NGŨ LINH CHI

Ngũ linh chi cũng là một vị thuốc xuất hiện nhiều trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh. Hiện nay vị thuốc này chỉ có thể được nhập từ Trung Quốc do chưa tự bào chế và sản xuất được ở Việt Nam.

daydreaming distracted girl in class

NGŨ LINH CHI

Giới thiệu về dược liệu Ngũ linh chi 

- Người dân khi nghe đến Ngũ linh chi thường liên tưởng đến loài dược liệu rất đẹp, tuy nhiên thực tế đây là sản phẩm được bào chế từ phân của sóc bay. Ngũ linh chi cũng là một vị thuốc xuất hiện nhiều trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh. Hiện nay vị thuốc này chỉ có thể được nhập từ Trung Quốc do chưa tự bào chế và sản xuất được ở Việt Nam.

- Tên khoa học: Faeces Trogopterum

- Họ khoa học: Petauristidae (họ Sóc bay).

- Tên gọi khác: Ngũ linh tử, Hàn hiệu điểu, Hàn trước phần, Thảo linh chi,…

Tổng quan về dược liệu Ngũ linh chi

- Có tài liệu cho rằng Ngũ linh chi là phân của loài dơi Pteropus psetap Hon Lay thuộc họ dơi (Pteropodidae), tuy nhiên có tài liệu khác cho rằng nguồn gốc của dược liệu trên là phân của loài Trogopterus xanthipes Milne-Edward, thuộc họ Sóc bay (Petauristidae). Hiện nay nguồn gốc chính xác của Ngũ linh chi vẫn còn tranh cãi. 

- Ngũ linh chi có thể sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, tùy vào mục đích của người sử dụng.

Đặc điểm dược liệu và phân bố dược liệu Ngũ linh chi

- Đặc điểm dược liệu:

  • Khi quan sát từ bên ngoài, Ngũ linh chi có dạng khối màu nâu đen và hình dạng thuôn dài, đóng thành từng cục khô và thô cứng. Ngũ linh chi tốt là đã qua chế biến và xử lý để loại bỏ hầu hết các loại tạp chất và đất cát bám dính.

  • Dựa vào hình dáng bên ngoài, người ta phân loại thành 2 loại là Ngũ linh chi khối (Đường Ngũ linh chi) và tán Ngũ linh chi (Ngũ linh chi vụn). 

- Phân bố dược liệu: tại Trung Quốc, Ngũ linh chi thường được phân bố ở các tỉnh Cam Túc, Hà Bắc, Sơn Tây. Với đặc điểm có nhiều hang động và núi rừng, các tỉnh này là nơi sinh sống lý tưởng của các loài động vật trên và từ đó sản xuất ra nhiều dược liệu.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến

- Bộ phận dùng: phân của loài Sóc bay.

- Thu hoạch: để thu hoạch được Ngũ linh chi với hàm lượng hoạt chất và hoạt tính tốt nhất, người ta thường đợi vào thời gian khoảng tháng 10 đến tháng 12 trong năm, thường được tìm thấy trong các hang động nơi cư trú của các loại động vật đã kể trên. 

- Chế biến: phân Sóc bay sau khi thu hái về phải loại bỏ sạch đất cát, sau đó đem phơi cho khô lại và để dùng. Trong một số tài liệu y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian có mô tả cách bào chế Ngũ linh chi với phương thức khác nhau: 

  • Theo Trung y: Ngũ linh chi sau khi loại bỏ tạp chất, tẩm rượu hoặc giấm đem đi sao hoặc có thể dùng tươi tùy mục đích

  • Theo dân gian Việt Nam: Ngũ linh chi thu về giã nhỏ. Thủy phi, sau đó đem gạn bỏ phần đầu, để lắng và thu lấy cạn. Sau đó phơi khô và tán thành bột, để dùng từ từ.

