HOẮC HƯƠNG

Hoắc hương là dược liệu phổ biến tại các quốc gia châu Á, được xem như một loại thảo dược thần kỳ đối với sức khỏe con người. Dược liệu có tác dụng trong việc chữa cảm cúm, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, viêm mũi, ăn không tiêu,...; có khả năng kháng khuẩn, tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa nên cũng được dùng để trị ợ nóng, đầy hơi, kiết lỵ, tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, hôi miệng…

daydreaming distracted girl in class

HOẮC HƯƠNG

Giới thiệu Hoắc hương

Hoắc hương là dược liệu phổ biến tại các quốc gia châu Á, được xem như một loại thảo dược thần kỳ đối với sức khỏe con người. Dược liệu có tác dụng trong việc chữa cảm cúm, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, viêm mũi, ăn không tiêu,...; có khả năng kháng khuẩn, tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa nên cũng được dùng để trị ợ nóng, đầy hơi, kiết lỵ, tiêu chảy, hen suyễn, viêm phế quản, hôi miệng…

  • Tên thường gọi: Hoắc hương

  • Tên gọi khác: Thổ Hoắc hương, Quảng hoắc hương…

  • Tên khoa học: Herba Pogostemonis.

  • Họ: Hoa môi (Lamiaceae).

Hoắc hương có tác dụng trong việc điều trị cảm, sốt, ho, đau nhức

Đặc điểm tự nhiên - Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hoắc hương là loài thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 30 cm đến 60 cm, thân phân nhánh và có lông. 

Lá khi vò tỏa mùi thơm; phiến lá hình trứng hoặc hình thuôn, dài khoảng 5 cm - 10 cm, rộng khoảng 2,5 cm – 7cm; cuống lá ngắn, mép lá có răng cưa to, nhiều lông ở mặt dưới. 

Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành, hoa màu hồng tím nhạt. 

Quả hoắc hương hiếm khi thấy ra quả. 

Phân bố

Hoắc hương được trồng quy mô lớn nhằm lấy lá để chưng cất tinh dầu ở một số nước tại vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi. Các nước sản xuất số lượng lớn Hoắc hương gồm: Mangak, Philipin, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia,...

Ở Việt Nam, cây Hoắc hương phân bố chủ yếu ở miền Bắc, thường được trồng bằng cách giâm cành.

Thường dùng lá và cành Hoắc hương để làm thuốc, chủ yếu tại vùng Kim Sơn (Hà Nam), Hưng Yên, vườn thuốc Văn Điển ở Hà Nội. 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Hầu như các bộ phận của Hoắc hương đều được sử dụng làm dược liệu. 

Phần lá và cành của cây được sử dụng nhất để chiết xuất tinh dầu hay làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái, chế biến

Lá được chọn nguyên vẹn. Lá mềm, mùi thơm nồng đặc trưng, vị hơi đắng.

Một số cách bào chế:

  • Lá khô đem thái nhỏ, dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ để làm hoàn tán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

  • Phun nước cho ngấm đều, thái phiến, phơi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

  • Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô rồi trộn đều thân với lá. Có thể chưng cất tinh dầu từ lá tươi.

Bảo quản

Đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.

Thành phần hóa học

Cây Hoắc hương chứa 1,2% tinh dầu. 

Thành phần tinh dầu gồm: alcohol patchoulic (45%), patchoulen (50%), benzaldehyd, aldehyd cinnamic, eugenol, cadinen, sesquiterpen và epiguaipyridin.

Tác dụng - Công dụng 

  • Đối với Y Học Cổ Truyền

Trong Y Học Cổ Truyền, hoắc hương là dược liệu có vị cay, tính ôn, quy kinh phế, tỳ, vị. Chủ trị chứng buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, ăn không ngon miệng, chữa cảm cúm, cảm nắng, sốt, nhức đầu, sổ mũi và ngăn hôi miệng.

  • Đối với Y Học Hiện Đại

Tinh dầu từ hoắc hương có khả năng làm tăng tiết dịch dạ dày, tăng cường chức năng tiêu hóa (theo Trung Dược Học). Ngoài ra, tinh dầu từ hoắc hương còn giúp loại bỏ mùi hôi và xua đuổi côn trùng.

Tinh chất có trong hoắc hương có tác dụng tăng quá trình chữa lành vết thương, vết sẹo, hiệu quả trong việc loại bỏ các nốt sẹo do mụn...

Mùi của cây hoắc hương giúp giảm stress, giảm căng thẳng, có tác dụng giải phóng các hormone cảm giác như serotonin và dopamine, giúp giảm cảm giác buồn bã, tuyệt vọng; thay bằng cảm giác lạc quan, yêu đời.

Nước sắc hoa hoắc hương có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh như: Leptospirosis, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, E.coli, liên cầu khuẩn tán huyết type A... (theo Trung Dược Học).

Do có chứa thành phần tannin cao, vị thuốc có hiệu quả trong việc chữa bệnh tiêu chảy và các bệnh về miệng, họng.

Cách dùng và liều dùng

Thường dùng dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc bột. 

Liều dùng: 6 – 12 g. 

Lưu ý: chia nhỏ liều lượng sử dụng để tránh bị kích thích đường ruột và các tác dụng phụ.

Một số bài thuốc sử dụng hoắc hương

Trị nội thương sinh lạnh và ngoại cảm thương hàn trong mùa hè, xuất hiện đau đầu sốt lạnh, tức ngực, bụng đầy, tiêu chảy

Bài thuốc Hoắc Hương Chính Khí Tán – Hòa Tễ Cục phương

Dược liệu: 

  • 12 g Hoắc hương 

  • 12g Đại phúc bì 

  • 12g Phục linh

  • 12g Khương bán hạ

  • 12g Đại táo

  • 8g Bạch chỉ

  • 8g Tử tô 

  • 8g Hậu phác

  • 8g Cát cánh

  • 8g Sinh khương

  • 6g Trần bì 

  • 4g Cam thảo 

Đem các dược liệu trên sắc uống.

