TINH DẦU QUẾ

Quế là một loại dược liệu vô cùng phổ biến trong Y học cổ truyền. Không chỉ có hương thơm cay nồng, ấm áp, quế còn chứa lượng lớn các hoạt chất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm ho, cảm lạnh, các triệu chứng đường tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về phương thuốc tự nhiên: tinh dầu quế và các cách sử dụng tốt nhất nhé.

daydreaming distracted girl in class

TINH DẦU QUẾ

Giới thiệu về dược liệu

Quế thuộc nhóm các thực vật thân gỗ, chi Cinnamomum Blume và có khoảng 270 loài. Hiện này, quần thể loài đa dạng này phân bố tập trung ở khu vực nhiệt đới châu Á bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… Tại Việt Nam, quế thường mọc hoang hoặc được trồng đa số ở các tỉnh miền Trung và phía Bắc, bao gồm Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Ngãi…

Từ xa xưa, quế và sản phẩm chiết xuất đã được sử dụng rộng rãi trong Đông Y để điều trị nhiều tình trạng bệnh khác nhau. Hiện nay, quế là nguyên liệu phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm, nước hoa…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tinh dầu quế còn được gọi là Cinnamon Essential Oil, là phần chiết xuất từ lá và vỏ cây quế. Phương pháp sản xuất chủ yếu là chưng cất hơi nước, thu được tinh dầu quế:

  • Trong suốt, có màu vàng nhạt đến vàng đậm

  • Mùi thơm ngọt ngào, ấm áp đặc trưng.

Tinh dầu quế hiện nay rất phổ biến trên thị trường, cần lựa chọn sản phẩm từ những nhà sản xuất uy tín. Tuy nhiên, tinh dầu quế vẫn có thể được chiết xuất tại nhà bằng các phương pháp đơn giản:

  • Khoảng 5-10 thanh quế; lựa chọn mua các thanh dày, có chiều dài đồng đều, có màu vàng đậm với mùi thơm nồng, vị cay và ngọt ở hậu vị. Tránh loại loại xỉn màu, có dấu hiệu ẩm mốc)

  • 2 chén dầu ô liu (hoặc tùy sở thích lựa chọn dầu hạnh nhân, dầu hạt nho…)

  • Vải thưa sạch

  • Lọ thủy tinh tối màu, có nắp.

Cách tiến hành:

  • Đặt thanh quế theo chiều dọc trong lọ thủy tinh kín;

  • Đổ dầu ô liu vào tới khi ngập hết quế;

  • Thỉnh thoảng lắc để thúc đẩy quá trình chiết xuất;

  • Đặt lọ ở khu vực thoáng mát trong nhà;

Phương pháp này cần đợi vài tuần trước thu được tinh dầu. Sau 3 tuần, lọc dầu ra khỏi bằng vải thưa và loại bỏ phần cặn dư thừa.

Thành phần hóa học

Tùy theo loại, bộ phận dùng, điều kiện trồng trọt và sản xuất mà thành phần cũng như hàm lượng của các hoạt chất có sẽ thay đổi:

  • Tinh dầu vỏ quế có thành phần aldehyd cinnamic khoảng 65,5%, coumarin khoảng 8,7%, cinnamyl acetat khoảng 3,6%, 2-methoxy cinnamaldehyde khoảng 0,7% và phần còn lại là methoxyl benzaldehyde, benzaldehyde, acol cinnamic, eugenyl acetate… (nghiên cứu của Vernin và cộng sự năm 1990).

  • Tinh dầu lá quế có thành phần aldehyd cinnamic khoảng 74,1%, 2-methoxy cinnamtedehyl khoảng 10,5%, cinnamyl acetat khoảng 6,5%, coumarin khoảng 1,2%, benzaldehyde khoảng 1,1%, 2-phenylethyl acetate khoảng 0,7%, 2-phenylethanol khoảng 0,6%… (nghiên cứu của Zhu và cộng sự năm 1993).

Ngoài ra, một số thành phần thường gặp trong tinh dầu bao gồm eugenol, limonene, linalool, alpha-terpineol, camphor…

Tác dụng - Công dụng

Hạ cholesterol

Một số nghiên cứu cho kết quả tích cực về hiệu quả của tinh dầu và chiết xuất quế đối trong giảm cholesterol và đường huyết như sau:

  • Nghiên cứu ở động vật, khi kết hợp tập luyện cùng sử dụng tinh dầu giúp giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần và LDL trong huyết thanh. Bên cạnh đó còn làm tăng mức lipoprotein tốt (HDL) so với nhóm chứng.

  • Một nghiên cứu trên chuột khi sử dụng hỗn hợp tinh dầu (bao gồm quế) giúp điều chỉnh nồng độ đường huyết. Bên cạnh đó, còn cải thiện hoạt động của tuyến tụy, tăng tiết insulin. Vì vậy, tinh dầu quế giúp giảm nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch, đái tháo đường.

  • Cinnamaldehyde, một thành phần trong quế, còn kích hoạt các phản ứng sinh nhiệt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong tế bào mỡ dưới da. Cơ chế này góp phần đưa ra lời giải thích về hiệu quả chống béo phì, hỗ trợ thêm cho những lợi ích trên người.

Kháng viêm

Có rất nhiều nghiên cứu đa dạng chỉ ra hiệu quả kháng viêm của cinnamaldehyde, một hoạt chất chính trong tinh dầu quế. Thành phần này tác động theo nhiều cách khác nhau tới các phản ứng viêm. Bên cạnh đó, thành phần này còn có hiệu quả kháng nấm, chống ung thư… Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh hiệu quả này.

Ức chế hoạt động của vi sinh vật

Các thành phần hóa học bao gồm Cinnamaldehyde, Eugenol, Cinnamyl Acetate và Eugenol acetate, được ghi nhận có hiệu quả như chất kháng nấm, kháng vi khuẩn mạnh.

Tinh dầu quế được ghi nhận công dụng dụng ức chế hoạt động vi sinh vật trên thử nghiệm in vitro:

  • Kháng khuẩn trên các chủng Salmonella typhi, Bacillus mycoides, tụ cầu vàng,  Bacillus subtilis...

  • Kháng nấm trên các chủng Candida albicans, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum audoim… cùng các loại nấm mốc, nấm men khác.

Với công dụng này, tinh dầu quế là sự lựa chọn hiệu quả để điều trị các bệnh lý trên đường hô hấp bao gồm đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, đờm tắc nghẽn… Để đạt được hiệu quả, có thể sử dụng bằng phương pháp xông hơi hay khuếch tán, cùng với lợi ích khử mùi và thanh lọc không gian sống.

Giảm căng thẳng

Liệu pháp hương thơm đã được sử dụng từ xa xưa giúp kiểm soát căng thẳng, giảm các triệu chứng trầm cảm. Khi sử dụng tinh dầu từ quế, là nguồn cung cấp dồi dào các hoạt chất chống lại stress oxy hóa, giúp mang lại hiệu quả thư giãn, cân bằng cơ thể, cải thiện sự tỉnh táo cũng như nhận thức.

Lợi ích đối với làn da

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu quế giúp hỗ trợ điều trị tình trạng viêm da và các bệnh lý da liên quan khác. Tác dụng này thông qua hàm lượng cao các các hoạt chất có giá trị sinh học, đặc biệt là cinnamaldehyde. Tinh dầu quế ức chế sản xuất một số protein liên quan đến bệnh lý viêm da và tái tạo mô. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu thêm để xác định hiệu quả và tính an toàn.

Tinh dầu quế là một trong các thành phần phổ biến trong các sản phẩm như xà phòng, dầu gội đầu, kem dưỡng da mặt, nước hoa, kem dưỡng ẩm da...

Bên cạnh đó, một số phương pháp thẩm mỹ có sử dụng tinh dầu quế như một phương pháp trị liệu và trẻ hóa da.

Giảm stress oxy hóa

Tinh dầu quế có chứa các thành phần giúp giảm stress oxy hóa. Trong một số nghiên cứu, tinh dầu quế có hoạt tính tương tự như superoxide dismutase, một enzyme chống lại stress oxy hóa tự nhiên có trong cơ thể.

Chính vì vậy, tinh dầu quế giúp cải thiện sức khỏe tim mạch thông qua giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong sớm.

Giảm nguy cơ ung thư

Ung thư là một tình trạng sức khỏe do sự phát triển không kiểm soát của tế bào. Sử dụng tinh dầu quế được cho là có hiệu quả chống ung thư, làm giảm nguy cơ ung thư xuất hiện ở tuyến tiền liệt, phổi, vú.

Bên cạnh đó, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy hiệu quả chống lại các tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy tại đầu và cổ. Những hiệu quả này này được ghi nhận do một loại protein tên là “EGFR-TK”. Bên cạnh đó, các chuyên gia ghi nhận rằng tinh dầu quế giúp làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng thông qua giải độc các enzym trong ruột già.

Hỗ trợ giảm cân

Xông tinh dầu quế có hiệu quả giảm cân, được ghi nhận thông qua cơ chế giảm cảm giác thèm ăn. Lượng đường cao khiến cơ thể chúng ta cảm thấy đói.

Sử dụng trong công nghiệp thực phẩm

Sử dụng tinh dầu quế được FDA công bố là an toàn. Vì vậy, tinh dầu quế được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm. Đây là một trong những thành phần trong nhiều sản phẩm như kẹo cao su, kẹo cứng.

Bên cạnh đó, quế còn được sử dụng trong chế biến các món ăn, với công dụng bảo quản, làm gia vị và tạo hương liệu, Nhưng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, tinh dầu quế có thể mất các chất chống oxy hóa và một số thành phần hoạt tính khác.

Sử dụng trong y học

Tinh dầu quế, kết hợp của các hợp chất bao gồm cinnamaldehyde, cinnamate và axit cinnamic là một loại thuốc mạnh có hiệu quả điều trị bệnh thoái hóa thần kinh. Tinh dầu quế cũng giàu chất chống oxy hóa, có hiệu quả kháng viêm, chống ung thư, kháng khuẩn nên có vai trò quan trọng để điều trị bệnh Parkinson hay Alzheimer.

Một số loại thuốc chữa đái tháo đường và bệnh lý gan cũng có sử dụng tinh dầu quế. Tinh dầu quế có hiệu quả giảm lượng đường trong máu bằng cách hoạt động tương tự insulin, tăng khả năng hấp thụ insulin vào các tế bào. Bên cạnh đó, tinh dầu quế giúp làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, giảm tiết các enzym tiêu hóa trong dịch vị. 

Đối với bệnh lý gan nhiễm mỡ, tinh dầu quế giúp cải thiện men gan, giảm lượng đường trong máu, cholesterol, chất béo trung tính và hoạt động của protein phản ứng C.

Cách dùng - Liều dùng

Mỗi bệnh lý và đối tượng khác nhau có những nhu cầu sử dụng khác nhau để đạt được hiệu quả tối đa:

  • Khuếch tán tinh dầu quế bằng đèn xông hoặc máy khuếch tán giúp thanh lọc không khí. Phương pháp này giúp tạo ra không gian tràn ngập mùi hương giúp thư giãn.

  • Dùng vài giọt tinh dầu quế để xông hơi truyền thống, kết hợp với máy xông giúp điều trị triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, có lợi cho sức khỏe làn da.

  • Thêm 5 – 10 giọt tinh dầu để pha nước tắm hoặc ngâm chân. Phương pháp này giúp thúc đẩy lưu thông, thư giãn và xua tan mệt mỏi.

  • Dùng tại chỗ: sử dụng vài giọt tinh dầu quế pha cùng với nước hoặc dầu nền (như dầu dừa, dầu jojoba,…). Dùng hỗn hợp xoa bóp massage lên các vùng cơ khớp bị đau nhức.

  • Xịt tinh dầu quế đã pha loãng lên vật dụng hoặc không gian quanh nhà như gối, túi vải, quần áo.

Lưu ý

Tinh dầu quế tuy an toàn như có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Một số lưu ý trước khi sử dụng tinh dầu quế:

  • Hàm lượng coumarin lớn trong tinh dầu có thể gây ra các triệu chứng khó chịu trên da. Do đó, trước khi sử dụng cần kiểm tra thử trên 1 vùng da nhỏ và quan sát các triệu chứng của phản ứng dị ứng.

  • Chú ý không sử dụng tinh dầu quế nguyên chất trực tiếp lên da, cần pha loãng với các chất nền.

  • Tránh để tinh dầu tiếp xúc với các vùng nhạy cảm, dễ tổn thương, như niêm mạc, mũi, mắt, tai trong…

  • Một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm bao gồm phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người có tiền sử dị ứng… cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
RÁY GAI

RÁY GAI

Theo y học cổ truyền, thân rễ cây ráy gai có vị cay, tính ấm, tác dụng giúp tiêu đờm, bình suyễn, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu.
administrator
KHƯƠNG HOẠT

KHƯƠNG HOẠT

Tên khoa học: Notopterygium incisium, Họ: Hoa Tán (Apiaceae). Tên gọi khác: Tây khương hoạt, Xuyên khương hoạt, Hồ Vương Sứ Giả, Khương Thanh.
administrator
NHÓT

NHÓT

Nhót (Elaeagnus Latifolia) là loại cây bụi trườn, mọc dựa, phân nhiều cành. Thân, cành, mặt sau của lá và quả Nhót thường có một lớp vảy mỏng màu trắng, tròn, màu trắng xếp sát cạnh nhau. Lớp vảy này thường bám rất dày và chắc ở quả Nhót khi quả còn non. Đế khi quả già lớp vảy sẽ mỏng dần đi và dễ chà xát.
administrator
ĐƯƠNG QUY

ĐƯƠNG QUY

Đương quy (Angelica sinensis) là một loại thực vật thuộc họ Apiaceae, được sử dụng làm dược liệu trong Y học cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Đương quy được cho là có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Đương quy có chứa nhiều hoạt chất có tính chất chống oxy hóa và kháng viêm, có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Đương quy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
administrator
THẠCH HỘC

THẠCH HỘC

Thạch hộc là một dược liệu quý, đã được sử dụng với mục đích y học trong ít nhất 2.000 năm, bằng chứng được ghi chép trong Thần Nông Bản Thảo Dược, viết từ 2300 đến 2780 năm trước. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng vị thuốc này có những thành phần hoạt chất phong phú, có công dụng rất tốt trên lâm sàng trong điều trị các bệnh lý bao gồm viêm họng mãn tính, bệnh về mắt, bệnh đường tiêu hóa, đái tháo đường hay viêm khớp.
administrator
THÚI ĐỊCH

THÚI ĐỊCH

Lá thúi địch còn được mọi người gọi là lá mơ lông, là một loại rau gia vị được sử dụng rất phổ biến trong căn bếp, có thể ăn kèm với nhiều món ăn. Không những vậy, đây còn là một loại thảo dược dân gian, có công dụng rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lá mơ lông và những công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe của chúng ta.
administrator
RƯỢU BA KÍCH

RƯỢU BA KÍCH

Theo Y học cổ truyền, rượu ba kích có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, ích khí, mạnh gân cốt, trừ phong thấp,…
administrator
ĐINH LĂNG

ĐINH LĂNG

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một loại cây dược liệu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Loài cây này có vị ngọt, tính ấm và có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe, giảm đau nhức, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ trị liệu bệnh ung thư. Hiện nay, Đinh lăng được nghiên cứu để phát triển thành các sản phẩm chức năng và có tiềm năng trong điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng Đinh lăng cần tuân thủ đúng liều lượng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe.
administrator