- Bảo quản: ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học của Ngũ linh chi

- Hiện nay Ngũ linh chi còn được sử dụng trong phạm vi dân gian nên cũng chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về thành phần hóa học của dược liệu này. Một số tài liệu tham khảo trong thành phần của dược liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng. Một vài hợp chất tiêu biểu có thể kể đến như vitamin A, resin, acid uric,…

- Ngoài ra, trong thành phần hóa học của dược liệu chứa nhiều acid hữu cơ có lợi cho cơ thể. Một số acid có thể kể đến như: acid wulingzhic, acid m-hydroxybenzoic, acid protocatechuic,… Có những nghiên cứu báo cáo trong Ngũ linh chi có chứa nhiều chất nhựa. 

Tác dụng – công dụng của dược liệu Ngũ linh chi theo Y học hiện đại 

Ngũ linh chi có các tác dụng dược lý và công dụng như sau:

- Tác dụng bảo vệ hệ tim mạch: nghiên cứu chỉ ra Ngũ linh chi có thể hạn chế sự tiêu thu oxy của các tế bào cơ tim của cơ thể, tránh các tế bào vận động quá mức dẫn đến suy tim. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng tăng lưu lượng và giảm sức cản của dòng chảy máu.

- Tác dụng chống đông máu: dịch chiết nước của Ngũ linh chi có tác dụng làm tiêu các sợi huyết và làm tan các mạng lưới fibrin. Dẫn đến tan cục máu đông.

- Tác dụng kháng khuẩn: Ngũ linh chi cho tác dụng ức chế sự phát triển của chủng vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis – loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp khá nguy hiểm cho con người. Ngoài ra dược liệu còn cho tác dụng ức chế sự phát triển của một số chủng nấm ngoài da.

- Ngoài ra, còn có nghiên cứu chỉ ra rằng Ngũ linh chi có tác dụng chống co thắt cơ trơn, trong đó có nghiên cứu lâm sàng đã được thử nghiệm trên bệnh nhân đau thắt ngực.

Tác dụng – công dụng của vị thuốc Ngũ linh chi theo Y học cổ truyền 

- Tính vị: vị ngọt, tính ấm. Tuy nhiên theo 1 vài tài liệu khác như Bản thảo hội ngôn cho rằng Ngũ linh chi có vị chua ngọt và có tính bình.

- Quy kinh: Ngũ linh chi quy kinh vào Can.

- Công năng - chủ trị: Được sử dụng trong các trường hợp đau bụng kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau sau sinh đẻ. Ngoài ra, Ngũ linh chi còn là vị thuốc cầm máu, giải độc, hoạt huyết.

Cách dùng – Liều dùng của Ngũ linh chi 

- Cách dùng: Có thể dùng ở nhiều dạng khác nhau (thuốc sắc, thuốc bột, thuốc hoàn). Tùy vào dùng tươi hay sao sẽ cho tác dụng dược lý khác nhau khi sử dụng.

- Liều dùng: theo tài liệu tham khảo, liều thường dùng của Ngũ linh chi là khoảng từ 4 – 12 g mỗi ngày.

Một số bài thuốc dân gian có Ngũ linh chi

- Bài thuốc trị viêm đau do loét dạ dày – tá tràng:

  • Chuẩn bị: 10 g Ngũ linh chi, 10 g Ô tặc cốt, 10 g Hương phụ, Diên hồ sách và Cam tùng 6 g mỗi vị, 5 g Xuyên luyện tử, 5 g Mộc hương, 5 g Ô dược, 5 g Nhũ hương, 5 g Một dược và 3 g Hoàng liên. 

  • Tiến hành: tất cả các nguyên liệu trên đem đi sắc uống.

- Bài thuốc chữa xuất huyết tử cung, phụ nữ đau bụng kinh nhiều:

  • Chuẩn bị: Ngũ linh chi và Bồ hoàng 10 g mỗi vị. 

  • Tiến hành: các dược liệu trên đem đi sao vàng rồi tán thành bột mịn. Sử dụng với liều từ 2 – 3 g mỗi ngày.

