THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

Tuyết liên, tuyết hà liên hay tuyết liên hoa là những tên gọi khác của thiên sơn tuyết liên. Loại dược liệu này được mệnh danh là bách thảo chi vương (vua của trăm loài thảo dược). Thiên sơn tuyết liên có công dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, mang đến nhiều ứng dụng trong y học hiện đại. Tuy nhiên, loài hoa này đang có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức trong sử dụng làm thuốc cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên sơn tuyết liên nhé.

daydreaming distracted girl in class

THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN

Giới thiệu về dược liệu

Thiên sơn tuyết liên (hoa sen tuyết của Thiên Sơn) có tên khoa học là Saussurea involucrata, thuộc họ Cúc. Thiên Sơn tuyết liên là loài hoa thường xuất hiện trong các bộ phim kiếm hiệp, tiên hiệp của Trung Quốc. Dược liệu này được giới thiệu với công dụng cải lão hoàn đồng, tăng công lực hay chữa vết thương. Không chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người, loài hoa này thực sự tồn tại trong giới tự nhiên.

Từ thời nhà Thanh, một học giả Trung Hoa đã phát hiện ra loài hoa này. Năm 2018, loài hoa này mới được ghi nhận ở đỉnh Thiên Sơn. Đến năm 2020, loài hoa này được ghi nhận có ở Dzungarian Gobi, núi Baitag Bogd, Mông Cổ - cách điểm phát hiện đầu tiên 250km. Trước đó, người dân ở Tân Cương đã truyền nhau nhiều đời về kết tinh của Thiên Sơn tuyết liên, dù chưa được xác nhận khoa học loài hoa này có sinh trưởng ở đây.

Như tên gọi của nó, Thiên Sơn tuyết liên là một loài hoa “ma thuật” của tạo hoá: có thể nảy mầm, sinh trưởng và ra hoa trong thời tiết lạnh lẽo giữa khe núi cao hàng nghìn mét với mực nước biển. Loài hoa được mệnh danh là bách thảo chi vương (vua của trăm loài dược thảo), thuộc dòng rất quý hiếm, chỉ sinh trưởng ở độ cao trên 2.500m so với mực nước biển. Giới hạn lớn nhất ghi nhận vào năm 2018 là 4.000m.

Thiên Sơn tuyết liên chỉ mọc ở những khe núi đá. Từ mảnh đất cằn cỗi, địa hình hiểm trở, cheo leo lại mọc ra một đoá hoa trắng yêu kiều, bung xòe như bông sen giữa tuyết trắng. Nhiều người ví rằng, sở dĩ Thiên Sơn tuyết liên có hình dáng như vậy là do kết tinh từ gió, mây và tuyết.

Phân bố

Thiên sơn tuyết liên mọc ở ở vùng núi cao Trung Á. Loại thực vật này đã và đang được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền ở một số đất nước như Uyghur, Mông Cổ, Kazakhstan và Trung Quốc.

Đặc điểm hình thái

Theo nhiều ghi nhận trong y học cổ truyền, vẻ đẹp của hoa tuyết liên được đánh giá là “giản đơn nhưng rất đặc biệt”. Cây có hình dáng giống cây súp lơ trắng, có lớp lá ngoài cùng màu xanh đậm. Lá xoăn nhẹ, trông như lưỡi mác và ôm trọn lấy toàn bộ đóa hoa bên trong.

Dưới ánh nắng mặt trời ở vùng núi tuyết, những cánh hoa tuyết liên ánh lên màu vàng trắng vô cùng rực rỡ. Từng lớp từng lớp xếp chồng lên nhau, cùng ôm trọn nhụy hoa có màu tím đỏ. Tùy theo điều kiện ánh sáng và nhiệt độ, cánh hoa sẽ “khép – mở” linh hoạt để thích nghi với thời tiết.

Phần thân nhẹ nhàng nhưng rễ của thiên sơn tuyết liên lại vô cùng cứng cáp.

Thành phần hóa học

Có hơn 70 hợp chất đã được phân lập và xác định trong loại dược liệu này. Bao gồm phenylpropanoids, flavonoid, lignans, coumarin, sesquiterpenes, ceramides, steroid, polysaccharides...

Loại dược liệu này đã được chứng minh là có công dụng chống ung thư, chống viêm, giảm đau, giảm mệt mỏi, chống oxy hóa, chống thiếu oxy, chống lão hóa, bảo vệ thần kinh, điều hòa miễn dịch.

Tác dụng - Công dụng

Thúc đẩy lưu thông máu

Theo ghi nhận của y học cổ truyền, thiên sơn tuyết liên có công dụng thúc đẩy lưu thông máu. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng liên quan tới tuần hoàn kém.

Bên cạnh đó, các bài thuốc thuốc từ dược liệu này còn được sử dụng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, đau dạ dày, ho do lạnh, đau bụng kinh hay say độ cao.

Hiệu quả trên hệ tim mạch

Các hợp chất alkaloid và chiết xuất ethanol trong thiên sơn tuyết liên giúp làm giảm tính thấm của mao mạch dưới da, từ đó được chứng minh có tác dụng tốt đối với hệ tim mạch.

