CÀ DĂM

Cây cà dăm (Anogeissus Acuminata) là cây gỗ cao 10-20m (cây non 6-9m). Nhánh cây mịn, tán dẹp. Lá cây nhỏ, mọc đối hay gần đối và có lông. Trong dân gian, phần vỏ được dùng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người (bán thân bất toại), chữa các vết cắn của bọ cạp và rắn.

daydreaming distracted girl in class

CÀ DĂM

Giới thiệu về dược liệu 

Cây cà dăm là cây gỗ cao 10-20m (cây non 6-9m). Nhánh cây mịn, tán dẹp. Lá cây nhỏ, mọc đối hay gần đối và có lông. Hoa rất nhỏ, không có cuống. Quả màu xanh biển sẫm, có cánh, bên trong quả có 1 hạt. Loài cây này được sử dụng làm gỗ và dược liệu chữa bệnh. 

Tên gọi khác: Cà dặm, Răm hay Râm, Chò nhai, Xoi,…

Tên khoa học: Anogeissus Acuminata (Roxb. ex DC) Guill et Perr

Họ: Bàng (tên khoa học là Combretaceae)

Bộ: Sim (tên khoa học là Myrtales)

Chi: Anogeissus (tên khoa học là Anogeissus)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Rất nguy cấp (CR)

Cà dăm là một loại cây quý đang trong tình trạng bảo tồn

Đặc điểm sinh trưởng

Phân bố

Cà dăm phân bố ở một số nơi thuộc châu Á như Ấn Độ, Lào, Mianma, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc,…

Tại Việt Nam, cây cà dăm xuất hiện ở nhiều các tỉnh thành như: Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Vũng Tàu, TP.HCM, Gia Lai,…

Đặc điểm tự nhiên

Cây cà dăm mọc và phát triển trong các rừng ẩm thường xanh hoặc nửa rụng lá. Ngoài ra, chúng còn mọc tự nhiên trong núi đá vôi hay rừng nguyên sinh, ở độ cao khoảng 700m.

Đây là loại cây ưa sáng và có thể sinh trưởng mạnh mẽ ở nhiều loại đất, kể cả đất khô xấu. Nhưng chúng vẫn phù hợp với đất cát pha nhất vì thành quả là kích thước cây sẽ to hơn và chất lượng gỗ tốt hơn so với trồng trên những loại đất khác.

Ngoài ra, loài cây này còn có khả năng tái sinh bằng chồi mạnh mẽ. Thông thường sẽ ra hoa vào mùa xuân. 

Hiện nay, cây cà dăm đang dần bị tàn phá vì bị khai thác quá mức và cần được bảo tồn chặt chẽ để tránh nguy cơ tuyệt chủng của loài này.

Đặc điểm nhận dạng

Cây cà dăm trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 10 mét và có thể cao tới 20 mét. Cây non thường cao khoảng 6-9 mét và ít nhánh hơn cây trưởng thành. 

Thân cây thẳng đứng, phía dưới gốc có bạnh nhỏ; có tàn đẹp, nhánh thanh mảnh, rũ xuống. Lá của cây cà dọc thuộc loại lá đơn, mọc đối, mặt trên có màu lục, mặt dưới nhạt màu hơn. Phiến nguyên, hình mác dạng trứng, thon có lông thưa, chót nhọn, đáy tà, có khoảng 5 đôi gân. Cuống ngắn, dài khoảng 2-6mm.

Hoa của nó nhỏ, không có cuống hợp với nhau tạo thành cụm đầu tròn, mọc ở nách lá. Đài có dạng ống, phía trên có 5 răng. Cánh hoa trắng, 10 nhị xếp thành 2 vòng, bầu hạ 1 ô, chứa 2 noãn. 

Quả màu xanh biển sẫm, có cánh, bên trong quả có 1 hạt.

Bảo quản

Bảo quản ở nơi thoáng mát, trong nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Dược liệu đã chế biến phải trong bọc kín và sau mỗi lần sử dụng cần bọc kín lại.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến 

Bộ phận dùng làm dược liệu là phần vỏ cây cà dăm - Cortex Anogeissi. Ngoài ra, có một số nơi dùng lá làm dược liệu.

Thành phần hóa học 

Thời điểm hiện tại các nghiên cứu về loài cây này còn khá hạn chế nhưng các nhà khoa học vẫn nghiên cứu ra chất có trong vỏ cây là tinin và trong nhựa chủ yếu là pentose và glactose.

Tác dụng - Công dụng 

Đây là loài thực vật lấy gỗ ở Việt Nam. Gỗ cà dăm được xếp vào nhóm gỗ nhẹ, có sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt và cong vênh. Tuy nhiên, đây vẫn là loại gỗ tốt với nhiều ưu điểm như:

  • Nhờ sự dễ gia công và dễ chế biến của loài cây này mà có thể chế tạo ra những sản phẩm gỗ đa dạng và độc đáo như làm cột trong xây dựng, giường ngủ, sàn nhà…

  • Giá thành không quá đắt.

  • Có dác nâu, lõi đỏ nâu sậm, kết cấu mịn, khi đánh bóng khá đẹp.

  • Ở một số nơi, cây cà dăm còn được trồng làm cảnh, tạo bóng mát… giúp không khí trong lành và cải thiện ô nhiễm.

  • Thực vật này được xếp chung với các cây quý khác như: chò nâu, đước, chò ổi…

Tác dụng trong y học

Vỏ cây cà dăm có vị đắng, se và có tính mát. Trong dân gian, phần vỏ được dùng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh liệt nửa người (bán thân bất toại), chữa các vết cắn của bọ cạp và rắn. 

Lá cây giúp giảm đau, làm se vết thương.

Lưu ý

  • Người mới bắt đầu dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ, thầy thuốc để được tư vấn và hướng dẫn.

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú kiêng kị với cây cà dăm.

  • Không khuyến khích trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng.

  • Cẩn thận khi mua cây cà dăm hay tránh mua mặt hàng kém chất lượng để bảo vệ sức khỏe. Chỉ nên mua cây cà dăm tại những nhà thuốc uy tín, có giấy phép hành nghề rõ ràng. 

  • Không nên khai thác quá mức loài cây cà dăm này để tránh tuyệt chủng.

 
Có thể bạn quan tâm?
UY LINH TIÊN

UY LINH TIÊN

Uy linh tiên (Clematis sinensis) là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dược liệu này thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị các bệnh về khớp, đau nhức, viêm, và các triệu chứng về huyết áp cao. Uy linh tiên có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm và giảm đau, được sử dụng trong nhiều bài thuốc truyền thống. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Uy linh tiên và những công dụng tuyệt vời của dược liệu này nhé.
administrator
MÍT

MÍT

Tên khoa học: Artocarpus integer (Thunb.) Merr. Họ Dâu tằm (Moraceae) Tên gọi khác: Mít dai, Bà la mật Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít na, mít Thái…
administrator
MẬT KỲ ĐÀ

MẬT KỲ ĐÀ

Mật kỳ đà là vị thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với các công dụng rất hữu ích như giúp giải độc, chữa các chứng co giật hay co thắt ở trẻ em, bồi bổ sức khỏe và những công dụng khác nhờ vào sự đa dạng trong thành phần mà vị thuốc này mang đến.
administrator
MỘC QUA

MỘC QUA

Mộc qua là 1 vị thuốc khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền nhằm hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý như thấp khớp, kiết lỵ, thổ tả, viêm ruột, tê thấp, phù nề, bệnh thiếu vitamin B1, hội chứng thiếu vitamin C như bệnh Scorbut, đau thần kinh, đau nửa đầu, đột quỵ và tình trạng trầm cảm,…
administrator
NHỤY HOA NGHỆ TÂY

NHỤY HOA NGHỆ TÂY

Nhụy hoa nghệ Tây – một loại gia vị cũng như dược liệu đắt đỏ gần như là bậc nhất trong các loại dược liệu. Nhụy hoa nghệ Tây còn được coi như vàng đỏ của các loài thực vật là do hương vị đặc trưng cùng với các tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
administrator
CÂY SỮA

CÂY SỮA

Cây sữa, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây hoa sữa, mồng cua, mò cua, mùa cua. Cây sữa hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cây hoa sữa. Một loài cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng được trồng ven khắp các đường đi trên phố. Cây hoa sữa có một mùi hương rất đặc trưng và sẽ có một số người dị ứng với mùi của nó. Không chỉ với công dùng là một loại cây bóng mát, cây còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả. Cây sữa có tác dụng phát hãn, chỉ thống, thông kinh, bình suyễn, tiêu tích và trừ đờm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HỒNG XIÊM

HỒNG XIÊM

Hồng xiêm (Sapoche) là loại trái cây với hương vị thơm ngon và rất giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, vỏ, lá và quả xanh của cây còn được sử dụng để chữa bệnh bao gồm như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cầm máu, ngừa sâu răng và thông tiểu tiện.
administrator
ONG ĐEN

ONG ĐEN

Ong đen hay còn được dân gian gọi với cái tên Ong mướp có nhiều những công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ong đen có các tác dụng như thanh nhiệt, khử phong.
administrator