CỎ MẦN TRẦU

Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Loài cỏ này được sử dụng làm dược liệu với nhiều tác dụng như: thanh nhiệt, giải độc; khư phong, khư đàm; trị cao huyết áp; đề phòng viêm não truyền nhiễm; vàng da do viêm gan; viêm tinh hoàn; lợi tiểu; chữa sốt; viêm thận; dị ứng khắp người mẩn đỏ; mụn nhọt…

daydreaming distracted girl in class

CỎ MẦN TRẦU

Giới thiệu về dược liệu 

Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Loài cỏ này được sử dụng làm dược liệu với nhiều tác dụng như: thanh nhiệt, giải độc; khư phong, khư đàm; trị cao huyết áp; đề phòng viêm não truyền nhiễm; vàng da do viêm gan; viêm tinh hoàn; lợi tiểu; chữa sốt; viêm thận; dị ứng khắp người mẩn đỏ; mụn nhọt;…

  • Tên thường gọi: Cỏ mần trầu

  • Tên gọi khác: Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ dáng, Thanh tâm thảo, Màng trầu, Ngưu cân thảo, Cỏ chì tía, Cỏ bắc, Co nhả hút (Thái), Hất trớ lậy (K'ho), Rday (K'dong), Cao day (Bana), Hang ma (Tày), Hìa xú san (Dao),…

  • Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn.

  • Họ: Lúa (Poaceae).

Ở Việt Nam, cỏ mần trầu phân bố từ vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Đặc điểm nhận dạng

Cỏ mần trầu là cây thảo nhỏ, sống hằng năm, mọc sum suê thành cụm, cao 15 – 90cm, có rễ mọc khỏe. 

Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau đứng thẳng. 

Lá mọc so le, hình dải nhọn, xếp thành hai dãy; phiến lá nhẵn, mềm; bẹ lá mỏng có lông.

Hoa mọc thành cụm. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5 – 7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1 – 2 nhánh dài khác mọc thấp hơn, mỗi nhánh mang nhiều hoa. 

Quả thuôn dài, gần như có 3 cạnh dài khoảng 3 – 4 mm. 

Cây ra hoa từ tháng 3 đến tháng 11.

Cây con mọc từ hạt xuất hiện vào cuối mùa xuân. Sau mùa hoa quả, cây bị tàn lụi ngay trong mùa hè. Ở những vùng núi cao với điều kiện mưa ẩm khác nhau, có thể thấy cây mọc từ hạt gần như quanh năm.

Phân bố

Cỏ mần trầu phân bố rộng rãi ở khắp nơi thuộc vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Á, châu Mỹ và Australia.

Ở Việt Nam, cỏ mần trầu phân bố từ vùng đồng bằng, trung du đến vùng núi cao; chúng mọc thành bụi trong các bãi đất, bãi cỏ, vườn, ven đường, bãi hoang, bờ ruộng, mọc lấn át cây trồng,…

Bộ phận dùng

Toàn cây 

Thu hái, chế biến

Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi, sấy khô đều được.

Thành phần hóa học 

Phần trên mặt đất chứa 3 – 0 – β – D – glucopy ranosyl – β – sitosterol và dẫn chất 6 – 0 – palmitoyl. 

Cành, lá tươi có chứa flavonoid.

Tác dụng - Công dụng

  • Tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan

  • Chữa viêm gan vàng da

  • Trị ho, ho khan, lao phổi, tiêu đờm

  • Lợi tiểu

  • Trị cao huyết áp

  • Chống rụng tóc

  • Chữa sốt

  • Dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng; 

  • Dùng trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.

Ở Trung Quốc, Cỏ mần trầu được dùng để trị Thống phong, viêm ruột, lỵ, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm gan vàng da, viêm tinh hoàn và để đề phòng chứng viêm não truyền nhiễm. Ngoài ra, dùng ngoài trị tổn thương do ngã, cầm máu khi chó cắn.  

Các nhà khoa học đã khảo sát, nghiên cứu, thí nghiệm trên loài chuột và chứng minh được một số tác dụng dược lý của Cỏ mần trầu như: hoạt tính chống oxi hóa, cải thiện tình trạng tăng lipid máu, chống tiểu đường, hạ sốt, kháng viêm, hạ huyết áp, kháng khuẩn, bảo vệ chức năng thận, bảo vệ gan,…

Cách dùng - Liều dùng 

Chữa cao huyết áp

  • Đối với cỏ tươi:

300-500g cỏ tươi, rửa sạch, băm nhỏ, giã nát rồi thêm một bát nước sôi, sau đó để nguội, lọc lấy nước cốt, thêm ít đường uống. 

Uống trong ngày. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.

  • Đối với cỏ khô:

60-100g cỏ khô đem sắc nước uống (pha như pha trà).

Uống trong ngày. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.

Chữa sốt cao

  • Dược liệu: 120g cỏ mần trầu tươi 

  • Đem sắc với 600ml nước, đến khi nước rút còn 400ml thì thêm ít muối rồi uống.

  • Chia ra nhiều lần uống trong 12 tiếng.

Chữa viêm gan vàng da

  • Dược liệu: 60g cỏ tươi, 30g sơn chi ma. 

  • Đem sắc nước uống.

Phòng viêm màng não truyền nhiễm

  • Dược liệu: 30g cỏ mần trầu.

  • Sắc uống trong ngày. 

  • Sắc uống liên tục trong 3 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày và lại tiếp tục uống thêm 3 ngày nữa.

Chữa viêm tinh hoàn

  • Dược liệu: 60g cỏ mần trầu và 10 cái cùi vải. 

  • Đem sắc hỗn hợp dược liệu rồi dùng uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc chữa tiểu tiện vàng ít, người mẩn đỏ, sốt nóng

  • Dược liệu: 16g cỏ mần trầu và 16g cỏ tranh.

  • Đem sắc hỗn hợp dược liệu rồi dùng uống nhiều lần trong ngày.

Chữa chứng nhiệt, nổi mẩn, ghẻ lở, tiểu són

80 – 120g cỏ tươi, sắc nước uống hoặc phối hợp với 40g rễ cỏ tranh và 40g ngấy tía.

Chống rụng tóc 

Kết hợp với bồ kết, đun nước gội giúp giảm rụng tóc.

Thanh nhiệt, giải độc, an thai

  • Dược liệu: 8g mần trầu, 8g cỏ tranh, 8g cỏ mực, 8g rau má, 8g ké đầu ngựa, 8g cam thảo đất, 2g gừng tươi, 4g củ sả và 4g vỏ quýt.

  • Đem sắc hỗn hợp dược liệu rồi dùng uống trong ngày.

Lưu ý

Đây là loại cỏ mọc dại nên bụi bẩn bám vào rất nhiều, chú ý làm sạch cỏ mần trầu trước khi sử dụng. 

Những người có bệnh lý nền, bệnh mạn tính, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.

Người có cơ địa nhạy cảm, trẻ nhỏ cần chú ý, cẩn thận khi sử dụng; cần được quan sát kỹ sau khi sử dụng để kịp thời phát hiện dấu hiện, triệu chứng hay biểu hiện bất thường.

Không lạm dụng dược liệu trong thời gian dài. 

 

Có thể bạn quan tâm?
TIỀN HỒ

TIỀN HỒ

Tiền hồ là một loại dược liệu quý trong dân gian, thường được gọi với những tên khác như quy nam, xạ hương thái, thổ dương quỳ hay tử hoa tiền hồ. Tiền hồ thuộc họ Hoa tán, có tính hàn, vị cay đắng. Theo Y học cổ truyền, Tiền hồ có công dụng tuyên tán phong nhiệt, giảng khí trừ đàm, hạ khí chỉ ho. Các bài thuốc Đông Y ghi nhận Tiền hồ là một trong những thành phần quan trọng điều trị viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên...
administrator
HƯƠNG PHỤ

HƯƠNG PHỤ

Cây Hương phụ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y với công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, nhức đầu, giải cảm, đau bụng, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày, viêm tuyến vú, chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu...
administrator
SO ĐŨA

SO ĐŨA

So đũa là cây thân gỗ, cao khoảng 8 – 10m và phát triển rất nhanh. Thân và cành mảnh, bề mặt nhẵn, vỏ sần sùi, dày và tiết ra mủ có màu đỏ. Rễ cọc, có nhiều rễ non và rễ phụ thường được vi khuẩn cộng sinh và tạo thành các nốt sần.
administrator
PHẬT THỦ

PHẬT THỦ

Khi nói đến Phật thủ người dân sẽ liên tưởng ngay đến thứ quả của cây này được dùng để thờ cúng, làm bánh mứt hay nấu chè vào các dịp lễ Tết của người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài mang nhiều ý nghĩa tâm linh và phong thủy trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, đây còn là một dược liệu quý với rất nhiều công dụng chữa bệnh mà ngày càng được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền của dân gian.
administrator
KẾ SỮA

KẾ SỮA

Tên khoa học: Silybum marianum (L) Gaertn Họ Cúc (Asteraceae) Tên gọi khác: Cây đức mẹ, cây kế thánh, cây cúc gai
administrator
GAI CUA

GAI CUA

Gai cua, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai. Cây gai cua hiện đang được y học cổ truyền một số nước như Ấn Độ, Nepal sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng, chống nấm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU ÔM

RAU ÔM

Theo Y học cổ truyền, rau ôm có vị hơi đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu, thông hoạt trung tiện.
administrator
CHÈ DÂY

CHÈ DÂY

Chè dây (Ampelopsis cantoniensis) là một trong những loại thảo dược lành tính của núi rừng có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt. Nó được sử dụng trong nhiều loại thuốc, phổ biến nhất là thuốc chữa bệnh dạ dày.
administrator