NGA TRUẬT

Nga truật hay còn được biết đến với cái tên thông dụng là Nghệ đen đã được nhân dân Việt Nam sử dụng phổ biến từ rất lâu trước đây. Bên cạnh lợi ích trong điều trị bệnh lý dạ dày, Nga truật hiện nay còn rất nổi tiếng cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong hỗ trợ và điều trị ung thư có hiệu quả.

daydreaming distracted girl in class

NGA TRUẬT

Giới thiệu về dược liệu Nga truật

Nga truật hay còn được biết đến với cái tên thông dụng là Nghệ đen đã được nhân dân Việt Nam sử dụng phổ biến từ rất lâu trước đây. Bên cạnh lợi ích trong điều trị bệnh lý dạ dày, Nga truật hiện nay còn rất nổi tiếng cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong hỗ trợ và điều trị ung thư có hiệu quả.

- Tên khoa học: Curcuma zedoaria Rosc. hoặc Curcuma zerumbet Roxb.

- Họ khoa học: Zingiberaceae (họ Gừng).

- Tên gọi khác: Nghệ đen, Nghệ tím, Ngải tím, Ngải xanh, Bồng Truật, Tam nại, Uất kim (rễ củ Nga truật),…

Đặc điểm thực vật và phân bố dược liệu Nga truật

- Đặc điểm thực vật: 

  • Nga truật hay Nghệ đen là loại cây thân thảo có chiều cao khoảng từ 1 – 1,5 m, thân cây chắc. 

  • Phần thân rễ của hình nón, có khía dọc. Các củ tỏa ra ra tạo thành hình chân vịt. Vỏ của củ có màu vàng nhạt. Khi củ già thì vỏ có những vòng màu đen, trong ruột có màu tím xanh. Ngoài những củ chính còn có các củ phụ với cuốn hình quả lê hoặc có hình trứng, các củ phụ này có màu trắng. Củ Nga truật khi khô có màu vàng nâu và rất cứng, bên trong có màu xanh sẫm do đó Nga truật còn được gọi là Hắc tâm khương và có mùi thơm đặc biệt.

  • Lá Nga truật có bẹ dài ở gốc, ôm sát vào thân cây. Phiến lá có hình mũi mác có chiều dài khoảng từ 30 – 60 cm và chiều rộng khoảng từ 7 - 8 cm. Trên bề mặt lá gồm những đốm đỏ đọc theo đường gân chính, cuốn lá thường khá ngắn hoặc có thể không có cuốn.

  • Hoa Nga truật mọc thành cụm, cụm mọc ngang có màu vàng. Cụm hoa có hình trụ và có chiều dài khoảng từ 15 - 20 cm, chiều rộng cụm hoa khoảng 5 cm. Hoa có đài hình ống có 1 lớp lông bao phủ bên ngoài, có 3 răng và không đều. Hoa thường xuất hiện trước khi cây ra lá, lá bắc phía dưới có hình mũi mác tù hoặc có hình trứng. Lá bắc có màu lục hoặc vàng nhạt và các lá lợp lên nhau. Mép lá bắc có viền màu đỏ. Các lá bắc ở phía trên không sinh sản và có màu vàng nhạt, ở chóp lá có màu hồng.

  • Tràng hoa có hình ống dài gấp ba lần so với đài hoa. Các chùy hoa có hình mũi mác tù. Hoa có các bao phấn kéo dài giống như cựa chẻ ngang. Các nhị lép ở đầu chỉ nhị. Trung đới ngắn và có dạng bản tròn. Cánh hoa là dạng cánh môi có màu vàng và lõm ở phần đỉnh nhưng thuôn lại ở gốc. Nhị lép thuôn hoặc có hình mũi mác tù dính vào nhau phía nửa dưới. Nhụy lép có hình đùi và bầu có các lông bao phủ bên ngoài.

  • Nga truật ra hoa và quả vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

- Phân bố dược liệu: 

  • Nga truật có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực thuộc phía Đông đến phía Bắc Ấn Độ. Dược liệu thường mọc hoang hoặc có thể được trồng rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới thuộc khu vực phía Nam hoặc Đông Nam châu Á như các quốc gia Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Sri-Lanka, Lào, đảo Hải Nam, Ấn Độ, Campuchia và một số tỉnh thành ở khu vực phía Nam lục địa Trung Quốc. Bên cạnh đó, Nga truật còn có thể được tìm thấy ở Madagascar.

  • Tại nước ta, dược liệu Nga truật xuất hiện khá rộng rãi ở các tỉnh vùng trung du và và miền núi như các tỉnh: Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,… Ở các tỉnh miền Trung và phía Nam Việt Nam thì Nga truật phân bố chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ngãi, Hưng Yên và Bình Định. Do dó dược liệu Nga Truật ở nước ta có nguồn cung từ tự nhiên rất phong phú. Dựa trên những thống kê, riêng tại tỉnh Hà Giang, theo ước tính có thể thu hoạch đến vài nghìn tấn dược liệu Nga truật mỗi năm.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: củ (thân rễ) tươi hoặc củ khô.

- Thu hái: thường vào mùa đông hằng năm, từ khoảng tháng 12 đến tháng 3 của năm tiếp theo.

- Chế biến: 

  • Củ tươi: sau khi thu hoạch về thì đem dược liệu đi rửa sạch, tiếp đến thái thành các lát mỏng và đem đi phơi khô. Khi sử dụng, đem dược liệu tẩm giấm. Cũng có thể tẩm nước tiểu đồng 1 đêm và sau đó đem đi sao.

  • Củ khô: đem đi rửa sạch và tiến hành đồ nhanh đến khi mềm rồi thái thành các lát. Khi sử dụng thì đem dược liệu đi tẩm giấm hoặc tẩm nước tiểu đồng một đêm sau đó đem đi sao.

  • Sau khi tẩm xong thì đem đi tán thành bột để chế viên hoàn tán. 

- Bảo quản: để dược liệu ở nơi khô ráo và đậy kín.

Thành phần hóa học của Nga truật

Dược liệu Nga truật chứa các thành phần hóa học với hàm lượng như sau: 4,27% borneol, 44,94% curcurmenol, 6,16% germacron, 3,5% chất nhầy và nhựa, 1 – 1,5% các tinh dầu, isocurcurmenol, curzerenon, pinen, isoborneol, curdion, turmeron, difurocumenon, caryophyllen, curcumen, terpinen,…

Công dụng – Tác dụng của dược liệu Nga truật theo Y học hiện đại

Dược liệu Nga truật có những tác dụng dược lý như sau:

- Giảm đau và kháng viêm: dựa trên khả năng ức chế tương đối đáng kể các chất trung gian hóa học gây viêm.

- Giúp lành vết loét dạ dày, bảo vệ dạ dày: nhờ làm giảm pH dạ dày và có tác dụng giảm loét với hiệu quả gần như tương đương với 1 vài thuốc hóa dược hiện tại.

- Giúp giảm cholesterol huyết toàn phần, triglyceride và LDL cholesterol: các loại lipid này đều là những loại có hại cho sức khỏe nói chung và cho hệ tim mạch nói riêng, là một trong nhiều nguyên nhân gây ra xơ vữa. Các thành phần của Nga truật giúp làm giảm nồng độ của các lipid có hại này, bên cạnh đó còn giúp làm tăng nồng độ của HDL cholesterol (là loại cholesterol có lợi) và giúp ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông nhờ vào khả năng chống oxy hóa mạnh của curcumin.

- Kháng khuẩn và kháng nấm: Nga truật còn cho thấy khả năng kháng khuẩn đổi với một số chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, Corynebacterium amycolatum, Escherichia coli,…và tác dụng kháng nám đối với các loại nấm như Candida albicans, Aspergillus ochraceus,…

- Khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư gan: thành phần curcumin có trong dược liệu có khả năng gây ra quá trình chết theo chương trình của các tế bào ung thư gan qua 3 cơ chế gồm điều chỉnh các protein liên quan đến quá trình chết theo chương trình là Bcl-xl và Bcl-xs, kiểm soát quá trình phóng thích các gốc tự do (ROS) và các sắc tố C, điều chỉnh các cyclin và cảm ứng cho quá trình bắt giữ tế bào bằng con đường thông qua 2 enzym là caspase-3 và caspase-8. Bên cạnh đó, hoạt chất curcumin còn có khả năng gây tổn thương đến ADN ty thể và nhân của tế bào ung thư gan.

Vị thuốc Nga truật trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị cay đắng, tính ôn ám, không độc.

- Quy kinh: vào Can, Tỳ và Phế.

- Công năng: phá khí, trục thủy, chỉ thống, hành khí và chữa các loại khí tụ,..

- Chủ trị: các bệnh lý về tim và tỳ, sưng đau vùng bụng trên, ứ khí, ứ huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống không tiêu,...

Cách dùng – Liều dùng của Nga truật

- Cách dùng: sử dụng ở dạng tươi hoặc ở dạng khô sắc thuốc uống, hoặc có thể nấu thành cao hoặc đem đi tán thành bột mịn.

