HƯƠNG PHỤ

Cây Hương phụ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y với công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, nhức đầu, giải cảm, đau bụng, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày, viêm tuyến vú, chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu...

daydreaming distracted girl in class

HƯƠNG PHỤ

Giới thiệu dược liệu

Cây Hương phụ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y với công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, nhức đầu, giải cảm, đau bụng, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày, viêm tuyến vú, chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu...

  • Tên thường gọi: Hương phụ 

  • Tên gọi khác: Cây Cỏ Cú, Sa thảo, Cỏ gắm, Củ gấu, Củ gấu vườn, Củ gấu biển, Hải dương phụ…

  • Tên khoa học: Cyperus rotundus L.

  • Họ: Cói (Cyperaceae)

Hương Phụ - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ

Hương phụ là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y với công dụng: Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, nhức đầu, giải cảm, đau bụng, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày,

Đặc điểm tự nhiên, Phân bố

Đặc điểm tự nhiên

Hương phụ là cây cỏ sống lâu năm, cao khoảng 20 – 60cm. Thân rễ nằm bò dưới mặt đất, phát triển thành củ, củ lớn hay nhỏ khác nhau theo loại đất trồng khác nhau.

Lá Hương phụ dài và hẹp, đầu lá thuôn nhọn, có gân nổi lên ở giữa lưng, lá cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân.

Cụm hoa nằm ở đỉnh, phân nhánh thành nhiều bông nhỏ.

Quả ba cạnh, có màu xám.

Mùa hoa quả: Tháng 3-7.

Phân bố

Ở Việt Nam, Hương phụ phân bố ở khắp nơi trừ vùng núi cao trên 2.000m. Những loài mọc tập trung trên các bãi cát, đất pha cát ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, ở các đảo và quần đảo như Cát Bà, Hòn Mê, Hòn, Khoai, Phú Quốc, Côn Đảo… chúng còn được gọi là Củ gấu biển. Với hệ thống thân rễ phát triển nhanh và mạnh, Hương phụ sống khá lâu nhưng vì là cây ưa sáng nên nếu có một loại cây khác phát triển nhanh hơn, che phủ kín mặt đất thì Hương phụ không sinh trưởng được.

Ngoài Việt Nam, Hương phụ còn có mặt ở một số nước châu Á như Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng

Thân rễ của cây hay còn gọi là củ Hương phụ.

Thu hái, chế biến

Sau khi thu hái bằng cách đào lên toàn cây, người ta sẽ đem phơi cho khô. Tiếp theo, chất dược liệu thành đống rồi đốt rễ con và lá cháy hết. Cuối cùng còn lại phần củ lấy riêng ra rồi đem rửa sạch bụi bẩn, phơi hay sấy khô để sử dụng.

Thành phần hóa học 

Cây Hương phụ có các thành phần hóa học hết sức phong phú, bao gồm:

Từ 0,3 - 2,8% thành phần là tinh dầu màu vàng, mùi thơm nhẹ đặc biệt của Hương phụ. Thành phần chính của loại tinh dầu này là 32% cyperen, 49% rượu cyperola, axit béo, phenol, alkaloid, glycoside,....

B-Pinene, Camphene, 1,8-Cineole, Limonene, p-Cymene, Selinatriene, b-Selinene, aCyperone, b-Cyporene, Patchoulenone, a-Rotunol, Cyperol, Isocyperol, Copadiene, Eppoxyguane, Cyperolone, Rotundone, Kobusone, Isokobusone, Glucose, Fructose. Ngoài ra, hương phụ còn có chất đắng với hệ số 1,333, pectin, tinh bột, chất béo, acid hữu cơ....

Tác dụng – Công dụng

Một số tác dụng dược lý của Hương phụ đã được thử nghiệm và xác minh gồm:

  • Tác dụng giảm đau

  • Tác dụng trên tử cung: ức chế co bóp tử cung, đồng thời làm giảm trương lực khi thử nghiệm trên động vật

  • Ức chế thần kinh trung ương

Các tác dụng khác: chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, nhức đầu, giải cảm, đau bụng, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày, viêm tuyến vú, chống viêm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu...

Ngoài ra, Hương phụ qua những phương pháp sao tẩm khác nhau sẽ có những tác dụng khác nhau:

  • Hương phụ không qua chế biến có tác dụng giải cảm

  • Sao đen có tác dụng cầm máu dùng trong trường hợp rong kinh

  • Tẩm đồng tiện (nước tiểu trẻ em) rồi sao có tác dụng giáng hỏa trong chứng bốc nóng

  • Tẩm giấm sao giúp tiêu tích tụ, chữa các trường hợp huyết ứ, u báng

  • Tẩm nước muối sao chữa bệnh về huyết

  • Tẩm rượu sao giúp tiêu đờm

  • Hương phụ tứ chế được sử dụng để chữa các chứng bệnh của phụ nữ

Cách dùng – Liều dùng

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Hương phụ có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao, hoàn, tán hay dùng ngoài…

Liều dùng:

6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc cho vào thuốc cao, hoàn, tán.

Không kể liều lượng nếu dùng ngoài.

Trị rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, nôn mửa, đầy bụng

Bài thuốc Hương Sa Dưỡng Vị Thang

Dược liệu

  • 8g Hương phụ 

  • 8g Chỉ xác 

  • 8g Hoắc hương 

  • 6g Mộc Hương

  • 6g Đậu khấu nhân

  • 4g Sa nhân  

  • 4g Cam thảo

  • 12g Hậu phác 

  • 12g Bạch truật 

  • 12gTrần bì 

  • 12g Phục linh 

  • 12g Bán hạ 

  • 12g Sinh khương 

  • 5 trái Đại táo 

Đem tất cả dược liệu làm thành thang thuốc, cho vào ấm sắc dùng trong ngày, chia 2-3 lần uống mỗi ngày.

Trị đau bụng lạnh, khó chịu vùng bụng dưới

Dược liệu

  • 10g Hương phụ 

  • 8g Diên hồ sách 

Đem các dược liệu trên sắc thành thuốc rồi dùng uống hết trong ngày (có thể chia 2-3 lần uống).

Trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt do tinh thần ức chế, vú đau

Bài thuốc 1

Dược liệu

  • 20g Hương phụ

  • 20g Trần bì

  • 20g Ngải diệp 

  • 2 đóa Nguyệt quế 

Đem sắc tất cả các dược liệu trên rồi dùng uống trong ngày.

Bài thuốc 2 (Cao hương ngải)

Dược liệu

  • 20g Hương phụ 

  • 15g Ích mẫu 

  • 8g Bạch đồng nữ

  • 6g Ngải cứu 6g

Đem tất cả các dược liệu trên thêm 300ml nước, đun sôi lọc bỏ bã thuốc rồi cho đường vào mà uống trong ngày. Bài thuốc Cao hương ngải này được tin dùng và có hiệu quả cao.

Trị chứng đau sườn ngực, đau bao tử

Bài thuốc Tiểu ô trầm thang

Dược liệu 

  • 8g Hương phụ 

  • 10g Ô dược 

  • 4g Cam thảo

Đem sắc tất cả các dược liệu trên rồi dùng uống trong ngày, chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

Trị hông sườn trướng đau

Bài thuốc Lương phụ hoàn

Dược liệu

  • 10g Hương phụ 

  • 10g Lương khương 

Đem các dược liệu cho vào ấm sắc thuốc uống trong ngày, chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

Lưu ý

Các đối tượng sau cấm sử dụng bất kỳ bài thuốc nào liên quan đến Hương phụ:

  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng vị thuốc.

  • Người mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vị thuốc.

  • Người gầy yếu, nóng trong người, đổ mồ hôi trộm, có dấu hiệu của tình trạng xuất huyết (chảy máu chân răng, chảy máu mũi…).

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

Có thể bạn quan tâm?
BA ĐẬU

BA ĐẬU

Ba đậu là loại dược liệu quý nên dùng cẩn thận. Bên cạnh đó, còn có tên gọi khác là Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử…
administrator
CÂY TRỨNG CÁ

CÂY TRỨNG CÁ

Tên Tiếng Việt: Cây Trứng cá. Tên khác: Cây mật sâm. Tên khoa học: Muntingia calabura L. Họ: Côm (Elaeocarpaceae). Sau đây hãy cùng tìm hiểu về các công dụng của cây trứng cá trong đời sống hàng ngày nhé.
administrator
MẠCH MÔN

MẠCH MÔN

Mạch môn là một loại dược liệu quý, rất phổ biến và được sử dụng nhiều trong các nền y học của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, và một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Mạch môn thường được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, Mạch môn là một loài dược liệu mọc hoang, thường bắt gặp nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Dược liệu này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho, táo bón, ho có đờm, lao phổi và nhiều bệnh lý khác.
administrator
SƠN NẠI

SƠN NẠI

Sơn nại có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, hành khí, trừ uế khí, tiêu thực và trừ thấp. Do đó dược liệu được dùng để chữa ngực bụng đau lạnh, tiêu chảy, chữa chứng ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, cảm, ho, nôn mửa, hen suyễn.
administrator
THÔNG ĐỎ

THÔNG ĐỎ

Thông đỏ, có tên tiếng Anh là the Himalayan Yew, hay thuỷ tùng Hi-ma-lay-a. Thông đỏ là thảo dược được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian để điều trị nhiều bệnh khác nhau bao gồm sốt, đau đầu, gãy xương, tiêu chảy, các vấn đề về hệ thần kinh,.. Trong những năm gần đây, chiết xuất tinh dầu từ cây Thông đỏ nổi lên như một thành phần có công dụng hỗ trợ điều trị một số loại ung thư. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thông đỏ và những điều công dụng của nó.
administrator
TRÀ TIÊN

TRÀ TIÊN

Trà tiên (Ocimum basilicum), một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền và được sử dụng trong các nghiên cứu hiện đại về sức khỏe, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Với những tính năng tuyệt vời như hương thơm đặc trưng, thành phần hóa học phong phú và nhiều tác dụng khác nhau cho sức khỏe, trà tiên đang được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần hóa học của trà tiên, những tác dụng của nó trong y học hiện đại, cách sử dụng đúng liều lượng và một số lưu ý quan trọng khi sử dụng trà tiên.
administrator
KEO GIẬU

KEO GIẬU

- Tên khoa học: Leucaena glauca Benth. - Họ Trinh nữ (Mimosaceae) - Tên gọi khác: bình linh, keo giun, bồ kết dại, cây muồng,..
administrator
SINH ĐỊA

SINH ĐỊA

Sinh địa là loài cây thân thảo, sống lâu năm, có thể cao tới 40 – 50cm. Toàn cây có lông tơ mềm màu tro trắng. Thân không có khả năng phát sinh cành. Các đốt trên thân rất ngắn, mỗi đốt mang 1 lá. Các đốt thân phía trên dài ra nhanh ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa. Sau khi ra hoa, cây đạt chiều cao tối đa.
administrator