Tên khoa học: Herba Mussaendae pubenscentis. Họ: Cà phê (Rubiaceae).

daydreaming distracted girl in class

BƯỚM BẠC

Đặc điểm tự nhiên

Cây Bướm bạc là loại cây nhỏ, mọc trườn cao từ 1-2m.

Lá nguyên mọc đối nhau, dài 4 – 9cm, rộng 1,5 – 4,5cm. Mặt trên có màu xanh lục sẫm, mặt dưới có lông tơ mịn. Lá kèm hình sợi.

Hoa mọc thành cụm hình xim ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành từng bản màu trắng. Trước khi ra hoa, cành xuất hiện một chùm lá bắc màu trắng bạc hình trứng rũ trông như những cánh bướm bao bọc bông hoa trông rất đẹp nên còn có tên gọi là hoa bươm bướm.

Quả cây hình cầu chứa hạt nhỏ đen bên trong, khi vò quả mạnh có xuất hiện chất dính.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, thân và hoa cây được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh.

Thu hái: Có thể thu hái thân và rễ cây quanh năm, hoa được thu hái vào tháng 6-7.

Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc dùng khô; Đối với dược liệu khô cần rửa sạch sau đó đem sấy khô hoặc phơi khô. Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng và đóng gói kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

Thành phần hóa học

Bướm bạc có chứa các thành phần sau:

  • Toàn cây chứa acid cafeic, acid ferulic, acid cumaric, beta-sitosterol-D glucosid (Trung dược từ hải I,1993). Ngoài ra còn có saponin, triterpenic, mussaendosid O, P, Q, R, S.
  • Lá chứa hợp chất acid amin, phenol, acid hữu cơ, đường, beta-sitosterol.
  • Thân có beta-sitosterol và acid arjunblic.

Tác dụng, Công dụng

Theo Y học hiện đại:

+Hoa Bướm bạc được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho hen, sốt cách nhật. Dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi sưng tấy, gãy xương.

+Rễ, cành và thân Bướm bạc dùng làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, khí hư bạch đới (mệt mỏi, chán ăn, dịch âm đạo màu trắng xuất hiện bất thường…).

+Lá và thân Bướm bạc được Viện Y học Cổ truyền xây dựng một phác đồ điều trị ho, viêm họng đỏ hoặc viêm amidan cấp.

Theo Y học cổ truyền, cây Bướm bạc có tính vị hơi ngọt, tính mát. Quy kinh Phế, Tâm, Can.

Công dụng: thanh nhiệt, giải biểu (làm ra mồ hôi đưa tà khí ra ngoài), giải uất, lương huyết (làm mát), tiêu viêm. 

Liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau.

Cụ thể như sau:

  • Toàn cây: 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc.
  • Hoa: 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.
  • Rễ: 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc.
  • Cành, thân lá 6 – 12g.

Lưu ý: Không dùng cho trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong bài thuốc.

Có thể bạn quan tâm?
QUẢ SIM

QUẢ SIM

Sim có tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa. Quả sim mọng hình elip có đường kính 1 – 1,5 cm. Quả chưa chín có vỏ xanh và vị chát. Chúng chuyển sang màu đen tía khi chín, mềm và ngọt.
administrator
RÂU NGÔ

RÂU NGÔ

Theo Y học cổ truyền, Râu bắp có vị ngọt, tính bình có tác dụng bình can, lợi đàm, tiêu thũng, lợi niệu, được dùng để điều trị các bệnh như tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm tiết niệu, sán trong gan, mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, vàng da…
administrator
MẪU ĐƠN BÌ

MẪU ĐƠN BÌ

Từ lâu Mẫu đơn bì đã được xem như một loại dược liệu rất tốt sử dụng trong hỗ trợ và tăng cường sức khỏe của người phụ nữ, giúp điều hòa kinh nguyệt, các bệnh sau sinh,… Đến hiện nay, Mẫu đơn bì đã được nghiên cứu nhiều hơn về những công dụng tuyệt vời của nó và ngày càng được sử dụng rộng rãi.
administrator
ĐUÔI CHUỘT

ĐUÔI CHUỘT

Dược liệu Đuôi chuột (Stachytarpheta jamaicensis) là một loài thực vật được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Được biết đến với tên gọi khác là Điềm thông, Đũa bếp, Cỏ đuôi lươn, Mạch lạc, Bôn bôn, Hải tiên, Giả mã tiên, Đuôi chuột được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa và kháng viêm. Ngoài ra, loài cây này cũng có các tính chất khác như chống nấm, giảm đau và tăng cường miễn dịch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đặc điểm, thành phần và các công dụng của dược liệu Đuôi chuột.
administrator
TINH DẦU HOA LY

TINH DẦU HOA LY

Tinh dầu chiết xuất từ các loài hoa đang là một xu hướng vô cùng thịnh hành ngày nay. Trong đó, tinh dầu hoa ly mang đến một mùi hương vô cùng quý phái. Không những thế, tinh dầu Hoa ly còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hoa ly cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe nhé.
administrator
CÚC MỐC

CÚC MỐC

Cây cúc mốc có nhiều công dụng hữu ích và được dân gian sử dụng để chữa chứng ho ra màu, ho kéo dài, đầy hơi, chướng bụng và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, một số người sử dụng cây cúc mốc để làm cảnh.
administrator
MẠCH MÔN

MẠCH MÔN

Mạch môn là một loại dược liệu quý, rất phổ biến và được sử dụng nhiều trong các nền y học của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, và một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Mạch môn thường được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, Mạch môn là một loài dược liệu mọc hoang, thường bắt gặp nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Dược liệu này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho, táo bón, ho có đờm, lao phổi và nhiều bệnh lý khác.
administrator
ĐƯƠNG QUY

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Angelica sinensis) là một loại thực vật thuộc họ Apiaceae, được sử dụng làm dược liệu trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Đương quy được cho là có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Đương quy có chứa nhiều hoạt chất có tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Đương quy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator