KÉ ĐẦU NGỰA

Tên khoa học: Xanthium strumarium L. Họ: Cúc (Asteraceae) Tên dược liệu: Fructus Xanthii strumarii (Quả) Tên khác: Xương nhĩ, thương nhĩ tử, thương nhĩ, mac nháng (Tày), phắc ma…

daydreaming distracted girl in class

KÉ ĐẦU NGỰA

Giới thiệu về dược liệu

Tên khoa học: Xanthium strumarium L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Tên dược liệu: Fructus Xanthii strumarii (Quả)

Tên khác: Xương nhĩ, thương nhĩ tử, thương nhĩ, mac nháng (Tày), phắc ma…

Đặc điểm thực vật

Cây thân thảo nhỏ, cao khoảng 2m. Thân hình trụ, màu lục, có khía rãnh, có lông cứng bám trên.

Lá mọc xen kẽ, so le nhau, phiến lá chia thành 3 cạnh. Mép không đều tạo răng cưa, có khía hơi sâu tạo thành 3-5 thùy, lông ngắn cứng ở 2 mặt. Phiến lá hình tam giác, kích thước chiều dài 4 – 10 cm và rộng 4 – 12 cm. 

Cụm hoa màu xanh nhạt, mọc ở nách lá hoặc mọc ở đầu cành. Có 2 loại hoa cùng gốc, các đầu hoa ở phía trên nhỏ hơn là hoa lưỡng tính, không có mào lông, hình ống, tràng 5 thùy, còn lại là hoa cái không có mào lông và tràng.

Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu quả, còn gai móc phủ xung quanh. 

Phân bố, sinh thái

Ké đầu ngựa được tìm thấy đầu tiên ở châu Mỹ, sau đó di thực khắp các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới châu Á, châu Phi… Tại Việt Nam, cây phân bố từ vùng núi, trung du đến đồng bằng, nhất là các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra.

Là loài cây ưa sáng, ưa ẩm, không kén đất, ngoại trừ ngập úng, nhiều sỏi đá. Trong mùa hè, cây sinh trưởng khá nhanh. Vào mùa thu, sau khi có hoa quả sẽ tàn lụi dần.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Quả (Thương nhĩ tử) và toàn cây (Thương nhĩ thảo). Trong đó, quả có dược tính cao hơn nên thường được sử dụng.

Thu hái, chế biến

Quả giả (Thương nhĩ tử): thu hái khi quả già, khoảng tháng 5-9. Cắt cả cành, phơi khô, đập cho rụng quả, lấy quả, bỏ lá và cành. 

Toàn cây (Thương nhĩ thảo): Cắt lấy cành và cây có mang lá và quả, loại bỏ tạp chất và lá khô úa, phơi khô hay sấy ở nhiệt độ 40 – 45 độ C. 

Một số cách chế biến:

- Cao thương nhĩ: Sau khi thu hoạch, lấy toàn bộ đem rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ. Nấu lên rồi bỏ bã, cô đặc thành cao mềm. Cao này dễ lên men.

- Thương nhĩ hoàn: Dùng toàn cây bỏ rễ, rửa sạch rồi nấu trong 1 giờ cho sôi, lọc lấy nước. Cho thêm nước rồi đun sôi làm tương tự như trên, rồi trộn 2 lần lại, cô thành cao. Thêm lượng bột vừa đủ, trộn lên rồi vo viên.

Thành phần hóa học 

Dầu béo có dạng lỏng, màu vàng nhạt, không mùi, vị giống với dầu thực vật.

Quả chứa alkaloid, sesquiterpen lacton như xanthinin, xanthumin, xanthatin, iod hữu cơ (220 – 230 microgam/1g quả).

Rễ chứa beta sitosterol, stigmasterol.

Toàn cây còn là nguồn phân hữu có tốt vì có nhiều đạm.

Tác dụng - Công dụng 

Ké đầu ngựa có tác dụng tiêu độc, sát khuẩn, chữa mụn nhọt, chống lở loét, an thần, hạ huyết áp, đau khớp, bướu cổ, hạ sốt, giúp thông tiểu.

Cách dùng - Liều dùng 

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Ké đầu ngựa có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc dạng viên, dạng cao, dùng ngoài da, hoặc làm thức uống hằng ngày…

Liều dùng:

- Quả: 6-12g/ ngày. Cành và lá: 10-16g/ngày. Hoặc dùng mỗi ngày từ 15 – 30g Ké đầu ngựa khô, rửa qua bằng nước sạch, nấu nước uống hằng ngày.

- Dùng ngoài không có liều lượng chính xác. Dưới dạng thuốc mỡ từ quả tán nhỏ, bôi vào những vùng da ngứa, bị cắn do sâu, bọ…

- Cao thương nhĩ: 6 – 8 g/ngày. Hòa tan cao với nước ấm rồi uống, dùng trong khoảng 1 tháng.

- Thương nhĩ hoàn: 16-20g/ngày chia thành 3 lần uống trước bữa ăn.

Lưu ý

- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được dùng đến các bài thuốc có liên quan đến ké đầu ngựa.

- Nên kiên trì khi sử dụng các bài thuốc vì tùy theo cơ địa của từng người mà bài thuốc phát huy tác dụng

- Nên kiêng thịt lợn, thịt ngựa khi dùng ké đầu ngựa 

- Không dùng quả Ké đầu ngựa mọc mầm để chữa bệnh, bởi chúng có chứa độc tính có thể gây phản ứng phụ.

- Thiếu máu gây tình trạng đau đầu không nên dùng.

 

Có thể bạn quan tâm?
CẢI CÚC

CẢI CÚC

Cải cúc là loại rau quen thuộc với người Việt Nam, thường được chế biến thành món canh. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng làm dược liệu trong y học với tác dụng như: giải cảm, điều trị huyết áp cao, đau đầu kinh niên, chữa lậu, đau bụng, tiêu hoá, tán phong nhiệt,…
administrator
HẮC SÂM

HẮC SÂM

Cây Hắc sâm được sử dụng làm dược liệu để làm thuốc lợi tiểu, chữa sốt, viêm họng, viêm amidan, loét lở miệng, ho,…hay dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng, phát ban,…
administrator
CHÈ VẰNG

CHÈ VẰNG

Cây chè vằng là một loại cây mọc tự nhiên ở các vùng núi và miền Trung của Nhật Bản, thường được dùng làm thuốc chữa mẩn ngứa, vết thương, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở.
administrator
HỒI ĐẦU THẢO

HỒI ĐẦU THẢO

Cây Hồi đầu thảo là loại dược liệu quý trong Y Học Cổ Truyền Việt Nam với công dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng cường tiêu hóa, giải độc, giảm đau, chữa các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột non, nhuận tràng, tiêu chảy, chữa vàng da do viêm gan, ăn không tiêu, đau tức bụng; chữa suy nhược thần kinh, đau nhức toàn thân...
administrator
DÂY KÝ NINH

DÂY KÝ NINH

Dây ký ninh, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây thần thông, dây cóc, bảo cự hành, khau keo hơ. Dây ký ninh là một loại thảo dược có chứa chất flavonoid cùng nhiều thành phần hóa học khác với dược tính cao. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt rét, đau nhức xương khớp. Đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THỐT NỐT

THỐT NỐT

Thốt nốt là một loại dược liệu thường được trồng và biết đến với mục đích sản xuất đường thốt nốt. Không chỉ vậy, đây còn là một loại thực vật thường được sử dụng trong điều trị bệnh theo Đông y. Thành phần hoạt chất đa dạng trong loại dược liệu này với công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, được sử dụng rất hiệu quả trong điều trị đau họng, trị giun sán... Sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng và những lưu ý khi sử dụng Thốt nốt.
administrator
MỘC NHĨ

MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.
administrator
RÂU NGÔ

RÂU NGÔ

Theo Y học cổ truyền, Râu bắp có vị ngọt, tính bình có tác dụng bình can, lợi đàm, tiêu thũng, lợi niệu, được dùng để điều trị các bệnh như tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm tiết niệu, sán trong gan, mật, hỗ trợ điều trị sỏi mật, vàng da…
administrator