BỔ CỐT CHỈ

Bổ cốt chỉ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bà cố chỉ, phá cố chi, phản cố chỉ, hồ phi tử, thiên đậu, hồ cố tử, cát cố tử, phá cốt tử, cố tử, hạt đậu miêu. Bổ cốt chỉ là một loại dược liệu quý được trồng nhiều ở một số tỉnh nước ta. Theo dân gian, phá cố chỉ có tác dụng chữa một số bệnh lý nên dược liệu này có mặt trong một số bài thuốc Y Học Cổ Truyền. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng tráng dương, bổ thận, trị tiêu chảy rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

BỔ CỐT CHỈ

Đặc điểm tự nhiên

Bổ cốt chỉ là một cây thân thảo cứng, ít phân nhánh, có chiều cao khoảng 1m, phủ nhiều lông trắng.

Lá thuôn có hình trứng, đầu nhọn, đáy lá tròn, mép lá có nhiều răng cưa, dài khoảng 6 – 9cm, rộng 5 – 7cm. Cuống lá dài khoảng 2 – 4cm, có lá kèm. Chỉ có một chét hình trái xoan, hai mặt có nhiều tuyến hình mắt lông chim, màu đen.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu ngọn cành thành bông dạng chùy, có cuống dài, hoa màu hồng hoặc vàng tím nhạt.

Quả đậu hình trứng, sần sùi và hơi bị ép đen. Trong quả có hạt đơn độc dính với phần vỏ quả.

Hạt hình thận dẹt phẳng hoặc hình tròn, trứng dài khoảng 3mm đến 4,5mm, rộng chưa đến 3mm. Vỏ ngoài màu nâu sậm hoặc màu nâu đen, có vết teo nhăn nhỏ, chính giữa lõm vào. Chất hơi cứng, nhân hạt màu vàng chứa nhiều chất dầu, mùi thơm nồng nặc.

Cây Bổ cốt chi có nguồn gốc ở Ấn Độ, hiện được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc và Việt Nam nhưng ít khai thác tại Việt Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Bộ phận được sử dụng làm dược liệu là phần hạt chín khô, hình tròn. trứng dài hoặc thân dẹt, độ dài khoảng 3-4,5mm, chiều rộng  nhỏ hơn 3mm.

Thu hái: Vào tháng 9 hàng năm, lấy hạt phơi khô.

Chế biến: Sau khi thu hái, mang về rửa sạch để ráo. Sau đó, sao qua với một ít múối rồi mang đi phơi nắng, bảo quản dùng dần.

Bảo quản ở nơi thoáng gió mát mẻ và tránh độ ẩm cao.

Thành phần hóa học

Trong bổ cốt chỉ có chứa 20% chất dầu và một lượng tinh dầu vừa đủ. Thành phần chủ yếu của tinh dầu bao gồm: 9,2% chất nhựa, Isopsoralen, Ancaloit, Psoralen, Glucozit.

Ngoài ra, trong bổ cốt chỉ còn chứa một lượng nhỏ các chất như: Raffinose, Isobavachalcone, Bakuchiol, Bavachin, Psoral, Isopsoralin,...

Tác dụng

+Tác dụng lên hệ thống tim mạch: Giãn động mạch vành một cách rõ rệt. Đối kháng với kích tố làm co động mạch vành diễn ra ngay tại thùy sau của tuyến yên. Tăng sức co bóp cơ tim mạnh hơn. Đồng thời thúc đẩy quá trình tăng lưu lượng máu của động mạch vành.

+Tác dụng chống lão suy, tăng khả năng điều tiết huyết dịch và thần kinh. Ngoài ra, dược liệu được cho là có thể kích thích tủy xương tạo máu, thúc đẩy quá trình tăng cường hệ thống miễn dịch và chức năng hormone.

+Tác dụng kích thích sinh trưởng, kích thích sự phát triển của tế bào bạch cầu.

+Tác dụng kháng khuẩn in vitro, ức chế hoạt động của tụ cầu vàng. tụ cầu trắng và trực khuẩn gây lao.

+Tác dụng đối với cơ trơn, làm hưng phấn cơ trơn và làm mềm giãn tử cung.

+Tác dụng tăng cường sắc tố da, cải thiện chất dinh dưỡng, tổ chức sắc tố da, bổ mạch máu.

+Tác dụng phòng chống ung thư, ức chế tế bào Hela và Sacroma-180.

Công dụng

Bổ cốt chỉ có vị cay đắng, tính ấm, không độc sẽ có các tác dụng sau đây: 

+Điều trị tiểu nhiều lần do hư hàn thận khí.

+Điều trị chứng tay chân nặng nề, mồ hôi ra nhiều, hư nhược ở hạ nguyên.

+Điều trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ.

+Điều trị chứng thận hư gây đau lưng.

+Điều trị suy nhược cơ thể.

+Điều trị xuất tinh sớm, liệt dương, hoạt tinh.

+Điều trị tiểu không tự chủ, tiểu són.

+ĐIều trị tiêu chảy, tiêu lỏng mãn tính.

+Điều trị sâu răng, đau buốt lên đỉnh đầu.

+Điều trị tử cung xuất huyết.

Liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Thảo dược có thể được dùng tươi hoặc mang phơi khô nấu thành cao, tán thành bột, làm hoàn hoặc sắc lấy nước uống. Liều dùng 4,5 – 9g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

Kiêng kỵ với những trường hợp: Đái ra máu, tiểu nhiệt, táo bón, ăn vào đói liền, yếu xương, người âm hư hỏa vượng,...

 

Có thể bạn quan tâm?
HÚNG CHANH

HÚNG CHANH

Húng chanh là một loại cỏ, được sử dụng làm dược liệu trong y học, có tác dụng chữa cảm cúm, chữa ho hen, ho ra máu, dùng ngoài để đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn, viêm họng, sát trùng, khàn tiếng, sốt cao, ngộ độc, nôn ra máu, chảy máu mũi, đau bụng, sốt cao không ra mồ hôi, chảy máu cam,... Ngoài ra húng chanh cũng được sử dụng làm gia vị.
administrator
BẠCH ĐẦU ÔNG

BẠCH ĐẦU ÔNG

Bạch đầu ông, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hồ vương sứ giả, bạch đầu thảo, miêu đầu hoa, phấn thảo, phấn nhũ thảo. Cây bạch đầu ông là một loại thảo dược phổ biến có nhiều tác dụng hữu ích. Cây có tên gọi là bạch đầu ông là vì phía gần gốc của cây người ta thấy có chỗ trắng như bạch nhung, hình dáng lại như đầu ông lão, nên cái tên bạch đầu ông là bắt nguồn từ hình dáng của chúng. Còn về cụ thể công dụng, cách sử dụng vị thuốc đó như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến quý bạn đọc.
administrator
DỨA DẠI

DỨA DẠI

Dứa dại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dứa rừng, dứa gai, dứa núi.
administrator
BẠC THAU

BẠC THAU

Bạc thau, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bạc sau, bạch hoa đằng, chấp miên, thảo bạc, lú lớn. Bạc thau hay thảo bạc là thảo dược quý trong y học cổ truyền được dùng để thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, tiêu đờm, nhuận phế, chữa ho, khu phong trừ thấp, điều kinh. Tùy vào mỗi trường hợp, tình trạng sức khỏe và bệnh lý mà có cách sử dụng cây bạc thau sao cho phù hợp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
CÂY AN XOA

CÂY AN XOA

Cây An xoa (Helicteres hirsuta) là một loại dược liệu được sử dụng từ lâu đời trong Y học cổ truyền. Với các thành phần có trong cây, nhiều bài thuốc đã được chế biến để điều trị một số bệnh thường gặp. Cây An xoa có công dụng lưu thông khí huyết, trị đau, giảm viêm và kháng khuẩn. Đồng thời, dược liệu cũng được sử dụng để cải thiện chức năng gan và thận.
administrator
DÂU TẰM

DÂU TẰM

Dâu tằm, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tầm tang, cây mạy môn. Từ rất lâu đời, cây Dâu tằm đại diện cho truyền thống trồng dâu nuôi tằm của nhân dân ta. Không chỉ có vậy, gần như toàn bộ các bộ phận trên cây Dâu tằm đều là những vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Từ lá, quả đến cành, rễ, vỏ thân, ký sinh của Dâu tằm. Mỗi bộ phận đều có tên riêng và công dụng riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NHÂN SÂM

NHÂN SÂM

Nhân sâm là cây sống lâu năm, dùng làm thuốc bổ, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, chữa các chứng đau ruột, dạ dày, nôn mửa, làm tăng thể lực và trí lực, dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.
administrator
SỪNG TÊ GIÁC

SỪNG TÊ GIÁC

Tê giác là một trong những loài động vật có sừng đáng quý nhất trên thế giới và được coi là biểu tượng của sự mạnh mẽ, quyền lực. Sừng tê giác được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền như một phương pháp điều trị các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, sự săn bắt và tàn phá của con người đã đẩy loài động vật này đến bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay, Sừng tê giác đang là một trong những đối tượng được quan tâm và bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng sừng tê giác trong y học và cần có sự thay đổi tư duy để bảo vệ loài động vật này.
administrator