- Bài thuốc cho tác dụng tiêu tích, cầm máu:

  • Chuẩn bị: Ngũ linh chi, Bồ hoàng với liều lượng bằng nhau. 

  • Tiến hành: 2 nguyên liệu trên đem đi tán bột mịn, uống 6 g mỗi lần cùng với rượu hoặc giấm.

Lưu ý khi sử dụng Ngũ linh chi

- Ngũ linh chi tuy ít độc, tuy nhiên khi phối hợp với nhiều dược liệu khác trong bài thuốc nếu sử dụng không đúng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

- Dược liệu rất dễ hút ẩm và bị mốc nên cần phải kiểm tra thường xuyên trong lúc bảo quản.

- Đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú thì không nên sử dụng.

- Tương tác với dược liệu khác: “Ngũ linh chi tương ố Sâm” vì vậy tránh dùng Ngũ linh chi chung với dược liệu Nhân sâm do làm mất tác dụng của Nhân sâm

- Các bài thuốc từ Ngũ linh chi được xuất phát từ dân gian, do đó chưa có bằng chứng cụ thể. Vì vậy không nên sử dụng lâu dài mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
MÍA DÒ

MÍA DÒ

Tên khoa học: Costus speciosus Smith Họ Mía dò (Costaceae) Tên gọi khác: Tậu chó, Đọt đắng, Đọt hoàng, Củ chốc, Cát lồi
administrator
DỪA NƯỚC

DỪA NƯỚC

Dừa nước, hay còn được biết đến với những tên gọi: Dừa lá. Dừa nước là loại cây đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ. Bên trong có thịt màu trắng, mềm, vị ngọt thơm, tính mát và thường được dùng để chế biến thành món ăn giúp thanh nhiệt và giải khát. Ngoài ra theo Đông Y, dừa nước còn có tác dụng nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu và bồi bổ sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
RAU KHÚC

RAU KHÚC

Rau khúc có tính bình, vị ngọt và hơi đắng, không chứa độc, đi vào kinh Tỳ và Phế, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, thư phế, tiêu đờm, chỉ khái, khu phong hàn điều kinh và hạ huyết áp.
administrator
SA KÊ

SA KÊ

Sa kê là loại cây thân gỗ, cao trung bình 10-12 m. Tán lá lớn, phiến lá rất to và dày, xẻ thùy lông chim sâu nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều, màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.
administrator
HẠT ĐÌNH LỊCH

HẠT ĐÌNH LỊCH

Hạt Đình lịch là hạt của cây Thốp nốp hay cây Đình lịch với công dụng làm đẹp, trị ghẻ, lọc máu, phù, trị sưng, giảm viêm, liền vết thương... đã được sử dụng trong Đông y từ lâu.
administrator
MỘC NHĨ

MỘC NHĨ

Nhắc đến Mộc nhĩ (hoặc cái tên phổ biến khác là Nấm mèo), hầu như ai cũng nghĩ đến một loại thực phẩm cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng được sử dụng để tạo nên rất nhiều món ăn sẽ bớt thơm ngon nếu như thiếu đi gia vị này. Tuy nhiên, không chỉ là một loại rau hay là một loại gia vị, Mộc nhĩ còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh.
administrator
LIÊN NHỤC

LIÊN NHỤC

Liên nhục (Semen nelumbinis) là một loại dược liệu quý được sử dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại. Liên nhục là hạt sen, được lấy từ một loài thực vật thân thảo sống trong môi trường nước. Hạt sen không chỉ được sử dụng để làm thực phẩm, mà còn được ứng dụng trong Y học với nhiều công dụng hữu ích.
administrator
BẠCH CƯƠNG TẰM

BẠCH CƯƠNG TẰM

Bạch cương tằm là vị thuốc có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, khá phổ biến trong dược liệu Đông y. Nhìn có vẻ bình thường nhưng từ những con tằm ăn dâu bị nhiễm khuẩn Batrytis Blas rồi chết cứng (tằm vôi), sau đó được các thầy thuốc đem đi phơi khô thành vị thuốc hết sức thú vị.
administrator