RƯỢU BA KÍCH

Theo Y học cổ truyền, rượu ba kích có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, ích khí, mạnh gân cốt, trừ phong thấp,…

daydreaming distracted girl in class

RƯỢU BA KÍCH

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Morinda officinalis How

- Họ: Cà Phê (Rubiaceae)

- Tên gọi khác: Ba kích thiên, ruột dà, diệp liễu thảo, nhàu thuốc…

Đặc điểm thực vật

Ba kích là loại cây thân thảo, leo bằng thân quấn, thân mảnh, có nhiều lông mịn bao phủ. Lá đơn nguyên, mọc đối, khi non có màu xanh và về già dần chuyển sang màu trắng mốc và nâu tím khi khô. Phiến lá có hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, dày và cứng, cuống ngắn, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim, mặt dưới có khoảng 8 cặp gân thứ cấp.

Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành, có kích thước nhỏ, khi non có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu vàng, đài hoa hình ống hoặc hình chén gồm các lá đài nhỏ phát triển không đều. 

Quả hình cầu, quả kép phủ lông, khi chín có màu đỏ. 

Hoa ba kích thường nở rộ vào tháng 5 – 6, mùa quả bắt đầu từ tháng 7 – 10.

Đặc điểm của dược liệu

Rễ cây ba kích thường gọi là củ là bộ phận được dùng để làm dược liệu. Củ hình trụ tròn, có kích thước lớn, độ dài không nhất định, đường kính khoảng 1 – 2cm. Chất cứng, cùi dày, dễ bóc vỏ. Vỏ ngoài màu vàng xám, hơi nhám, có vân dọc. Phần lõi bên trong màu tím hoặc hồng nhạt, ở giữa có màu nâu vàng. Vị ngọt nhẹ, hơi chát và hầu như không có mùi.

Phân bố, sinh thái

Ba kích là loại cây mọc hoang, được phân bố chủ yếu ở các vùng trung du, đồi núi thấp phía Bắc. Các vùng Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hà Giang là nơi ba kích có thể phát triển và phân bố chủ yếu.

Cây ba kích mọc hoang ở ven rừng, trên đồi rậm giữa các bụi bờ, bãi hoang. Nhiều nhất ở Quảng Ninh (Hải Ninh, Hồng Quảng), Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây, trong đó rễ bộ phận thường được sử dụng nhiều nhất.

Thu hái: Có thể thu hái rễ quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông khoảng tháng 10 - 11. Nên chọn rễ to, cùi dày, khỏe.

Chế biến:

- Rễ sau khi thu hoạch thì đem rửa sạch và phơi ráo nước.

- Dùng dao khía nhẹ vào phần lõi ba kích, sau đó tách lấy phần thịt ba kích và rút bỏ lõi.

- Chỉ sử dụng phần thịt ba kích để ngâm rượu và làm thuốc, còn phần lõi thì không dùng.

Cách chế biến rượu ba kích:

1. Chuẩn bị và sơ chế:

- Ba kích: Sử dụng rễ ba kích đã sơ chế, phơi hoặc sấy khô, để kéo dài thời gian bảo quản. Trước khi ngâm rượu, nên loại bỏ phần lõi gỗ ở giữa củ. Sau đó cắt dược liệu thành từng đoạn ngắn khoảng 5 cm, có thể sao qua lửa nhỏ để tăng thêm mùi thơm.

- Rượu: Nên chọn rượu nếp trắng hay rượu gạo trong khoảng 40-45 độ. Càng nguyên chất và càng lâu ngày càng tốt.

- Dụng cụ đựng rượu: Nên chọn bình thủy tinh trong suốt để dễ dàng theo dõi sự thay đổi màu rượu đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

2. Cách ngâm rượu ba kích

Theo kinh nghiệm dân gian, tỉ lệ ngâm tương đối để tạo ra sản phẩm rượu ba kích thơm ngon là: 1 kg ba kích tươi với 5 lít rượu hoặc 1 kg ba kích khô với 8 lít rượu.

Cách tiến hành: Tráng bình đựng bằng rượu rồi cho ba kích vào bên trong bình chứa. Tiếp tục đổ rượu vào theo tỉ lệ rồi đậy kín nắp bình, sao cho rượu hạn chế bay hơi.

Ngoài ra có thể kết hợp ba kích với các dược liệu khác để nâng cao hiệu quả trị bệnh như: dâm dương hoắc, bạch tật lê, sa sâm, câu kỷ tử, đỗ trọng…

3. Hương vị, màu sắc rượu

Tùy vào loại ba kích sử dụng mà rượu sẽ chuyển màu khác nhau. Nếu dùng ba kích tím thì dung dịch rượu sẽ có sắc tím đậm đặc trưng, ngược lại nếu dùng ba kích trắng thì màu gần như không đổi hoặc có ánh tím nhẹ.

Rượu ba kích ngâm càng lâu thì càng bổ dưỡng và hương vị càng thơm ngon, sau 1 tháng ngâm thì có thể sử dụng. Tuy nhiên, tốt nhất nên giữ khoảng 3 tháng để rượu đạt chất lượng.

Thành phần hóa học 

Rễ cây chứa các thành phần anthraglucosid: tectoquinon, rubiadin… các iridoid: asperulosid, monotropein, morindolid…. Các β-sitosterol, oxositosterol…, các lacton, các muối vô cơ: Mg, K, Na, Cu, Fe, Co…

Ngoài ra còn chứa đường (fructose, glucose, sucrose), nhựa, tinh dầu, acid hữu cơ…

Rễ ba kích tươi có chứa vitamin C (Rễ khô không có Vitamin C).

