Nhót (Elaeagnus Latifolia) là loại cây bụi trườn, mọc dựa, phân nhiều cành. Thân, cành, mặt sau của lá và quả Nhót thường có một lớp vảy mỏng màu trắng, tròn, màu trắng xếp sát cạnh nhau. Lớp vảy này thường bám rất dày và chắc ở quả Nhót khi quả còn non. Đế khi quả già lớp vảy sẽ mỏng dần đi và dễ chà xát.

daydreaming distracted girl in class

NHÓT

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Elaeagnus Latifolia

- Họ: Nhót (Elaeagnaceae)

- Tên gọi khác: Lót, Hồ đồi tử, Bất xá,…

Đặc điểm thực vật

Nhót là loại cây bụi trườn, mọc dựa, phân nhiều cành. Thân, cành, mặt sau của lá và quả Nhót thường có một lớp vảy mỏng màu trắng, tròn, màu trắng xếp sát cạnh nhau. Lớp vảy này thường bám rất dày và chắc ở quả Nhót khi quả còn non. Đế khi quả già lớp vảy sẽ mỏng dần đi và dễ chà xát.

Thân có nhiều gai nhọn, có nhiều lông che chở màu trắng bạc hoặc vàng sét. Cành vươn rất dài, không gai hoặc có gai do cành nhỏ biến đổi. 

Lá đơn mọc so le, phiến lá hình bầu dục, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm đen, mặt dưới trắng bạc. 

Cụm hoa gié ngắn mọc ở nách lá, màu vàng rơm, hoa mẫu 4, vô cánh, lưỡng tính, chỉ có 4 lá đài và 4 nhị. 

Quả hạch, hình bầu dục, có đài tồn tại ở đỉnh, khi chín có màu đỏ tươi, cùi quả nạc, mềm, mọng nước, vị chua khi xanh và vị ngọt khi chín, ăn được hạt có 8 sống dọc, nhọn ở hai đầu trên phủ rất nhiều lông trắng hình sao. Khi ăn nên rửa kỹ hoặc chà xát bên ngoài vỏ để cho bong hết vảy. Bởi vì lớp vỏ này có thể bám vào thành họng và gây đau họng, viêm họng.

Mùa hoa: tháng 1 – 2, mùa quả: tháng 3 – 4.

Phân bố, sinh thái

Nhót là cây trồng lâu đời ở Việt Nam, chưa xác định được nguồn gốc, cây được trồng ở nhiều nơi tại miền Bắc, một số vùng ở miền Trung, còn Miền Nam ít khi thấy Nhót. Cây cũng được trồng ở một số nước nhiệt đới khác trong khu vực, như Lào, Campuchia. Thái Lan và ở đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Quả, lá, rễ, hoa

Thu hái, chế biến:

- Thu hái khi quả chín đỏ hoặc xanh tùy theo nhu cầu sử dụng. Quả thu hái khi chín thường dùng để ăn. Khi làm thuốc thường thu hái quả khi còn xanh. Quả xanh thái ngang dày 3-4mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.

- Lá và rễ Nhót có thể thu hái quanh năm. Sau đó rửa sạch, thái đoạn ngắn, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ có thể dùng dưới dạng bột. Bột rễ có màu vàng nâu nhạt, chất xốp, không mùi, không vị

Bảo quản: Đối với rễ, thân Nhót sau khi đã sơ chế cần bảo quan ở nơi khô thoáng, tránh độ ẩm cao và nơi nhiều mối mọt.

Thành phần hóa học 

Trong quả Nhót có đến 92% là nước. Ngoài ra, quả cũng chứa một số thành phần hóa học khác như: Protid, Cellulose, Acid hữu cơ, Calcium, Glucid, Phospho, Sắt,…

Lá Nhót chứa Tanin, Polyphenol, Saponozit. 

Vỏ nhót có thể chiết xuất được Alcaloid Eleagnin và dầu Alcaloid. Vỏ cây cũng chứa nhiều vết tinh dầu.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền, quả nhót có vị chua, hơi chát, tính bình, có tác dụng:

- Quả Nhót thường dùng để giảm ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả.

- Lá có vị chát có tác dụng giảm ho, bình suyễn, giảm sốt.

- Nhân của hạt Nhót có tác dụng diệt khuẩn và giun sán.

- Rễ có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Theo Y học hiện đại:

- Chế phẩm lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn Gram(-), Gram(+); đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ: Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei.

- Ức chế quá trình viêm cấp tính mãn tính. Tăng cường sức co bóp của tử cung

- Cây chứa các thành phần phenolic và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa.

Cách dùng - Liều dùng 

- Lá Nhót có thể dùng tươi hoặc khô. Thuốc có thể sắc thành nước hoặc chế thành bột. Liều lượng khuyến cáo là 6 – 10 g mỗi ngày.