- Liều dùng: khoảng 3 – 9 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có vị thuốc Nga truật

- Bài thuốc chữa chứng lưng đau, phụ nữ bị đau do khí huyết: 

  • Chuẩn bị: Nga truật và can tất với liều lượng bằng nhau. 

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu đem đi rửa sạch rồi phơi khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 6 g cùng với rượu. Trong trường hợp bị đau lưng sử dụng bằng cách uống dược liệu với rượu cùng với Đào nhân.

- Bài thuốc chữa huyết tích, bế kinh: 

  • Chuẩn bị: 3 g Nga truật, 3 g Nghệ trắng và 3 gram Nghệ vàng.

  • Tiến hành: các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch và cho vào nồi với 600 mL nước lọc. Sắc thuốc đến khi lượng nước trong nồi cô lại còn khoảng 300 mL. Sử dụng ngay khi thuốc còn ấm. Mỗi ngày dùng 1 lần.

- Bài thuốc chữa chứng tiểu tràng co thắt: Nga truật đem đi rửa sạch, thái lát rồi phơi khô, sau đó tán thành bột. Mỗi lần sử dụng 3 g bột dược liệu uống cùng với Hành và rượu, uống lúc đói. Uống từ 1 đến 2 lần trong vòng 3 đến 5 ngày sẽ thấy hiệu quả điều trị.

- Bài thuốc chữa các chứng đau do lãnh khí xung tâm: 

  • Chuẩn bị: 60 g Nga truật, 30 g Mộc hương, rượu trắng.

  • Tiến hành: Nga truật đem đi rửa sạch và tẩm với rượu trắng. Còn Mộc hương thì đem đi rửa sạch và lùi. Tiếp đến, lấy cả 2 dược liệu đem đi tán thành bột mịn. Uống bột thuốc cùng với giấm từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần sử dụng khoảng 1,5 g bột đến khi cải thiện được các triệu chứng bệnh.

- Bài thuốc trị ọc sữa ở trẻ em: 

  • Chuẩn bị: 5 g Nga truật và 3 g Tù ngưu hoàng.

  • Tiến hành: Nga truật đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi cùng với 1 tí muối và 1 chén nước lọc. Sắc thuốc trong vòng 10 phút. Tiếp đến lọc lấy phần nước và bỏ phần bã. Cuối cùng thêm Tù ngưu hoàng vào thuốc và uống. Uống 1 lần mỗi ngày trong vòng 3 ngày.

- Bài thuốc trị ăn uống đình trệ, tích tụ: 

  • Chuẩn bị: 3 g Nga truật, 3 g Quất bị, 3 g Nhân sâm, 3 g Kinh tam lăng, 3 g Súc sa mật, 3 g Nhục đậu khấu, 3 g Mộc hương, 3 g Thanh bì và 3 g Mạch bá. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi cùng với 1 L nước lọc. Sắc thuốc trong vòng 30 phút với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 1 nửa. Lấy phần nước để chia thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng mỗi ngày 1 thang trong vòng 3 ngày thì sẽ cải thiện được các triệu chứng.

- Bài thuốc chữa ngực bụng đầy trướng, ăn uống tích trệ, ợ chua: 

  • Chuẩn bị: 1,15 g Nga truật, 1,15 g Tam lăng, 9 g Hương phụ, 9 g Trần bì, 1,15 g La bạc tử, 3 g Sa nhân, 6 g Chỉ xác, 6 g Thanh bì, 3 g Hồ hoàng liên, 3 g Lô hội và 3 g Hồ tiêu. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch rồi tán thành bột, sau đó chế thành viên. Khi sử dụng thì lấy khoảng 1 – 9 g thuốc uống chung với rượu nóng. Sử dụng mỗi ngày 2 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Lưu ý kiêng ăn uống sống lạnh để tăng cường hiệu quả điều trị.

- Bài thuốc từ Nga truật điều trị chấn thương gãy xương: 

  • Chuẩn bị: Nga truật và Điền tất, 3 g Thổ miết giáp, 6 g Đào nhân, 6 g Ô dược, 3 g Hồng hoa, 3 g Tam lăng, 3 g Xích thược, 3 g Uy linh tiên, 3 g Tục đoạn, 3 g Cốt toái bổ, 3 g Trạch lan, 12 g Qui vĩ và 10 g Sinh địa. 