Theo nghiên cứu trên thỏ và chó:

  • Các alkaloid toàn phần của tuyết liên có công dụng ức chế tim thỏ cô lập, có thể làm giảm phạm vi co bóp, hỗ trợ làm chậm nhịp tim, thậm chí ngừng tim.

  • Ion kiềm trong tuyết liên cho thấy làm nhịp tim chậm hơn và sóng T lồi trên ECG của thỏ, kéo dài trong 10 phút.

Cách dùng - Liều dùng

Một số bài thuốc được sử dụng từ thiên sơn tuyết liên bao gồm:

  • Chữa dương nuy, sử dụng sen tuyết và đông trùng hạ thảo đem đi ngâm rượu.

  • Chữa suy nhược cơ thể ở phụ nữ bằng cách dùng tuyết liên, nhân sâm và địa hoàng hầm chung với gà, đến khi nhừ thì dùng ăn.

  • Chữa phong thấp, phụ nữ đau lạnh bụng dưới. Sử dụng tuyết liên 19 gram, thêm 100 ml rượu trắng hoặc rượu gạo. Ngâm trong bảy ngày và dùng, mỗi ngày sử dụng tối đa 10ml.

  • Trị đau răng. Dùng hoa từ 8 - 16 gram, ăn sống hoặc ngâm lấy nước dùng.

  • Chữa chảy máu do chấn thương, lấy một lượng tuyết liên vừa đủ bôi lên vùng bị thương.

Lưu ý

Thiên sơn tuyết liên có thể được sử dụng theo hai cách:

  • Dùng đường uống, sắc canh từ 6 - 12g, hoặc ngâm rượu.

  • Dùng ngoài với một lượng thích hợp, giã nhỏ và bôi lên da.

Cần lưu ý phụ nữ có thai không nên dùng loại dược liệu này vì có thể làm co tử cung và dẫn tới sảy thai.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÁNH KIẾN TRẮNG

CÁNH KIẾN TRẮNG

Cánh kiến trắng hay còn được biết đến là cây Bồ đề, có tên khoa học Styrax tonkinensis thuộc họ Bồ đề. Trong Y học cổ truyền, người ta dùng nhựa của nó, tên là An tức hương, với tác dụng khai khiếu, trấn tĩnh, chữa ho. Tên gọi khác: An tức hương, Bồ đề, Mệnh môn lục sự, Thoán hương, Tịch tà, Tiện khiên ngưu, Thiên kim mộc chi, Chiết bối La hương.
administrator
TINH DẦU HƯƠNG THẢO

TINH DẦU HƯƠNG THẢO

Hương thảo là một loại gia vị quen thuộc trong nền ẩm thực, được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Không những thế, Hương thảo còn có nguồn tinh dầu với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tinh dầu Hương thảo và cách sử dụng hiệu quả nhé.
administrator
BỒNG BỒNG

BỒNG BỒNG

Bồng bồng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bàng biển, nam tỳ bà, cây lá hen. Bồng bồng còn được biết đến với tên gọi khác là cây lá hen hay bàng biển, được dân gian xem như khắc tinh của các chứng bệnh hen suyễn hay ho do phế quản. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách mới có thể phát huy tốt tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THIÊN TIÊN TỬ

THIÊN TIÊN TỬ

Thiên tiên tử là một vị thuốc được phân nhóm độc bảng A. Theo y học cổ truyền, Thiên tiên tử có công dụng chữa đau răng, dùng trong trường hợp co giật hay hoảng sợ quá độ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thiên tiên tử, cũng như công dụng và thận trọng khi sử dụng.
administrator
MỒNG TƠI

MỒNG TƠI

Nhắc đến Mồng tơi hầu như ai cũng biết đến đây là một loại rau ăn lá rất phổ biến ở nước ta, thường có mặt trong rất nhiều bữa cơm gia đình Việt Nam với các món canh từ Mồng tơi rất đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà Mồng tơi còn là một vị thuốc rất thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau trong Y học cổ truyền.
administrator
CỎ NHỌ NỒI

CỎ NHỌ NỒI

Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực (Eclipta prostrata L.), là một loài thân thảo cao 40 cm, thân tròn màu xanh lục hoặc đỏ tía, có lông cứng.
administrator
LÁ DONG

LÁ DONG

Lá dong, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây lùn, dong, dong gói bánh, dong lá. Lá dong vừa là tên bộ phận, vừa là tên cây quen thuộc mỗi dịp tết đến xuân về. Tưởng chừng như chỉ là một loại lá gói bánh nhưng dong còn là một vị thuốc bất ngờ. Lá tươi hoặc qua chế biến chữa được say rượu, giải độc và trị rắn cắn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGƯU HOÀNG

NGƯU HOÀNG

Ngưu hoàng là phần sạn nằm bên trong ống gan và ống mật của con Bò tót (Bos Taurus domesticus Gmelin) hoặc con trâu (Bubalus bubalis).
administrator