Trị hôi miệng 

Dược liệu:

  • 15g Lá Hoắc hương

  • 15g Bạc hà 

Đem hai dược liệu trên sắc với nước rồi dùng súc miệng hàng ngày. Kết hợp với đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt cho hàm răng.

Trị ho, hàn thấp trở trệ bên trong, vị khí mất chức năng giáng xuống, bụng đầy tức, ăn ít, nôn mửa

Bài thuốc Hoắc Hương Bán Hạ Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

Dược liệu:

  • 12g Hoắc hương 

  • 12g Bán hạ (chế) 

  • 12g Trần bì 

  • 2g Đinh hương 

Đem các dược liệu trên sắc nước uống.

Chữa cảm, sốt, ho, đau nhức

Dược liệu:

  • 6g Hoắc hương

  • 6g Tía tô, 

  • 6g Hương nhu

  • 8g lá chanh

  • 8g cam thảo đất

  • 10g me chua đất 

  • 3 lát gừng 

Đem các dược liệu trên sắc nước uống, uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa phát ban

  • 50g Hoắc hương

  • 50g Hậu phác

  • 50g Trần bì

  • 50g Bồ bồ (nướng)

Đem tán nhỏ các dược liệu trên, rây bột mịn. 

Mỗi lần uống nửa thìa cà phê.

Chữa thổ tả

Dược liệu: Hoắc hương, hậu phác, cam thảo, sa nhân, mộc hương, thương truật, trần bì, mỗi vị lượng bằng nhau, sắc nước uống.

Trị viêm mũi mãn tính

Tán 160g Hoắc hương thành bột rồi trộn mật heo, làm thành viên. 

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 4g với nước, uống liên tục 2-4 tuần.

Trị đầy tức bụng và vùng vị quản, nôn mửa không muốn ăn

Bài thuốc Hoắc Hương Ẩm – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

  • 12g Hoắc hương

  • 12g Đảng sâm

  • 12g Xích phục linh

  • 12g Thương truật

  • 12g Hậu phác

  • 6g Trần bì

  • 6g Bán hạ 

  • 4g Cam thảo

  • 3 lát Sinh khương

Đem các dược liệu trên sắc với nước nóng.

LƯU Ý

Các đối tượng không nên dùng Hoắc hương:

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

  • Trẻ em.

  • Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thuốc.

  • Người suy nhược, gầy yếu, hay nóng trong người, ra mồ hôi trộm (ra mồ hôi nhiều vào ban đêm lúc ngủ). 

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm?
TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

TRÀM VÀ TINH DẦU TRÀM

Cây Tràm, hay còn gọi là chè cay hay chè đồng, là loài thực vật mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam. Thành phần trong cây Tràm chứa nhiều tinh dầu, đặc biệt có tác dụng kháng khuẩn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cây Tràm gió Việt Nam, cũng như những lợi ích của nó đối với sức khỏe.
administrator
CÁP GIỚI

CÁP GIỚI

Cáp giới (Gekko Gekko) có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á. Với nhiều đặc tính hữu ích, Cáp giới đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Toàn bộ cơ thể của Cáp giới được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, từ các vấn đề về da, đường tiêu hóa đến bệnh ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều quan trọng khi sử dụng Cáp giới để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

Tuyết liên, tuyết hà liên hay tuyết liên hoa là những tên gọi khác của thiên sơn tuyết liên. Loại dược liệu này được mệnh danh là bách thảo chi vương (vua của trăm loài thảo dược). Thiên sơn tuyết liên có công dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, mang đến nhiều ứng dụng trong y học hiện đại. Tuy nhiên, loài hoa này đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức trong sử dụng làm thuốc cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên sơn tuyết liên nhé.
administrator
CÁT SÂM

CÁT SÂM

Cát sâm (Millettia speciosa) là một trong những loại dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại để chữa trị nhiều bệnh. Với tên gọi khác là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự... Cát sâm có xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc tính của Cát sâm, công dụng của nó trong Y học cổ truyền, cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Cát sâm để chữa bệnh.
administrator
RAU ĐẮNG BIỂN

RAU ĐẮNG BIỂN

Theo y học cổ truyền, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, từ lâu đã được sử dụng với nhiều mục đích sức khỏe.
administrator
HY THIÊM

HY THIÊM

Hy thiêm là một loại cỏ mọc hoang, được tìm thấy nhiều nơi tại Việt Nam. Hy thiêm được sử dụng trong y học với tác dụng khử phong thấp, chữa tay chân tê dại, lưng mòi, gối đau, lợi gân cốt, đau lưng, mỏi gối tê tay,….
administrator
NHŨ HƯƠNG

NHŨ HƯƠNG

Nhũ hương là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền, có những công dụng hữu ích trong điều trị các bệnh lý viêm khớp cũng như những tình trạng bệnh viêm khác, bên cạnh đó còn trong điều trị các chứng đau bụng, sốt, đau bụng kinh hoặc tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng,…
administrator
CÂY SẢ

CÂY SẢ

Cây sả, hay còn được biết đến với những tên gọi: Sả chanh, cỏ sả, hương mao, lá sả. Cây sả mọc hoang và được trồng trên khắp mọi miền của nước ta, là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Sả cũng là một trong mười vị thuốc trong toan căn bản của Y Học Cổ Truyền, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, sả còn là nguyên liệu trong mỹ phẩm làm mượt tóc, cất tinh dầu,...Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator