SINH ĐỊA

Sinh địa là loài cây thân thảo, sống lâu năm, có thể cao tới 40 – 50cm. Toàn cây có lông tơ mềm màu tro trắng. Thân không có khả năng phát sinh cành. Các đốt trên thân rất ngắn, mỗi đốt mang 1 lá. Các đốt thân phía trên dài ra nhanh ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa. Sau khi ra hoa, cây đạt chiều cao tối đa.

daydreaming distracted girl in class

SINH ĐỊA

Giới thiệu về dược liệu

- Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn). Libosch

- Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

- Tên gọi khác: Địa hoàng, Nguyên sinh địa.

Đặc điểm dược liệu

Sinh địa là loài cây thân thảo, sống lâu năm, có thể cao tới 40 – 50cm. Toàn cây có lông tơ mềm màu tro trắng. Thân không có khả năng phát sinh cành. Các đốt trên thân rất ngắn, mỗi đốt mang 1 lá. Các đốt thân phía trên dài ra nhanh ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa. Sau khi ra hoa, cây đạt chiều cao tối đa. 

Bộ rễ gồm 4 loại: rễ hom, rễ tơ, rễ bất định và rễ củ. Trong đó, rễ củ là bộ phận thu hoạch, nó phình ra thành củ, gọi là củ Sinh địa. Củ phát triển trong giai đoạn trưởng thành, ban đầu mọc thẳng nhưng về sau mọc ngang. Vỏ màu hồng nhạt, thịt củ màu vàng nhạt. Phần sát gốc với thân của củ kém phát triển tạo thành cuống.

Lá đơn nguyên, mọc vòng xung quanh gốc, dọc theo các đốt thân. Phiến lá hình trứng ngược, đầu hơi tròn, càng về phía cuống sẽ hẹp lại. Mép có răng cưa không đều, phần phiến lá gân chính và gân phụ nổi rõ nhưng phiến lá vẫn mềm. Ngoài ra, trên mặt lá có một lớp lông mềm màu trắng xám tạo cho lá có màu xanh bạc.

Hoa màu tím đỏ mọc thành từng chùm ở đầu cành, thường nở vào mùa hạ. Đài hoa và cánh hoa hình chuông, mặt phía ngoài màu tím sẫm, phía trong hơi vàng và có những đốm tím. Mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 4.

Quả: Điều kiện sinh thái ở Việt Nam rất hiếm thấy sinh địa kết quả. Nhưng ở Trung Quốc mùa quả vào khoảng tháng 5 - 6, mỗi quả có 200 - 300 hạt, hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình bầu dục hoặc hình trứng.

Phân bố, sinh thái

Sinh địa có nguồn gốc từ vùng ôn đới ẩm của Trung Quốc và được trồng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hiện tại, Trung Quốc vẫn độc quyền đối với các sản phẩm như vậy. Một số nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam cũng có quy mô canh tác nhỏ lẻ.

Sinh địa đã được di thực về Việt Nam và hiện nay được trồng ở nhiều ở các tỉnh có khí hậu nóng ẩm vùng Bắc Bộ như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Cao Bằng,… Cây không trồng được vào mùa lạnh, ở những nơi miền núi hoặc quá lạnh.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ củ.

Thu hái và sơ chế: Thu hái rễ củ ở những cây đã có tuổi thọ ít nhất là 5 – 6 tháng. Nên chọn những củ to, mập, vỏ vàng mỏng, mềm, cắt ngang có màu đen nhánh, nhiều nhựa không thối nát. Khi thu hoạch, bỏ rễ củ vào nước để thử. Củ nổi trên mặt nước là Thiên hoàng, nửa chìm nửa nổi là Nhân hoàng, còn chìm hẳn dưới nước mới là Địa hoàng, là dược liệu dùng làm thuốc. Sau khi thu hoạch, đem về rửa sạch rồi để ráo nước và sấy cho đến khi thấy phần mặt cắt của rễ xuất hiện màu đen và dính là được. Sau đó đem phơi hoặc sấy nhẹ cho khô.

Bảo quản: dược liệu đã qua sơ chế cần bảo quản trong túi kín hoặc bình có nắp đậy, để ở nơi khô ráo và thông thoáng.

Thành phần hóa học 

Sinh địa chứa các thành phần như: Rehmanin, Glucose, Carotene, Manit, Ancaloit, Daucosterol, Acid succinic, Acid palmitic và Campesterol.

Tác dụng - Công dụng 

Theo y học cổ truyền: Sinh địa có vị ngọt đắng và tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, làm mát máu, tăng sinh dịch cơ thể, bổ âm. Do đó được dùng để chữa các bệnh thiếu máu, suy nhược, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, ho ra máu, động thai…

Theo y học hiện đại, sinh địa có tác dụng:

- Nước sắc của dược liệu có tác dụng chống viêm.

- Ức chế miễn dịch kiểu corticoid nhưng không làm ức chế hay gây teo tuyến thượng thận.

- Tác dụng cường tim, cầm máu, hạ áp, hạ đường huyết.

- Bảo vệ gan, chống nấm, chống phóng xạ, lợi tiểu.

Cách dùng - Liều dùng 

Có nhiều cách sử dụng sinh địa tùy theo mục đích trị liệu như: sắc lấy nước uống, giã vắt nướng, tán bột, làm hoàn hay bôi ngoài da.

Liều dùng khuyến cáo hằng ngày từ 10 – 20g, có thể tăng hoặc giảm liều tùy theo từng bài thuốc hay sự kết hợp với các dược liệu khác.