  • Tiến hành: Nga truật và Điền tất rửa sạch, nghiền riêng và uống với thuốc sắc. Thuốc sắc được thực hiện như sau: các nguyên liệu trên (trừ Nga truật và Điền tất) đem đi rửa sạch và cho tất cả vào nồi cùng với 1 nửa nước và 1 nửa rượu. Sắc thuốc trong vòng 20 phút. Lấy phần nước rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày. Uống mỗi ngày 1 thang đến khi cải thiện tình trạng bệnh.

- Viên hoàn Nga truật – Mật ong trị bệnh lý dạ dày, ăn không tiêu, đau bụng kinh: 

  • Chuẩn bị: bột Nga truật, Mật ong.

  • Tiến hành: lấy bột Nga truật và sử dụng Mật ong loại có chất lượng tốt để làm chất kết dính,  sau đó vo thành viên hoàn có khối lượng khoảng 10 g, uống mỗi lần 1 viên và uống mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.

Lưu ý khi sử dụng Nga truật

- Kiêng kỵ:

  • Những người suy nhược cơ thể, không có tính trệ thì không được sử dụng Nga truật.

  • Do Nga truật có tính phá huyết nên phụ nữ mang thai và phụ nữ bị rong kinh không được sử dụng.

- Bên cạnh đó, vị thuốc Nga truật sử dụng kết hợp với vị thuốc Tam lăng là rất tốt.

 

Có thể bạn quan tâm?
CÂY TRỨNG CÁ

CÂY TRỨNG CÁ

Tên Tiếng Việt: Cây Trứng cá. Tên khác: Cây mật sâm. Tên khoa học: Muntingia calabura L. Họ: Côm (Elaeocarpaceae). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các công dụng của cây trứng cá trong đời sống hàng ngày nhé.
administrator
TRÚC DIỆP

TRÚC DIỆP

Trúc diệp (Lophatherum gracile) là một loại thảo dược được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều loại bệnh, từ các vấn đề về đường tiêu hóa đến các bệnh về hô hấp. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Trúc diệp có chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng Trúc diệp, người dùng cần lưu ý những điều quan trọng như liều lượng, tác dụng phụ và khả năng tương tác với các loại thuốc khác.
administrator
CÂY NGÂU

CÂY NGÂU

Cây ngâu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Mộc ngưu, ngâu tán tròn, ngâu ta. Cây ngâu là loại cây cảnh đẹp, khá phổ biến, xuất hiện nhiều ở các khu rừng vùng núi tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng cây ngâu cũng được dùng trong Y học để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGŨ TRẢO

NGŨ TRẢO

Ngũ trảo là một loài cây khá phổ biến ở Việt Nam và một số nước khác thuộc khu vực châu Á. Một số tác dụng của dược liệu đã được chứng minh bằng các nghiên cứu dược lý hiện đại. Cây được sử dụng trong các bài thuốc trị đau khớp và một số bệnh khác và cho tác dụng rất tốt.
administrator
HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

HOA ĐU ĐỦ ĐỰC

Hoa đu đủ đực, hay còn được biết đến với những tên gọi: Bông đu đủ đực. Đu đủ, loài trái cây bổ dưỡng có chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Do không tạo được trái ăn được nên cây Đu đủ đực thường bị nhổ bỏ. Tuy nhiên trong dân gian, thường dùng hoa Đu đủ đực để làm thuốc chữa ho cho trẻ em. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn dùng điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, ung thư,…Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DẦU GIUN

DẦU GIUN

Cây dầu giun, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây rau muối dại, cây cỏ hôi, cây thanh hao dại, thổ kinh giới. Cây Dầu giun có tên như vậy vì cây có tinh dầu chữa giun và để phân biệt cây Sử quân tử có tên khác là “Cây giun”. Ngoài tác dụng chữa giun, cây còn có nhiều tiềm năng điều trị bệnh khác, được chứng minh qua các nghiên cứu gần đây. Bài viết này sẽ cung cấp một số những công dụng của dây thuốc cá và độc tính của nó.
administrator
CAM THẢO (CHÍCH THẢO)

CAM THẢO (CHÍCH THẢO)

Cam thảo là một loại cây tự nhiên được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về cam thảo và các ứng dụng trong điều trị bệnh nhé.
administrator
THỐT NỐT

THỐT NỐT

Thốt nốt là một loại dược liệu thường được trồng và biết đến với mục đích sản xuất đường thốt nốt. Không chỉ vậy, đây còn là một loại thực vật thường được sử dụng trong điều trị bệnh theo Đông y. Thành phần hoạt chất đa dạng trong loại dược liệu này với công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, được sử dụng rất hiệu quả trong điều trị đau họng, trị giun sán... Sau đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng và những lưu ý khi sử dụng Thốt nốt.
administrator