- Rễ Nhót thường được nấu thành nước, dùng tắm hoặc thoa ngoài. Liều lượng khuyến cáo là 6 – 12 g mỗi lần.

- Quả nhót thường dùng để ăn tươi. Liều lượng khuyến cáo khoảng 8 – 12g (khoảng 5 – 7 quả phơi khô).

Nếu dùng ngoài dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, thì không kể liều lượng.

Một số bài thuốc có dược liệu Nhót:

- Điều trị tiêu chảy, kiết lỵ mạn tính: dùng khoảng 5 – 7 quả Nhót sắc uống.

- Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn hoặc viêm đại tràng mạn: Dùng lá nhót tươi lượng 20-30g, hoặc lá nhót khô 6-12g, sao vàng. Sau đó sắc uống 2 lần/ngày.

- Chữa thổ huyết, đau bụng, nuốt vướng: dùng 30g rễ Nhót, sắc uống trong ngày.

- Chữa ho khạc ra máu, hen suyễn: Dùng 30g lá Nhót khô, 5 lá Bồng bồng, thái nhỏ, sắc uống.

- Điều trị mụn nhọt: dùng một lượng vừa đủ rễ Nhót nấu thành nước tắm.

- Điều trị bệnh chàm (eczema): Dùng một nắm rễ Nhót sắc thành nước ngâm, thoa vùng da bị tổn thương.

- Điều trị phù thũng sau sinh: dùng 12g rễ Nhót, 12g Ích mẫu cao sắc thành nước uống, pha thêm ít đường, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý

- Phụ nữ có thai không được sử dụng lá và rễ Nhót.

- Trẻ em nên hạn chế sử dụng Nhót. Quả có tính axit cao có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và hệ thống tiêu hóa của trẻ em.

- Bệnh nhân táo bón kết hợp tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng không nên ăn quả Nhót.

- Bệnh nhân đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn nhiều Nhót.

 

Có thể bạn quan tâm?
RAU ĐẮNG BIỂN

RAU ĐẮNG BIỂN

Theo y học cổ truyền, rau đắng biển có tính mát, vị đắng, từ lâu đã được sử dụng với nhiều mục đích sức khỏe.
administrator
CÀ CUỐNG

CÀ CUỐNG

Cà cuống hay còn gọi là Cà dương, Long Sắt..., tên khoa học là Lethocerus indicus. Tinh dầu cà cuống được sử dụng với liều lượng thấp như một chất kích thích tâm thần để gây hưng phấn và cải thiện một chút hoạt động tình dục.
administrator
DẾ

DẾ

Dế, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dễ dũi, thổ cẩu, lâu cô. Loài dế không chỉ là loài động vật quen thuộc đối với chúng ta mà chúng còn là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong điều trị có tác dụng lợi tiểu hiệu quả.
administrator
MA HOÀNG

MA HOÀNG

Ma hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, mọc hoang ở vùng Hoa Bắc, Tây Bắc. Ma hoàng chưa thấy ở nước ta, hiện nay dược liệu chủ yếu được ngập khẩu từ Trung Quốc.
administrator
HÚNG CHANH

HÚNG CHANH

Húng chanh là một loại cỏ, được sử dụng làm dược liệu trong y học, có tác dụng chữa cảm cúm, chữa ho hen, ho ra máu, dùng ngoài để đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn, viêm họng, sát trùng, khàn tiếng, sốt cao, ngộ độc, nôn ra máu, chảy máu mũi, đau bụng, sốt cao không ra mồ hôi, chảy máu cam,... Ngoài ra húng chanh cũng được sử dụng làm gia vị.
administrator
CỎ XẠ HƯƠNG

CỎ XẠ HƯƠNG

Cỏ xạ hương đã được sử dụng trong y học hàng ngàn năm ở Châu Âu. Loại thảo mộc có mùi nồng đặc trưng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn hô hấp, tiêu hóa, thần kinh… Ngoài ra cỏ xạ hương còn được dùng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng thơm, kem, bàn chải đánh răng và nước súc miệng cũng được sử dụng…
administrator
GIUN ĐẤT

GIUN ĐẤT

Giun đất, hay còn được biết đến với những tên gọi: Địa long, khâu dẫn, khúc đàn, ca nữ, phụ dẫn, thổ long, giun khoang, trùng hổ, khưu dẫn. Giun đất là loài động vật có ở khắp nước ta. Chúng không chỉ có lợi cho ngành nông nghiệp mà còn được dân gian dùng làm vị thuốc để điều trị bệnh, với tên gọi là Địa long. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CỎ SỮA

CỎ SỮA

Cây cỏ sữa là một trong những vị thuốc quý có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để tăng cường khả năng tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa.
administrator