Một số bài thuốc có Sinh địa:

- Bài thuốc chữa gầy yếu, hỗ trợ trị tiểu đường: Giã nát 800g sinh địa, vắt lấy nước, sau đó tẩm với 600g hoàng liên, rồi đem hoàng liên đi phơi khô. Sau đó tiếp tục tẩm rồi phơi cho đến khi hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên và cho thêm mật rồi làm thành viên nhỏ bằng hạt bắp. Mỗi lần uống 20 viên, dùng 2 – 3 lần/ngày.

- Bài thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh: Sắc các dược liệu 16g sinh địa, 16g ích mẫu, 20g hà thủ ô đỏ, 12g sâm nam với nước. Cô còn một nửa. Uống ngay khi thuốc còn ấm với liều 1 thang/ngày.

- Bài thuốc trị viêm họng, sốt nóng, miệng khô khát: Sắc các dược liệu 12g sinh địa, 10g mạch môn, 10g huyền sâm, 8g cam thảo với 200ml nước trên lửa nhỏ, cô còn khoảng 50ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm nóng, duy trì liên tục khoảng 3 – 5 ngày.

- Bài thuốc chữa sốt cao kèm co giật: Giã nát 20g sinh địa và 10g lá hẹ, thêm ít nước gạn bỏ bã. Lấy nước uống 1 lần/ ngày.

- Bài thuốc bổ huyết, điều kinh:

Chuẩn bị: Sắc các dược liệu 16g sinh địa, 10g đương quy, 10g bạch thược, 5g xuyên khung, lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Lưu ý

- Không dùng sinh địa chung với lai phục tử vì có thể phản tác dụng hay làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.

- Khi có triệu chứng dị ứng hoặc quá mẫn thì cần ngưng thuốc ngay lập tức.

- Không dùng sinh địa cho các đối tượng tỳ hư, đi ngoài lỏng, kém ăn, bụng đầy chướng.

 

Có thể bạn quan tâm?
VỪNG

VỪNG

Vừng (Sesamum orientale) là một loại cây trồng rất phổ biến và sử dụng rộng rãi ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực y học, Vừng được sử dụng làm dược liệu từ hàng ngàn năm trước đây. Các phần của cây, bao gồm hạt, lá và rễ, được sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vừng còn có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng để sản xuất dầu ăn và các sản phẩm thực phẩm khác. Sau đây là một số thông tin về dược liệu Vừng và các ứng dụng y học của nó.
administrator
CÂY LẠC DẠI

CÂY LẠC DẠI

Cây lạc dại, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cỏ đậu phộng, cỏ lạc, cỏ hoàng lạc.
administrator
LONG NHÃN

LONG NHÃN

Long nhãn hay còn được gọi là long nhãn nhục, là phần cùi của quả cây nhãn có tên khoa học là Euphoria longan (Lour.) Steud, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Long nhãn không chỉ đơn thuần là món ăn bổ dưỡng, cung cấp rất nhiều các chất dinh dưỡng cho con người mà còn là một trong những thành phần của các bài thuốc Đông y trị táo bón, thiếu máu, với các tác dụng như an thần, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Long nhãn còn có các tên gọi khác như Á lệ chi, Nguyên nhục, Quế viên nhục, Bảo viên,…
administrator
HOÀNG LIÊN GAI

HOÀNG LIÊN GAI

Hoàng liên gai, hay còn được biết đến với những tên gọi: Hoàng mù, hoàng mộc, nghêu hoa. Từ xa xưa, Hoàng liên gai đã được người dân vùng núi cao Sapa sử dụng trong điều trị các vấn đề thuộc bệnh lý tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, dược liệu thường được dùng để chữa đau răng, ăn uống không tiêu, kiết lỵ, đau mắt và một số bệnh lý khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
NGŨ LINH CHI

NGŨ LINH CHI

Ngũ linh chi cũng là một vị thuốc xuất hiện nhiều trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh. Hiện nay vị thuốc này chỉ có thể được nhập từ Trung Quốc do chưa tự bào chế và sản xuất được ở Việt Nam.
administrator
MẬT GẤU

MẬT GẤU

Trước đây, Mật gấu đã từng được xem là một loại thần dược có khả năng trị bách bệnh, do đó rất nhiều người tìm kiếm hoặc thậm chí săn lùng Mật gấu. Nhưng với sự phát triển của y học và khoa học hiện đại, cùng với đó là những chính sách mạnh mẽ nhằm bảo vệ, bảo tồn động vật quý hiếm và động vật hoang dã mà Mật gấu ngày nay không còn được phổ biến rộng rãi nữa.
administrator
CÂY CANH CHÂU

CÂY CANH CHÂU

Cây canh châu, hay còn được biết đến với những tên gọi: Chanh châu, kim châu, tước mai đằng, xích chu đằng, khan slam, sơn minh trà. Canh châu được biết đến là loài cây thường được trồng để làm cảnh. Dân gian lại thường dùng lá Canh châu dùng riêng hoặc phối với lá vối, hãm nước uống thay trà, có tác dụng giải khát, đề phòng bệnh sởi. Ngoài ra, lá của cây canh châu còn được nấu để uống vào mùa hè nhằm giải khát và thanh nhiệt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
DONG RIỀNG ĐỎ

DONG RIỀNG ĐỎ

Dong riềng đỏ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao. Dong riềng đỏ là một loại cây phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng như một nguồn tinh bột. Ngoài ra người ta còn dùng trị viêm gan, chấn thương. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator