BỒ BỒ

Bồ bồ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây nhân trần, tuyến hương lam, chè nội, hoắc hương núi, nhân trần hoa đầu, chè đồng, chè cát, chè nội. Cây bồ bồ là một vị thuốc quý có tác dụng trị viêm gan và các bệnh lý về gan rất hiệu quả. Ngoài ra bồ bồ dược liệu còn có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, sơ phong, lợi thấp, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BỒ BỒ

Đặc điểm tự nhiên

Cây bồ bồ thuộc dạng thân thảo, sống nhiều năm, thân mọc thẳng, chiều cao dao động từ 20-60cm. Thân tròn, bên ngoài có nhiều lông.

Lá mọc so le, có màu xanh, hình bầu dục hoặc hình trái xoăn, dài 2-6cm. Mặt trên và dưới lá đều có lông tơ. Mép lá có hình răng cưa tròn, gân nổi rõ ở mặt dưới. Cuống ngắn,

Cụm hoa mọc thành bông, thường có hình cầu, bao bọc bởi tổng bao nhiều lá bắc dạng lá. Ở bên dưới, có lông như len màu trắng, đài có 5 răng nhọn, gần đều, tràng màu xanh lơ nhẵn, có ống dài hơn đài, môi trên nguyên, môi dưới dài bằng môi trên, chia 3 thùy gần bằng nhau, thùy giữa lõm ở đầu; nhị đính ở 1/3 phía trên của ống tràng, bầu nhẵn.

Quả nang nhãn, hình trứng, nhỏ chiều dài chỉ khoảng 3-4mm, có mũi nhọn ngắn. Bên trong quả có hạt màu vàng.

Mùa hoa quả: Tháng 4-7.

Bồ bồ là cây ưa sáng và có thể hơi chịu hạn. Cây thường mọc thành đám trên các vùng đồi thấp và bờ nương rẫy ở vùng trung du phía bắc. Có nhiều ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hoá, và Quảng Ninh. Hiện nay chưa thấy cây mọc ở những tỉnh phía nam. Cây còn phân bố ở Nam Trung Quốc. Ấn Độ và Malaysia.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Thân, lá, hoa của cây được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Cây bồ bồ được thu hoạch vào lúc cây đang ra hoa, thông thường là vào mùa hạ.

Chế biến: Cây được chặt sát gốc đem về rửa sạch, rải trong bóng râm cho khô từ từ hoặc sấy khô.

Dược liệu khô thường được người dân bảo quản bằng cách bó lại thành từng bó nhỏ, để trên gác bếp hoặc nơi khô ráo. Tránh để thuốc nơi bụi bẩn, chỗ ẩm ướt hoặc những nơi có nhiệt độ quá cao sẽ gây mốc hoặc làm thất thoát tinh dầu trong thân và lá cây.

Thành phần hóa học

Trong cây có chứa 0,7% tinh dầu, saponin, glucosid và 1,67% Kali nitrat. Ngoài ra, cây còn chứa saponin triterpen và Flavonoid.

Tác dụng

+Tác dụng diệt giun: Tinh dầu và nước cất từ bồ bồ có tác dụng diệt giun đất và giun móc.

+Tác dụng lợi mật: Thí nghiệm trên chuột, cao cồn, cao nước và tinh dầu chiết từ bồ bồ có tác dụng gây tăng tiết mật rõ rệt, trong đó, dạng cao cồn. Có tác dụng mạnh nhất. Cao cồn và tinh dầu bồ bồ còn có tác dụng tăng cường công năng thanh thải độc của gan.

+Tác dụng chống viêm: Trên mô hình gây phù bàn chân chuột do tiêm nhũ dịch kaolin và trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy dưới da sợi amian, bồ bồ đều có tác dụng chống viêm rõ rệt, tham gia vào tác dụng chủ yếu này là những thành phần tan trong cồn và tan trong nước, còn tinh dầu không có tác dụng chống Viêm.

+Tác dụng kháng khuẩn: Cao cồn và cao nước của bồ bồ có tác dụng ức chế sự phát triển của các khuẩn Shigella dysenteriae, Sh. shigae,...

+Tác dụng đối với dạ dày: Bồ bồ có tác dụng làm giảm rõ rệt sự phân tiết dịch vị, giảm độ acid tự do và acid toàn phần. Trên mô hình gây loét dạ dày thực nghiệm ở chuột cống trắng, bồ bồ có tác dụng làm giảm gây loét một cách rõ rệt.

Công dụng

Bồ bồ có vị cay, hơi đắng, mùi thơm, tính ôn nhẹ sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị viêm gan cấp và mãn tính do siêu virus gây ra.

+Điều trị sốt không ra mồ hôi.

+Điều trị vàng da ở người bị viêm gan siêu vi.

+Điều trị vàng da trong trường hợp viêm gan cấp và mãn tính.

+Điều trị tiêu hóa kém.

+Điều trị say nắng, đau đầu kèm nóng sốt.

+Điều trị bí tiểu.

+Điều trị hen suyễn.

+Điều trị viêm túi mật, sỏi mật.

+Điều trị sưng đau và đỏ mắt.

+Điều trị cao huyết áp.

+Điều trị tiêu hóa kém, đi ngoài, đầy bụng, sốt ho, đau đầu.

+Điều trị cảm say nắng, thấp nhiệt, kích thích ra mồ hôi.

+Điều trị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

+Điều trị viêm da kèm ngứa.

+Điều trị giun chui ống mật.

Liều dùng

Liều lượng: 15-30g/ngày theo dạng sắc uống hoặc đắp ngoài da.

Lưu ý khi sử dụng

+Bệnh nhân huyết áp thấp không nên sử dụng.

+Trường hợp không có bệnh về gan tránh trường hợp nấu nước uống mỗi ngày.

+Phụ nữ mang thai và cho con bú cần được sự đồng ý của thầy thuốc.

+Không nên kết hợp bồ bồ và cam thảo.

 

Có thể bạn quan tâm?
TRẦM HƯƠNG

TRẦM HƯƠNG

Trầm hương là một loại dược liệu quý, được đánh giá và phân bậc chất lượng qua câu “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Tức chất lượng phân theo thứ tự màu sắc: trắng, sáp xanh, sáp vàng, vằn hổ. Do đặc biệt quý giá, loại cây này ở Việt Nam bị khai thác và chặt phá bừa bãi. Nhiều người thường chặt nhầm cây không có trầm hay mới hình thành. Vì vậy, loại cây này đã được Việt Nam đưa vào sách Đỏ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Trầm hương và những giá trị to lớn của vị thuốc này đối với sức khỏe.
administrator
NHÓT

NHÓT

Nhót (Elaeagnus Latifolia) là loại cây bụi trườn, mọc dựa, phân nhiều cành. Thân, cành, mặt sau của lá và quả Nhót thường có một lớp vảy mỏng màu trắng, tròn, màu trắng xếp sát cạnh nhau. Lớp vảy này thường bám rất dày và chắc ở quả Nhót khi quả còn non. Đế khi quả già lớp vảy sẽ mỏng dần đi và dễ chà xát.
administrator
CÂY HẸ

CÂY HẸ

Cây hẹ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái, cửu thái. Hẹ từ lâu đã trở thành cây trồng và món ăn quen thuộc với các hộ gia đình. Không chỉ là một loại rau gia vị với nhiều cách chế biến đa dạng, hẹ còn là vị thuốc đắc lực. Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính nóng, mùi hăng; có công dụng trị ho, hen suyễn, tiêu hóa kém, mồ hôi trộm…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY LƯỠI BÒ

CÂY LƯỠI BÒ

Cây lưỡi bò, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề. Cây lưỡi bò mặc dù là một loại cây mọc dại nhưng lại có nhiều tác dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết. Trong Đông y, dược liệu này còn được gọi là thổ đại hoàng, xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc chữa hắc lào, mụn nhọt, viêm da. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CAM THẢO ĐẤT

CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo đất là loại dược liệu có công dụng hữu hiệu mà từ lâu đời dân gian xem như là vị thuốc nam quý. Cây cam thảo đất hay còn gọi là cây thảo nam, dã cam thảo, hoặc thổ cam thảo có vị đắng, ngọt, tính mát. Thường được sử dụng để điều trị ho, phù nề, cảm cúm, sởi hay tăng cường cảm giác ngon miệng khi ăn uống, cùng nhiều bệnh lý khác. Tên khoa học: Seoparia dulics L Họ: Hoa mõm chó – Scrophulariaceae
administrator
MÍT

MÍT

Tên khoa học: Artocarpus integer (Thunb.) Merr. Họ Dâu tằm (Moraceae) Tên gọi khác: Mít dai, Bà la mật Mít có nhiều loại như mít tố nữ, mít mật, mít na, mít Thái…
administrator
XƯƠNG SÔNG

XƯƠNG SÔNG

Xương sông (Blumea lanceolaria) là một loại thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng làm dược liệu từ lâu đời trong Y học cổ truyền châu Á. Dược liệu Xương sông được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như đau đầu, đau bụng, sỏi thận, tiêu chảy và viêm xoang. Ngoài ra, Xương sông còn có các thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.
administrator
LIÊN TU

LIÊN TU

Việt Nam là một trong những nước có sản lượng sen đứng hàng đầu trên thế giới khi cung cấp từ vài trăm đến hàng nghìn tấn hạt sen cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra các nước khác mỗi năm.
administrator