NHÂN SÂM

Nhân sâm là cây sống lâu năm, dùng làm thuốc bổ, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, chữa các chứng đau ruột, dạ dày, nôn mửa, làm tăng thể lực và trí lực, dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.

daydreaming distracted girl in class

NHÂN SÂM

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey

- Tên tiếng Anh là Rhizoma et Radix Ginseng

- Họ Ngũ gia bì (Araliaceae)

- Tên gọi khác: Dã nhân sâm, Sâm cao ly, Sâm triều tiên. Sâm trồng gọi là Viên sâm, sâm mọc hoang gọi là Sơn sâm.

Đặc điểm thực vật

Nhân sâm là cây sống lâu năm, rễ mọc thành củ to.

Lá kép mọc vòng, có cuống dài, gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. các lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi, cây nhân sâm mới cho hoa, kết quả.

Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt. Mỗi hoa mang 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ có 2 núm

Quả mọng, hơi dẹt, cỡ hạt đậu xanh, khi chín chuyển sang màu đỏ, bên trong có 2 hạt. 

Mùa hoa: tháng 3-5; mùa quả tháng 6-8

Viên sâm

Là sâm trồng, phơi hoặc sấy khô. Rễ cái có hình thoi hoặc trụ tròn, mặt ngoài màu vàng hơi xám. Phần trên hoặc toàn bộ rễ có nếp nhăn dọc rõ, có khía vân ngang, thô, không liên tục, rải rác và nông. Phần dưới có 2 đến 3 rễ nhánh và nhiều rễ con nhỏ, dài, thường có mẩu dạng củ nhỏ không rõ. Chất tương đối cứng, mặt bẻ màu trắng hơi vàng, có tinh bột rõ. Mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng và ngọt.

Sơn sâm

Là nhân sâm mọc hoang, phơi hay sấy khô. Dược liệu là rễ cái, dài bằng hoặc ngắn hơn thân rễ; có hình chữ V, hình thoi hoặc hình trụ. Mặt ngoài màu vàng hơi xám, có vân nhăn dọc, đầu trên có các vòng vân ngang, trũng sâu, dày đặc. Thân rễ mảnh dẻ, nhỏ, dài. Bộ phận trên có các vết sẹo thân, dày đặc, các rễ phụ tương đối nhiều.

Phân bố, sinh thái

Nhân sâm là cây của vùng ôn đới, ưa khí hậu ẩm mát về mùa xuân hè và chịu đựng tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp, với 3-4 tháng có băng tuyết của mùa đông. Để thích nghi với thời kỳ có nhiệt độ thấp trong năm, toàn bộ phần trên mặt đất của cây bị tàn lụi qua mùa đông.

Nhân sâm được trồng lâu đời ở vùng núi thuộc Viễn Đông Liên bang Nga, phía bắc CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Những năm gần đây, cây còn được nhập trồng ở Nhật Bản, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ cây.

Thu hái, chế biến:

Người ta cho rằng nhân sâm mọc hoang tốt hơn trồng. Thường thu hái vào mùa thu (tháng 9 đến tháng 10), những cây trồng từ 4 năm trở lên, rửa sạch, phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhẹ đến khô. Trong y học cổ truyền, người ta phân biệt hai loại chính: hồng sâm và bạch sâm.

Ngoài hai loại trên, ta còn có các loại khác nhau như:

- Sinh sát sâm là loại sâm để nguyên vỏ, sau khi loại đất cát, phơi khô.

- Đại lực sâm là loại sâm khi chế biến có nhúng vào nước sôi vài phút rồi lấy ra phơi khô.

- Tu sâm là rễ con của củ sâm

Để làm tăng “tính ấm” của sâm người ta chế thêm gừng (nhân sâm 1kg, gừng tươi 0,1kg). Đem gừng rửa sạch, cạo lớp vỏ ngoài, giã nát vắt lấy nước cốt, tẩm vào nhân sâm phiến, ủ 30 phút cho ngấm hết nước gừng, sao nhỏ lửa cho đến khô.

Thành phần hóa học 

Theo nhiều nghiên cứu, một số hoạt chất được phân lập từ nhân sâm như:

- Saponin gồm các ginsenosides, được coi là thành phần hoạt tính sinh học chính của Nhân sâm. 

- Tinh dầu 0,055 – 0,25% chứa chủ yếu là panaxen (C15H24), khiến nhân sâm có mùi đặc trưng.

- Polysacarit là thành phần phong phú nhất của Nhân sâm. Hàm lượng polysacarit trong Nhân sâm đã được báo cáo là gần 40% (tính theo trọng lượng).

- 0,029% phytosterin, 4% đường, 16 – 23% pectin, 20% tinh bột.

Tác dụng - Công dụng 

Theo Y học cổ truyền: Nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng đại bổ nguyên khí, phục mạch cố thoát, sinh tân, an thần, bổ tỳ ích phế. Dùng làm thuốc bổ, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, chữa các chứng đau ruột, dạ dày, nôn mửa, làm tăng thể lực và trí lực, dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh. Ngoài ra, dược điển một số nước có ghi nhân sâm dùng chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, thần kinh suy nhược, dương ủy. 

Theo Y học hiện đại, Nhân sâm có tác dụng:

- Hệ thần kinh: tăng cường quá trình hưng phấn của vỏ não, làm giảm mệt mỏi, tăng hiệu suất công việc, tăng cường thể lực và trí lực, cải thiện giấc ngủ. 

- Điều trị các bệnh tim mạch: Đối với bệnh cao huyết áp, loạn dưỡng cơ tim, xơ vữa động mạch vành, đau thắt ngực, nhân sâm có tác dụng điều trị nhất định, làm giảm nhẹ triệu chứng. Đối với huyết áp không bình thường, nhân sâm có tác dụng điều chỉnh, dùng liều nhỏ, nhân sâm có tác dụng làm tăng huyết áp, nhưng với liều cao lại có tác dụng hạ áp. 

- Chuyển hóa: Nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết, có thể dùng phối hợp với insulin ở bệnh nhân đái tháo đường.

Cách dùng - Liều dùng 

Liều dùng: ngoài những chỉ định đặc biệt (như dùng cho cấp cứu), liều thường dùng hàng ngày là 2-4g dưới dạng lát cắt ngậm, nước sắc, rượu thuốc, cao hoặc hoàn tán.

Lưu ý

Không sử dụng nhân sâm cho người bệnh có thực tà.

Không dùng chung nhân sâm với lê lô, tạo giác, đậu đen.

Không dùng dụng cụ bằng sắt chế biến nhân sâm.

Khi dùng Nhân sâm, không nên uống trà hoặc ăn củ cải.

Một số đối tượng nên kiêng dùng nhân sâm:

- Người bị thương phong cảm mạo phát sốt 

- Người viêm loét dạ dày cấp tính và xung huyết

- Người bị di tinh, xuất tinh sớm

- Những người có bệnh về hệ thống miễn dịch

 

Có thể bạn quan tâm?
BẠCH ĐÀN TRẮNG

BẠCH ĐÀN TRẮNG

Bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnh. Thuộc họ: Sim – Myrtaceae Bạch đàn trắng là dược liệu thường được sử dụng để bào chế thuốc kháng khuẩn đường hô hấp và một số bệnh lý ngoài da. Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, làm săn chắc cổ họng, niêm mạc họng và dùng trong việc điều trị một số bệnh nha khoa.
administrator
CÚC HOA

CÚC HOA

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L. Cúc hoa là một loại thực vật không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm cúc hoa và các công dụng của thảo dược này nhé.
administrator
LÁ CÁCH

LÁ CÁCH

Lá cách, hay còn được biết đến với những tên gọi: Vọng cách, cách biển, lộc cách. Lá cách được biết đến là một trong những loại rau thường xuất hiện trong các bữa ăn tại các gia đình Việt. Nhưng ít ai biết rằng nó còn được coi như một vị thuốc quý, có tác dụng điều trị hữu hiệu nhiều loại bệnh như là vị thuốc bảo vệ gan, thanh nhiệt, chữa lỵ, hạ huyết áp. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
THIÊN NIÊN KIỆN

THIÊN NIÊN KIỆN

Thiên niên kiện là loại dược liệu có rất nhiều tác dụng hữu ích, thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian và là một trong những vị thuốc nam hàng đầu. Trong Đông y, thiên niên kiện được sử dụng để trị rất nhiều bệnh ở người cao tuổi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về loại dược liệu quý này.
administrator
NÚC NÁC

NÚC NÁC

Núc nác là một loại cây rừng khá nổi tiếng đối với người dân ở vùng núi rừng Tây Bắc khi đây là một trong các loại thực phẩm từ thiên nhiên của họ có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm chất văn hóa Tây Bắc.
administrator
CÂY BÔNG GÒN

CÂY BÔNG GÒN

Cây Bông gòn là loài cây không còn xa lạ với người Việt Nam. Vừa tạo bóng mát, Bông gòn vừa là một dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y, nhất là với công dụng hỗ trợ tiêu hóa, xương khớp hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
BÍ KỲ NAM

BÍ KỲ NAM

Bí kỳ nam, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây tổ kiến, kỳ nam kiến, kiên lỳ nam, kì nam gai,... Sở dĩ loại cây này có tên gọi trong dân gian là cây tổ kiến bởi đây là một loài cây sống cộng sinh với kiến. Các lỗ nhỏ trong thân cây là do kiến làm tổ, đục thân cây mà thành. Cây gồm hai loại là lá rộng và lá hẹp, thân có gai chỉ khác nhau về hình dạng còn công dụng tương tự nhau. Để bạn đọc hình dung rõ hơn về vị thuốc Nam quý này, dưới đây là những thông tin chi tiết nhất bạn có thể tham khảo.
administrator
LỤC THẦN KHÚC

LỤC THẦN KHÚC

Lục thần khúc thực chất không phải là tên của một loại cây thuốc nhất định, mà nó được tạo nên từ nhiều loại dược liệu khác nhau được lên men cùng với bột mì hoặc bột gạo rồi được đóng bánh và phơi khô để sử dụng.
administrator