Giới thiệu về loài Kỳ đà
Tên khoa học: Varanus salvator Laurenti
Họ khoa học: Varanus (Họ Kỳ đà).
Tên gọi khác: Kỳ đà vằn, Kỳ đà mốc, Kỳ đà nước…
Kỳ đà là một loài động vật thuộc họ bò sát có kích thước lớn với thân có thể đạt chiều dài lên đến 2 m (bao gồm cả đuôi), có vảy nhỏ. Đầu Kỳ đà nhỏ, cổ to, mõm dài và nhọn, lưỡi chẻ đôi ở đầu giống lưỡi rắn. Chân Kỳ đà có các móng rất sắc. Đuôi rất dài, dẹt & thuôn nhọn, với những hoa văn vàng đen xen kẽ. Da Kỳ đà có các màu xám, xanh & màu vàng.
Đây là loài động vật sống trên mặt đất hoặc các vách đá, đào hang ở gần các nguồn nước như sông hoặc suối. Chúng có khả năng leo trèo và bơi lội rất giỏi, bên cạnh đó chúng còn có thể bám vào và leo trèo trên các vách đá rất chắc. Thức ăn chủ yếu của Kỳ đà là các loài động vật nhỏ hơn như động vật thân mềm, các loại cá, trứng chim,…Kỳ đà cũng giống như các loài bò sát khác, chúng lột da để phát triển kích thương, thông thường chúng sẽ lột da vào khoảng từ tháng tuổi thứ 8 đến tháng tuổi thứ 18, trọng lượng cơ thể và kích thước của chúng có thể phát triển gấp đôi sau khi lột da. Kỳ đà cũng là loài có khả năng thích nghi với môi trường rất tốt và có sức đề kháng cao, do đó chúng mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt.
Loài Kỳ đà là động vật đẻ trứng, mỗi lần sinh sản sẽ đẻ khoảng 15 – 20 trứng trong các hốc cây hoặc các hang ở bở sông, trứng Kỳ đà có thể ăn được và khá bổ dưỡng. Nhưng cần lưu ý rằng tỷ lệ nở thành con non của trứng Kỳ đà chỉ khoảng 35% mỗi lứa. Do đó cần quan tâm đến vấn đề bảo tồn.
Hiện nay, nhiều nơi đã thuần chủng và nuôi Kỳ đà để phục vụ cho nhu cầu càng ngày càng tăng cao của con người.
Các cá thể Kỳ đà phân bố nhiều ở khu vực Đông Nam Á, châu Phi và châu Đại Dương. Ở nước ta, loài động vật này có thể được bắt gặp ở những vùng núi, rừng rậm, vùng biển Cà Màu hoặc ở vùng biên giới phía Bắc qua Tây Nguyên.
Giới thiệu về vị thuốc Mật kỳ đà
Mật kỳ đà là vị thuốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian với các công dụng rất hữu ích như giúp giải độc, chữa các chứng co giật hay co thắt ở trẻ em, bồi bổ sức khỏe và những công dụng khác nhờ vào sự đa dạng trong thành phần mà vị thuốc này mang đến. Trong đó cách dùng Mật kỳ đà chữa hen suyễn hay hen phế quản được ứng dụng rộng rãi và khá phổ biến.
Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản Mật kỳ đà
- Bộ phận dùng: mật của Kỳ đà trưởng thành thuộc loài Kỳ đà mốc.
- Chế biến: lúc lấy mật phải buộc chặt miệng lại rồi treo ở nơi thoáng mát. Lưu ý phải để ở nơi râm mát do mật kỵ ánh sáng mặt trời trực tiếp.
- Bảo quản: túi đựng Mật kỳ đà phải được buộc chặt miệng để tránh hiện tượng chảy dịch mật ra ngoài, phải treo ở chỗ thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khi Mật kỳ đà đã khô rồi thì bảo quản trong hộp kín có chứa chất hút ẩm.
Thành phần hóa học của Mật kỳ đà
Thành phần hóa học chủ yếu trong Mật kỳ đà bao gồm các acid mật, muối mật có cấu trúc khung steroid,…
-
Muối mật cấu trúc khung steroid: các chất có cấu trúc steroid có tác dụng hỗ trợ điều hòa những quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hơn thế nữa còn có tác dụng trong cải thiện tình trạng viêm, hỗ trợ giảm đau và hỗ trợ điều trị hen suyễn rất tốt.
-
Các acid mật là những thành phần giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, giúp hấp thu một vài vitamin thiết yếu. Ngoài ra các acid mật còn giúp điều hòa nồng độ cholesterol, glucose, triglyceride trong máu,… Nhờ đó giúp cơ thể hấp thu một cách tối ưu những chất dinh dưỡng, từ đó nâng cao sức khỏe.
Còn thịt Kỳ đà cũng chứa nhiều dinh dưỡng gồm: các loại protein, lipid, vitamin và các khoáng chất,…
Công dụng – Tác dụng của Mật kỳ đà theo Y học hiện đại
Mật kỳ đà có những công dụng như:
-
Trị hen suyễn hiệu quả, chống co giật và co thắt.
-
Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu và các chất béo thiết yếu cho cơ thể.
-
Kiểm soát, điều hòa hoạt động tiết cholesterol, đường và triglycerid huyết. Bên cạnh đó còn có tác dụng bổ sung năng lượng cho tế bào từ đó góp phần nâng cao sức khỏe.
-
Kháng viêm và giảm đau nhờ nhóm chất có cấu trúc khung steroid giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, đau nhức,…
Vị thuốc Mật kỳ đà trong Y học cổ truyền
- Tính vị: vị cay, hơi ngọt, không đắng, không độc.
- Công năng: thông kinh lạc, thanh nhiệt, giải độc, chống co giật và co thắt cơ,…
- Chủ trị: hen suyễn, kinh không đều, viêm xoang, đau cơ, co giật cơ,…
Cách dùng – Liều dùng
Mật kỳ đà là 1 vị thuốc quý, vì vậy khâu sơ chế, xử lý cần phải được thực hiện thật cẩn thận. Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi lấy túi Mật tươi từ Kỳ đà trưởng thành thì sẽ đem đi rửa sạch bằng nước ấm và để ráo. Lưu ý cần phải buộc chặt miệng túi để dịch mật không chảy ra ngoài.
Túi mật sau đó sẽ được treo ở nơi thoáng, râm mát & không bị ảnh hưởng bởi ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Trong trường hợp trời lặng gió thì có thể treo cách giàn bếp để nhanh khô. Tuyệt đối không phơi túi mật dưới trời nắng vì mật sẽ bị khô và mất đi dược tính, ảnh hưởng lớn đến chất lượng Mật kỳ đà.
Liều sử dụng: dựa vào độ tuổi mà lượng Mật sử dụng sẽ khác nhau:
-
Trẻ dưới 1 tuổi: lượng Mật bằng khoảng từ 1 - 2 hạt gạo mỗi lần dùng.
-
Trẻ 1 - 3 tuổi: 2 hạt gạo mỗi lần dùng.
-
Người lớn: 5 – 7 g hằng ngày.
Một số bài thuốc có vị thuốc Mật kỳ đà
- Bài thuốc sử dụng Mật kỳ đà chữa hen suyễn:
+ Người hen suyễn sử dụng Mật kỳ đà sắc thuốc uống và chia nhỏ thành nhiều liều. Thời gian sử dụng là khoảng hơn 1 tuần (tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người). Sau khoảng 1 – 2 tuần dùng thuốc liên tục thì sẽ cải thiện được tình trạng của bệnh hen suyễn.
+ Liều sử dụng:
-
Trẻ dưới 1 tuổi: lượng Mật bằng khoảng từ 1 - 2 hạt gạo mỗi lần dùng.
-
Trẻ 1 - 3 tuổi: 2 hạt gạo mỗi lần dùng.
-
Người lớn: 5 – 7 g hằng ngày.
- Bài thuốc chữa hen phế quản: sử dụng Mật kỳ đà pha Mật ong, đầu tiên đem Mật kỳ đà ngâm nước cho mềm ra, sau đó thì pha trực tiếp cùng Mật ong. Nếu sử dụng Mật kỳ đà khô thì chỉ cần cắt mật ra miếng nhỏ rồi sử dụng ngay. Mỗi lần dùng chỉ nên lấy một lượng mật tương ứng với 120 mL Mật ong. Tiếp đến cho thêm nước ấm vào khuấy đều và uống. Mỗi ngày uống 1 lần và mỗi lần dùng với lượng khoảng 10 mL.
- Bài thuốc trị tắc kinh, rối loạn kinh nguyệt: dùng Mật kỳ đà giã nhỏ cùng với hạt Cau và hạt Chanh khô, mỗi vị khoảng 7 g, đem đi hòa cùng với rượu và uống mỗi ngày.
- Bài thuốc sử dụng mật kỳ đà trị co giật:
-
Chuẩn bị: sử dụng 5 – 7 g Mật kỳ đà, 20 g lá Tiết dê tươi và 20 g lá Găng trắng tươi. Trước tiên hòa Mật kỳ đà với nửa chén nước nấu sôi để nguội, sau đó sử dụng lá Tiết dê và lá Găng trắng tươi rửa sạch để cho khô rồi vò nát lấy nước cốt.
-
Trộn 2 loại nước này với nhau & chia làm 2 phần để dùng trong ngày. Có thể lấy bã lá đắp vào trán trong vòng khoảng 15 – 30 phút để hạ nhiệt, giúp khí huyết lưu thông.
- Sử dụng Mật kỳ đà trị cao huyết áp: người bị tăng huyết áp có thể dùng Mật kỳ đà để hỗ trợ điều hòa huyết áp. Thường dùng trong vòng 2 - 3 tháng, liều dùng chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Nếu thấy huyết áp lên xuống thất thường không ổn định thì dùng, nếu giảm thì sử dụng tiếp tục đến khi huyết áp ổn định thì thôi.
Lưu ý khi sử dụng Mật kỳ đà
-
Phụ nữ mang thai phải thận trọng khi sử dụng Mật kỳ đà.
-
Cần lưu ý và kiểm tra kỹ Mật kỳ đà phải là sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng đạt tiêu chuẩn vệ sinh & sơ chế đúng cách trước khi dùng điều trị.
-
Không nên sử dụng Mật kỳ đà một cách tùy tiện, việc tuân thủ liều lượng điều chế thuốc là rất quan trọng. Không sử dụng Mật kỳ đà lâu dài để điều trị bệnh.
-
Nếu sử dụng Mật kỳ đà chữa bệnh cho trẻ em thì cần phải được để theo dõi tình trạng sức khỏe và phải có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.
-
Trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện mệt mỏi hoặc khó chịu thì cần ngưng quá trình điều trị trong vòng 3 ngày. Sau đó theo dõi tiếp tục với liều bằng một nửa ban đầu.