MẬT ONG

Nhắc đến Mật ong, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến 1 nguyên liệu có thể được sử dụng làm thực phẩm từ thiên nhiên với rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Bên cạnh đó, không chỉ được biết đến như là 1 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, Mật ong còn là 1 vị thuốc quý có trong rất nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý phổ biến như: ho, cảm cúm, bệnh ngoài da, viêm loét bao tử,…

daydreaming distracted girl in class

MẬT ONG

Giới thiệu về Mật ong

Nhắc đến Mật ong, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến 1 nguyên liệu có thể được sử dụng làm thực phẩm từ thiên nhiên với rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Bên cạnh đó, không chỉ được biết đến như là 1 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, Mật ong còn là 1 vị thuốc quý có trong rất nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý phổ biến như: ho, cảm cúm, bệnh ngoài da, viêm loét bao tử,… Đặc biệt, nhờ trong thành phần có các acid hữu cơ, khoáng chất và các vitamin, vị thuốc này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe cho người sau bệnh đang cần hồi phục.

- Tên khoa học: Apis cerana Fabricius (ong mật châu Á), Apis mellifera L. (ong mật châu Âu).

- Họ khoa học: Apidae (họ Ong mật)

- Tên gọi khác của Mật ong: Phong mật, Bách hoa cao, Phong đường, Bách hoa tinh,…

Đặc điểm của Mật ong

Mật ong được ra từ những chất ngọt do những con ong thợ thu thập từ những nhụy của hoa. Đây là một loại nguyên liệu tinh khiết không có bất kỳ sự gia giảm nồng độ bởi bất kỳ chất pha nào, kể cả nước & đường.

Mật ong có vị ngọt thanh, mùi thơm và có độ nhớt tương đối, màu sắc của Mật ong cũng tương đối đa dạng từ trong suốt đến màu nâu đen. Ở thời điểm khoảng hè, Mật ong thường sáng và có sự trong suốt nhất định. Đến thời điểm khoảng mùa đông, Mật ong sẽ có hiện tượng kết tinh thành các hạt nhỏ, sánh lại. Tùy vào mỗi vùng địa lý, từng khu vực và từng thời điểm lấy mật cụ thể mà Mật ong có những sự thay đổi khác nhau về màu sắc cũng như thể chất.

Mật ong đôi khị cũng có thể có độc tố nếu ong thợ hút mật ở những cây có hoa độc, ví dụ như hoa Phụ tử, hoa Thuốc lá hoặc hoa Cà độc dược,…

Bộ phận dùng, phân bố, thu hoạch và chế biến Mật ong

- Bộ phận dùng: Mật ong và Sáp ong đều có thể được sử dụng để làm thuốc.

- Phân bố: Mật ong phân bố rất rộng rãi ở một số địa phương nước ta, không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe mà còn được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh. Hiện nay, bên cạnh nguồn Mật ong từ thiên nhiên, nhiều khu vực đã thực hiện mô hình nuôi ong ở quy mô công nghiệp để lấy Mật.

- Thu hoạch: 

  • Mật ong được thu hoạch quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất để lấy Mật ong là vào khoảng thời gian mùa xuân đến mùa hạ (khoảng từ tháng 2 - tháng 4).

  • Đối với những người chuyên khai thác Mật ong thiên nhiên, họ sẽ quan sát bụng con ong để xác định được tổ ong đó đã có đủ lượng Mật ong để thu hoạch hay chưa. Nếu quan sát thấy bụng con ong có màu vàng óng tức là tồ đã đầy mật. Còn khi bụng con ong có màu vàng nhạt tức là tổ ong mới làm và khi bụng con ong có màu sẫm thì tức là tổ đã hết mật.

  • Để thu hoạch Mật ong, người lấy Mật thường mang theo rễ Gừa làm thành các bó giống đuốc. Sau đó sử dụng bó rễ Gừa để đốt lấy khói hun vào tổ ong. Khi đó, khói Gừa sẽ làm cho ong bị cay, khó chịu thì sẽ bay ra khỏi tổ. Tiếp đến, cắt tầng sáp của tổ ong để thu hoạch Mật ong. Mật ong khi vừa được thu từ tổ thường có màu vàng sẫm và có chất lượng không cao do chưa qua quá trình sơ chế để loại bỏ phần sáp, ấu trùng ong & các loại tạp chất khác..

  • Ở một số cơ sở chuyên nuôi ong để lấy Mật ở quy mô công nghiệp, họ thường sử dụng máy ly tâm để lấy mật. Loại máy này giúp tiết kiệm công sức, tăng năng suất cũng như giữ nguyên được tầng sáp. Đặc biệt, phương pháp này giúp đảm bảo chất lượng của Mật ong loại 1.

- Chế biến và bảo quản: 

  • Mật ong sau khi được thu hoạch cần phải qua những công đoạn lọc phần sáp ong, ấu trùng ong và loại bỏ các thành phần tạp chất. Sau đó Mật ong có thể được chế biến thành nhiều dạng khác nhau như: dạng lỏng, siro hoặc dạng kết hợp với các dược liệu khác trong các công thức thuốc hoặc nấu ăn khác nhau.

  • Bảo quản Mật ong trong lọ thủy tinh hoặc chai nhựa và bảo quản ở những nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Lưu ý tuyệt đối không được đựng Mật ong trong các vật dụng bằng kim loại do Mật ong có các acid hữu cơ và các loại đường trong thành phần có thể bị ảnh hưởng bởi kim loại từ đó có thể gây biến chất Mật ong.

Thành phần hóa học của Mật ong

Mật ong có chứa rất nhiều và đa dạng các thành phần hóa học, cụ thể như:

- Các loại đường: glucose, sucrose, maltose, levulose,…

- Các enzyme: catalase, diastase, lipase,…

- Nước: chiếm khoảng 18 – 20%.

- Các acid hữu cơ: acid formic, acid pantothenic, acid tartric, acid citric, acid oxalic, acid malic,…

- Các loại vitamin đa dạng: vitamin B1, B2, B6, B9, PP, K, A, E,…

- Các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng như: natri, kali, calci, sắt, đồng, kẽm, magie, crom,…

- Các chất kháng khuẩn, diệt nấm,…

- Các hormon.

- Và nhiều những hợp chất khác. 

Cách để phân biệt Mật ong thật hay giả

Ngày nay người ta thường làm Mật ong giả bằng các thành phần như mật mía, nước tinh bột thủy phân hoặc siro. Có thể sử dụng phương pháp định lượng thành phần để phân biệt thật giả hoặc các phương pháp thử khác như:

- Mật ong không có tinh bột: cho dung dịch iod vào Mật ong, Mật ong không được chuyển sang màu đỏ (lẫn dexin) hoặc màu xanh (lẫn tinh bột).

- Mật ong chỉ có 1 lượng nhỏ calci: cho acid acetic và oxalat amon vào Mật ong thì không được xuất hiện tủa, có tủa tức là là lượng calci là khá nhiều (giả mạo).

- Dựa trên thành phần acid hữu cơ trong Mật ong, Mật ong không có acid vô cơ: 

  • Pha loãng Mật ong với nước rồi thêm acid nitric loãng, bạc nitrat vào không được xuất hiện tủa.

  • Thêm bari clorid vào không được xuất hiện tủa.

- Soi bằng kính hiển vi: có thể thấy 1 vài mảnh sáp ong và các hạt phấn hoa.

Công dụng – Tác dụng theo Y học hiện đại

  • Tác dụng kháng khuẩn: thành phần hoạt chất hydro peroxide trong Mật ong sau khi vào cơ thể và phân bố sẽ hoạt động như một chất kháng khuẩn. Tuy nhiên, nếu hoạt chất này không được pha loãng với dịch cơ thể thì sẽ tác dụng khử trùng sẽ giảm hiệu quả rất nhiều (chẳng hạn như sẽ kém hiệu quả khi băng vết thương hoặc thoa ngoài da,…).

  • Tác dụng thẩm thấu: hỗn hợp bão hòa của 2 loại monosaccharid trong Mật ong có hoạt độ nước thấp. Đa phần các phân tử nước liên kết với các phân tử đường và 1 số ít vi sinh vật. Do đó, Mật ong là môi trường bất lợi dành cho sự sinh trưởng và phát triển của 1 vài vi sinh vật.

  • Tính acid: giá trị pH của Mật ong thường dao động trong khoảng 3,2 – 4,5. Với độ pH này, Mật ong có khả năng ngăn chặn sự phát triển của 1 vài loại vi khuẩn.

  • Chống oxy hóa: hàm lượng carbohydrate và đặc biệt là các hợp chất nhóm polyphenol sẽ có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó, hàm lượng của 2 nhóm hợp chất này còn có tác dụng giúp giảm sự tổn thương ruột trong bệnh lý ung thư đại tràng.

  • Các tác dụng dược lý khác: tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư đại tràng, giúp giảm nồng độ cholesterol huyết,…

Vị thuốc Mật ong trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt, tính bình.

- Quy kinh: vào kinh Tỳ, Phế và Đại trường.

- Công năng: giúp bổ tỳ vị, chỉ khát, dưỡng huyết, tăng sinh lực, kiện tỳ, thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế,… Bên cạnh đó, Mật ong còn có khả năng giải độc trong trường hợp ngộ độc các dược liệu như Xuyên ô & Phụ tử.

- Chủ trị: các chứng ho mạn tính, ho thông thường, ho ra máu, vết thương trầy xước ngoài da, viêm loét dạ dày, đau dạ dày,… Đồng thời, Mật ong còn giúp tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng cho cơ thể, bồi bổ sức khỏe sau khi khỏi bệnh.

Cách dùng – Liều dùng

- Liều dùng: sử dụng với lượng khoảng 15 – 30 g mỗi ngày. Nhưng liều sử dụng vị thuốc Mật ong có thể thay đổi tùy theo từng bài thuốc cụ thể và từng đối tượng người bệnh khác nhau. Để xác định chính xác liều lượng cần sử dụng thì việc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế là rất cần thiết để đảm bảo việc điều trị được an toàn và hiệu quả.

- Cách dùng: Mật ong thường được sử dụng đơn độc hoặc sử dụng kết hợp với 1 vài vị thuốc khác ở dạng khô hoặc dạng đắp ngoài da.

Một số bài thuốc có vị thuốc Mật ong

- Bài thuốc giúp phục hồi sức khỏe sau khi khỏi bệnh, mới bệnh dậy:

  • Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất & bột Tam thất.

  • Tiến hành: trộn 2 muỗng Mật ong nguyên chất cùng với 3 muỗng cà phê bột Tam thất và ăn. Sử dụng 1 lần hằng ngày để bồi bổ sức khỏe sau khi vừa bệnh dậy.

- Bài thuốc hỗ trợ điều trị ho:

  • Chuẩn bị: 1 trái Chanh tươi & vài muỗng Mật ong nguyên chất.

  • Tiến hành: rửa sạch trái Chanh tươi với nước mát rồi đem khía thành hình giống múi khế. Tiếp đến, cho trái Chanh vào trong một chén nhỏ, tiếp tục cho một lượng Mật ong nguyên chất vừa đủ để Mật ngấm vào toàn bộ trái chanh. Để yên trong khoảng 1 – 2 giờ và sau đó sử dụng phần nước cốt để ngậm trị ho rất tốt.

- Phương pháp trị bệnh viêm nướu từ Mật ong: 

  • Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất.

  • Tiến hành: sử dụng 1 muỗng cà phê Mật ong cho vào ly nước ấm khoảng 300 mL. Lấy nước Mật ong đã pha loãng để súc miệng giúp điều trị viêm nướu. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác dụng tốt đối với các chứng chảy máu chân răng, viêm nướu răng, đau nhức răng.

- Bài thuốc giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống nhiễm khuẩn: sử dụng năm muỗng cà phê Mật ong nguyên chất hằng ngày. Có thể ăn cùng với bánh mì hoặc có thể dùng để uống với trà, sữa tươi hoặc các loại đồ ép tươi. Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng Mật ong là vào buổi sáng sớm hoặc ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.

- Phương pháp sử dụng Mật ong giúp bồi bổ cơ thể, da dẻ hồng hào

  • Chuẩn bị: 4 muỗng Mật ong nguyên chất & 1 lòng đỏ trứng gà ta.

  • Tiến hành: đem 2 nguyên liệu đã được chuẩn bị như trên đem đi đánh bông. Sử dụng phần hỗn hợp vừa được chế biến để ăn. Ăn 1 lần hằng ngày vào mỗi buổi sáng sớm.

-  Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày:

  • Chuẩn bị: Mật ong, bột Nghệ đen & bột Nghệ vàng.

  • Tiến hành: cho tất cả các nguyên liệu trên đã được chuẩn bị vào trong 1 chén nhỏ với lượng của mỗi vị thuốc là 1 muỗng nhỏ. Trộn đều để tạo thành 1 hỗn hợp sệt và sử dụng hỗn hợp này để ăn. Ăn từ 1 – 2 lần mỗi ngày & nên kiên trì sử dụng trong vòng khoảng 1 đến 2 tháng.

- Ngoài ra còn rất nhiều những bài thuốc, phương pháp sử dụng khác của vị thuốc Mật ong được dùng trong điều trị các bệnh lý thường gặp.

Lưu ý khi sử dụng Mật ong

Người dùng cần lưu ý đến những vấn đề này khi sử dụng Mật ong:

- Lựa chọn Mật ong rừng thiên nhiên hoặc Mật ong có nguồn gốc rõ ràng từ những cửa hàng uy tín.

- Không sử dụng Mật ong ở nhiệt độ cao vì điều này có thể làm biến chất Mật ong.

- Khi nhận thấy Mật ong có dấu hiệu bị hư hỏng, tuyệt đối không được sử dụng vì sẽ không an toàn.

- Mật ong có các bọt khí thì không nên để lâu do dễ dẫn đến ẩm mốc gây giảm chất lượng Mật.

- Khi đang sử dụng Mật ong cùng với các thuốc khác, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRÚC DIỆP

TRÚC DIỆP

Trúc diệp (Lophatherum gracile) là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh, từ các vấn đề về đường tiêu hóa đến các bệnh về hô hấp. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Trúc diệp có chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Trúc diệp, người dùng cần lưu ý những điều quan trọng như liều lượng, tác dụng phụ và khả năng tương tác với các loại thuốc khác.
administrator
CÀ DĂM

CÀ DĂM

Cây cà dăm (Anogeissus Acuminata) là cây gỗ cao 10-20m (cây non 6-9m). Nhánh cây mịn, tán dẹp. Lá cây nhỏ, mọc đối hay gần đối và có lông. Trong dân gian, phần vỏ được dùng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người (bán thân bất toại), chữa các vết cắn của bọ cạp và rắn.
administrator
HUYẾT KIỆT

HUYẾT KIỆT

Regina draconis (hay Sanghis draconis) là nhựa cây khô bao phủ quả của một số loài thuộc họ cọ, bao gồm cả cây Calamus propinquus Becc. Hoặc Calamus draco Willd. Nó được gọi là máu khô vì nó có màu đỏ như máu, và người ta gọi nó là máu rồng.
administrator
MÂM XÔI

MÂM XÔI

Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. Họ Hoa hồng (Rosaceae) Tên gọi khác: Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Phúc bồn tử.
administrator
CÂY BA CHẼ

CÂY BA CHẼ

Ba chẽ (Dendrolobium triangulare) là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều loại bệnh. Cây Ba chẽ có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Các thành phần hoạt chất trong Ba chẽ bao gồm các hợp chất polyphenol, flavonoid, acid amin và các dẫn xuất alkaloid. Ba chẽ được sử dụng để chữa bệnh như viêm xoang, đau đầu, đau khớp và các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Ba chẽ, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
THỒM LỒM

THỒM LỒM

Thồm lồm là một loại cây mọc hoang ở khắp các vùng thôn quê tại Việt Nam. Ở một số khu vực, loại dược liệu này được nhiều trẻ em hái ăn, rất ưa thích bởi vị chua. Tuy nhiên, cây Thồm lồm còn được sử dụng trong Y học để chữa nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm viêm da, kiết lỵ, eczema nhiễm khuẩn, chốc đầu, chốc mép, sốt rét. Sau đây là hãy cùng tìm hiểu về Thồm lồm và những công dụng của nó đối với sức khỏe.
administrator
CÂY RÁY

CÂY RÁY

Cây ráy, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dã vu, ráy dại. Cây ráy là loài thực vật mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp. Ít ai biết rằng, loài cây dại này có nhiều tác dụng chữa bệnh và lợi ích đối với sức khỏe. Dân gian thường sử dụng củ ráy để giảm sốt, trị bệnh gout, mụn nhọt ngoài da và đau nhức xương khớp do phong tê thấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
SÂM VŨ DIỆP

SÂM VŨ DIỆP

Nhắc đến Sâm hoặc các loại dược liệu thuộc nhà Sâm thì chúng ta đều nghĩ ngay đến những loại thuốc đến từ thiên nhiên giúp bồi bổ cơ thể với những công dụng tuyệt vời, thậm chí được ví như thần dược.
administrator