QUA LÂU NHÂN

Qua lâu nhân là hạt của Cây Qua lâu, có tên khoa học là Semen Trichosanthis.

daydreaming distracted girl in class

QUA LÂU NHÂN

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Semen Trichosanthis.

- Họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

- Tên gọi khác: Hạt Thảo Ca, Quát Lâu Nhân, Qua Lâu Tử

Qua lâu nhân là hạt của Cây Qua lâu. 

Đặc điểm dược liệu

Hạt qua lâu được bao phủ bởi thịt quả. Hạt hình bầu dục dẹt, dài 12-15mm, rộng 6-10mm, dày khoảng 3,5mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu sẫm, trơn nhẵn, có rãnh tròn xung quanh mép hạt. Đỉnh hạt tương đối nhọn, có rốn hình điểm, lõm xuống. Đáy hạt tròn. Vỏ hạt ngoài cứng, vỏ hạt trong là màng mỏng, màu xanh xám, bao bởi 2 lá mầm dày, màu trắng vàng, chứa nhiều dầu.

Mùi nhẹ, hơi ngọt dịu và hơi đắng.

Hạt được thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 9, lấy ở quả già, chắc, mập, sau đó phơi nắng hoặc sấy khô. Khi sử dụng đập nhẹ cho vỏ tách đôi, lấy phần nhân giã nát (dùng sống) để trừ nhiệt. Ngoài ra có thể tẩm mật ong sao qua (bổ phế) để trị rát cổ (dùng chín).

Phân bố, sinh thái

Qua lâu nhân là hạt đã phơi hay sấy khô của nhiều loài Trichosanthes như Trichosanthes kirilowii Maxim., Trichosanthes multiloba Miq, được tìm thấy ở Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á.

Thành phần hóa học 

Hạt Qua lâu chứa khoảng 25-26% chất dầu, trong đó axit không no chiếm tới 66,5%, axit béo no chiếm chừng 30% và các chất khác như: 5,46% protein và 17 loại axit amin, saponin, nhiều vitamin và 16 loại nguyên tố vi lượng, như canxi, sắt, kẽm, selen. 

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, Qua lâu nhân có vị ngọt, tính lạnh, quy kinh Đại Trường, Vị và Phế, có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, chỉ khái, nhuận tràng. Do đó dược liệu được dùng trong một số trường hợp như:

- Y học cổ truyền Trung Quốc dùng Qua lâu nhân để hạ sốt, tăng bài tiết, hỗ trợ tiêu hóa, trị ho, tiêu viêm.

- Theo y học cổ truyền Hàn Quốc, qua lâu nhân có tác dụng giảm đờm, chống viêm và giải độc.

- Qua lâu nhân cũng có tác dụng nhuận tràng nhẹ, vì vậy thường được sử dụng để điều trị táo bón nhẹ hoặc phân khô.

- Ngoài ra, dược liệu có thể được dùng để giúp chữa lành vết thương của phụ nữ và các bệnh ký sinh trùng liên quan, bệnh kiết lỵ, tiểu ra máu và bệnh bạch biến.

Theo Y học hiện đại, một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tốt của Qua lâu nhân đối với một số bệnh lý ở người. Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần ở mức thử nghiệm trên động vật mà chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người. Một số tác dụng đã được chứng minh như:

- Kháng ung thư, kháng viêm và chống oxy hóa;

- Cải thiện và điều hòa hệ miễn dịch;

- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường;

- Giãn vành, tăng lưu lượng máu đến động mạch vành, giảm nguy cơ bị thiếu máu cơ tim cấp;

- Ức chế mạnh sự tăng sinh của virus HIV trong nghiên cứu in vitro;

- Hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp;

- Hạ lipid máu;

- Giúp giảm cân, cải thiện vóc dáng.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng: Qua lâu nhân 12 – 16g/ ngày; dưới dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc có Qua lâu nhân:

- Bài thuốc chữa táo bón: dùng 15 qua lâu nhân, 3 g cam thảo sắc lấy nước uống. Nếu cảm thấy khó uống, có thể cho thêm một chút mật ong.

- Bài thuốc điều trị bệnh thấp khớp mãn tính: Qua lâu nhân, Thổ phục linh, Thạch cao, Sinh địa, Rau má, Cốt toái bổ, Kê huyết đằng, Đơn sâm, Uy linh tiên, Khương hoạt, Hy thiêm, Độc hoạt mỗi vị 12g; Bạch chỉ 8g và Cam thảo 4g. Sắc lấy nước, mỗi ngày uống 1 thang, uống trong vòng 1 tháng.

- Bài thuốc điều trị viêm tuyến vú cấp tính, vú sưng nóng nổi mẩn đỏ gây đau và sốt: Sắc các dược liệu qua lâu nhân, bồ công anh và kim ngân hoa mỗi vị 15 g với nước cho đến khi cô đặc để dùng.

- Bài thuốc đau họng, tắt tiếng: Qua lâu nhân, Cam thảo, Bạch cương tằm, mỗi vị 10g; gừng tươi 4g. Trộn tất cả các dược liệu, sắc với 5 phần nước, cô còn 2 phần nước để dùng. Chia làm 2 lần dùng sau mỗi bữa ăn.

- Bài thuốc trị viêm phế quản, đau thắt ngực do đờm vàng hoặc áp xe phổi: Sắc các dược liệu Qua lâu nhân và Bồ công anh mỗi vị 12g; Kim ngân hoa, Bán hạ và Cát cánh mỗi vị 10g; Toàn qua lâu và Ý dĩ nhân mỗi vị 15g; Hoàng liên 4g cùng với nước, có thể chia thành nhiều phần nhỏ để dễ sử dụng.

- Chữa bệnh lao phổi: Sắc chung các dược liệu 8 g qua lâu nhân, 8 g chỉ xác, 16 g hạ khô thảo, 8 g tang bạch bì, 16 g huyền sâm và 16 g sài hồ. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm dần.

Lưu ý

- Sử dụng dược liệu qua lâu nhân quá liều có thể dẫn đến các phản ứng bất lợi như đau dạ dày, buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.

- Hạt qua lâu có tác dụng nhuận tràng. Do đó, người bệnh có Tỳ Vị hư yếu không nên sử dụng để tránh tình trạng thuốc gây tiêu chảy.

- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng qua lâu nhân để chữa bệnh. Bởi vị thuốc này chưa được chứng minh an toàn.

- Qua lâu nhân có tác dụng chữa chứng đờm do nhiệt táo gây ra, nhưng không có hiệu quả trong điều trị chứng thấp, hàn và thực tích sinh đờm; khí hư.

 

Có thể bạn quan tâm?
MẠCH MÔN

MẠCH MÔN

Mạch môn là một loại dược liệu quý, rất phổ biến và được sử dụng nhiều trong các nền y học của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, và một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Mạch môn thường được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, Mạch môn là một loài dược liệu mọc hoang, thường bắt gặp nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Dược liệu này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho, táo bón, ho có đờm, lao phổi và nhiều bệnh lý khác.
administrator
HOA PHẤN

HOA PHẤN

Hoa phấn nở quanh năm và thường được trồng làm cảnh vì có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt. Ngoài ra, rễ và lá của loại thảo dược này còn được dùng để chữa ho mãn tính, viêm amidan, viêm họng, kinh nguyệt không đều và nhiễm trùng đường tiết niệu.
administrator
MUỒNG TRÂU

MUỒNG TRÂU

Tên khoa học: Senna alata L Họ: Đậu (Fabaceae) Tên gọi khác: Muồng lác, Tâng hét, Cây lác, Muồng xức lác,…
administrator
HOÀNG ĐẰNG

HOÀNG ĐẰNG

Hoàng đằng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vàng đắng, dây vàng, năm hoàng liên. Hoàng đằng là vị thuốc quý có vị đắng, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Từ lâu, loại dược liệu này đã được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột và một số tình trạng viêm nhiễm ngoài da,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
ĐẬU BIẾC

ĐẬU BIẾC

Đậu biếc, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông biếc, hoa đậu tím, hoa mắt biếc, hoa ngọc biếc. Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, dùng để pha trà uống mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện não bộ, ngăn ngừa lão hóa,…Loại hoa này còn tạo nên những dải màu rất đẹp khi pha chế thành uống nước. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DÂY GÂN

DÂY GÂN

Dây gân, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dây đòn gánh, Đơn tai mèo, Dây đòn kẻ trộm, Dây con kiến, Hạ quả đằng, Seng thanh, Dây râu rồng, Dây xà phòng, Đơn tai. Dây gân còn được nhân dân gọi là Dây đòn gánh hoặc Seng thanh (tiếng Mường). Với công dụng tán huyết ứ, tiêu viêm, thanh nhiệt, hoạt lạc, dây đòn gánh thường được sử dụng trong bài thuốc chữa bỏng, đau nhức xương khớp, bong gân và bầm tím do chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
TỎI TÂY

TỎI TÂY

Tỏi tây (Allium ampeloprasum) là một loại cây thuộc họ Alliaceae, được sử dụng như một loại dược liệu trong Y học cổ truyền từ rất lâu đời. Tỏi tây có nguồn gốc từ châu u và đã được trồng trên khắp thế giới. Trong Y học cổ truyền, Tỏi tây được coi là một loại thực phẩm và thuốc quan trọng nhờ vào tính năng ấm dương, thông khí, chống đau, kháng viêm, tiêu viêm và kháng khuẩn. Hiện nay, Tỏi tây vẫn là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong Y học hiện đại và được nghiên cứu về tác dụng và cơ chế hoạt động của nó trên cơ thể người.
administrator
SÂM TỐ NỮ

SÂM TỐ NỮ

Sâm tố nữ là một loại dược liệu phổ biến tại đất nước Thái Lan và được xem là loại cây đặc hữu của quốc gia này. Trong y học cổ truyền của quốc gia này, đây là một vị thuốc quý dành cho phụ nữ và cả đàn ông ở độ tuổi trung niên từ xa xưa nhờ khả năng chống lão hóa.
administrator