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, rượu ba kích có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, ích khí, mạnh gân cốt, trừ phong thấp,… Do đó được dùng để chữa di tinh, mộng tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, ăn uống không ngon miệng,…

Theo Y học hiện đại, rượu ba kích có công dụng:

- Tăng cường chức năng sinh lý nam giới: hoạt chất anthraglycosid, sắt, kẽm… giúp bảo vệ DNA của tinh trùng không bị phá hủy trước các yếu tố bất lợi. Tuy nhiên, các trường hợp tinh dịch ít, không có tinh trùng khi xuất tinh, sử dụng ba kích chưa thấy hiệu quả.

- Hỗ trợ hệ miễn dịch, mạnh cơ thể: Nhờ chứa nhiều vitamin và các khoáng chất mà dược liệu hỗ trợ tạo hàng rào bảo vệ cơ thể với các yếu tố bất lợi khác từ môi trường bên ngoài. 

- Mạnh gân cốt, hỗ trợ làm chậm quá trình loãng xương: Hợp chất choline và anthraquinone từ ba kích có tác dụng làm chậm quá trình loãng xương, mạnh xương khớp. Từ đó, các vấn đề đau khớp, tê bì chân tay… được cải thiện khá đáng kể.

- Kích thích tiêu hóa, hỗ trợ tinh thần: Rượu ba kích nếu được sử dụng với liều lượng hợp lí sẽ tăng cường hệ tiêu hóa, kích thích ngon miệng hơn bởi chúng cung cấp chất vi sinh thông qua quá trình lên men. Ngoài ra, các Fructo-oligosacarit loại Inulin giảm bớt các hành vi giống như trầm cảm và sửa chữa các tổn thương biểu mô ruột.

Cách dùng - Liều dùng 

Theo các tài liệu thì mỗi ngày dùng khoảng 4-10g ba kích độc vị. Riêng rượu ba kích thì chỉ nên dùng khoảng 2 lần/ngày, với khoảng 30 ml/lần, đặc biệt nên dùng sau bữa ăn.

Lưu ý

- Không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ nhỏ.

- Người âm hư hỏa vượng, với các triệu chứng nóng trong người, táo bón, miệng khô khát nước, tiểu tiện không thông, suy nhược cơ thể nặng… hoặc các đối tượng có tổn thương thực thể ở các cơ quan như gan, thận… không nên dùng rượu ba kích

- Khi lạm dụng hoặc tự ý kết hợp ba kích với một số vị thuốc khác có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

Tim đập nhanh, đập dồn dập

  • Khó thở

  • Buồn nôn

  • Chóng mặt

  • Liệt dương (khi sử dụng lõi ba kích)

  • Tử vong

 

Có thể bạn quan tâm?
MƯỚP SÁT

MƯỚP SÁT

Mướp sát là một loài cây thường được tìm thấy ở các vùng bờ biển của khu vực Nam Á, Đông Nam Á và vùng phía Bắc của nước Úc. Tuy là một dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ, Mướp sát lại chứa độc tố, nếu không biết cách sử dụng có thể gây hại đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
administrator
HUYẾT LÌNH

HUYẾT LÌNH

Huyết lình còn được gọi là Lục Linh, Hầu Kết, Hầu Kiệt, Huyết Linh Chi. Cũng có giả thuyết cho rằng chính máu và nhau thai của khỉ cái chảy ra sau khi sinh, rơi xuống đá và tích tụ theo thời gian, và đó chính là máu kinh của khỉ cái. Quan niệm xưa cho rằng khi khỉ mang thai, chúng thường chọn những loại thảo dược thiên nhiên tốt nhất để bồi bổ cơ thể, vì vậy tinh chất sẽ được lưu giữ trong nhau thai. Vì vậy, trong dân gian, huyết lình được coi như một loại dược liệu chính có tác dụng bổ máu, dưỡng huyết.
administrator
KÉ ĐẦU NGỰA

KÉ ĐẦU NGỰA

Tên khoa học: Xanthium strumarium L. Họ: Cúc (Asteraceae) Tên dược liệu: Fructus Xanthii strumarii (Quả) Tên khác: Xương nhĩ, thương nhĩ tử, thương nhĩ, mac nháng (Tày), phắc ma…
administrator
BẠCH ĐÀN TRẮNG

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.
administrator
SẤU

SẤU

Quả Sấu xanh có vị chua hơi chát. Khi chín quả Sấu có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng tiêu thực, giải khát, kiện vị sinh tân.
administrator
CÔN BỐ

CÔN BỐ

Côn bố hay Hải đới là một loại tảo đáy phẳng sống ở biển. Thuốc có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, long đờm và được dùng nhiều trong điều trị ung thư vú, tràng nhạc, thoát vị.
administrator
CÂY AN XOA

CÂY AN XOA

Cây An xoa (Helicteres hirsuta) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Với các thành phần có trong cây, nhiều bài thuốc đã được chế biến để điều trị một số bệnh thường gặp. Cây An xoa có công dụng lưu thông khí huyết, trị đau, giảm viêm và kháng khuẩn. Đồng thời, dược liệu cũng được sử dụng để cải thiện chức năng gan và thận.
administrator
CỦ GAI

CỦ GAI

Củ gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Trữ ma căn, tầm ma. Cây lá Gai là cây mà người ta vẫn thường dùng làm bánh gai hay bánh ít lá gai để ăn và lấy sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít ai biết phần rễ củ của loài cây này cũng chính là một vị thuốc quý, gọi là củ Gai. Củ gai từ lâu đã được sử dụng làm vị thuốc giúp ăn thai và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thai kỳ cho mẹ bầu theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm vị thuốc chữa các chứng bệnh như mụn nhọt mưng mủ, phong thấp, tê mỏi chân tay, tiểu dắt,… do ứ nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator