MỒNG TƠI

Nhắc đến Mồng tơi hầu như ai cũng biết đến đây là một loại rau ăn lá rất phổ biến ở nước ta, thường có mặt trong rất nhiều bữa cơm gia đình Việt Nam với các món canh từ Mồng tơi rất đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà Mồng tơi còn là một vị thuốc rất thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau trong Y học cổ truyền.

daydreaming distracted girl in class

MỒNG TƠI

Giới thiệu về dược liệu Mồng tơi

Nhắc đến Mồng tơi hầu như ai cũng biết đến đây là một loại rau ăn lá rất phổ biến ở nước ta, thường có mặt trong rất nhiều bữa cơm gia đình Việt Nam với các món canh từ Mồng tơi rất đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà Mồng tơi còn là một vị thuốc rất thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau trong Y học cổ truyền. Với sự đa dạng trong thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý mà loại dược liệu này có có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng,… rất hiệu quả.

- Tên khoa học: Basella alba L. / Basella rubra L.

- Họ khoa học: Basellaceae (họ Mồng tơi).

- Tên gọi khác: Mùng tơi, Lạc quỳ, Rau mồng tơi, Chàn mau nhây (dân tộc Dao),...

Đặc điểm dược liệu Mồng tơi

Cây Mồng tơi là cây nhiệt đới, là loài thân leo và có hoa. Thân cây mập mạp và mọng nước, vỏ ngoài của thân nhẵn bóng, màu xanh lục sẫm hoặc đôi khi có màu tím. Trong thân cây có chứa nhiều chất nhớt. Mồng tơi sống ký sinh trên các cây khác, ngọn cây vươn dài bám vào thân cây và có thể đạt chiều dài thân lên đến 10 m. Thân mọc ra các tua cuốn, có chiều dài từ 1,5 – 2 m.

Lá Mồng tơi có màu xanh, dày, có hình trái tim hoặc có thể có hình trứng, đầu lá nhọn. Lá Mồng tơi mọng nước, mọc đơn hoặc mọc xen kẽ dọc theo thân cây, cuống lá ngắn bám vào thân. Cụm hoa Mồng tơi hình bông mọc xen ở những nách lá, sắc trắng hoặc tím đỏ, những hoa ở phía trên sẽ dài và ốm hơn.

Quả Mồng tơi hình cầu hoặc hình trứng, mọng nước, kích thước quả khoảng từ 5 – 6 mm. Quả khi còn non có màu xanh và lúc chín chuyển sang màu tím đen.

Rễ chùm, ăn sâu vào lòng đất

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

- Bộ phận dùng: thân và lá cây.

- Thu hái: thu hái quanh năm. Nên thu hái khi cây còn xanh tươi & vừa trưởng thành. Đừng nên thu hái và sử dụng những lá, đọt rau Mồng tơi khi cây còn quá non hoặc khi đã quá già.

- Chế biến: sử dụng để làm thuốc hoặc dùng để làm các món ăn như canh, xào, luộc,… trong bữa cơm.

- Bảo quản: sau khi thu hái Mồng tơi, đem đi rửa sạch và bảo quản rau Mồng tơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc những có ánh nắng.

Thành phần hóa học của Mồng tơi

Mồng tơi có chứa những thành phần hóa học chủ yếu như sau:

- Các loại khoáng chất và vitamin như: A, B1, B2, B3,…

- Chất nhầy, pectin, gôm, nước, chất xơ, protein (gồm 13 loại acid amin như acid aspartic, acid glutamic,…), hợp chất saponin,…

- Các nguyên tố vi lượng như: sắt, kali, phospho, đồng, calci, magie,…

Công dụng – Tác dụng của Mồng tơi theo Y học hiện đại

Rau Mồng tơi có những công dụng phổ biến như sau:

- Hỗ trợ tiêu hóa giúp điều trị táo bón và nhuận tràng.

- Chống béo phì, giảm cholesterol huyết từ đó hỗ trợ trong điều trị rối loạn lipid huyết

- Giảm khát nước.

- Hạ số, giảm phù nề.

- Giúp cơ thể không bị mệt mỏi, bứt rứt.

- Ngăn ngừa loãng xương.

- Chống oxy hóa, giúp làm đẹp da và làm chậm quá trình lão hóa.

- Tốt cho hệ tim mạch, phòng chống ung thư.

- Tốt cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

- Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.

Đối với phụ nữ mang thai, Mồng tơi mang lại khá nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như: 

- Thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ giảm lipid huyết.

- Hỗ trợ hệ tiêu hóa nhờ vào chất nhầy và chất xơ có trong Mồng tơi giúp ngăn ngừa và giảm táo bón.

- Ngăn ngừa lão hóa giúp làm đẹp da, phục hồi vẻ đẹp sau sinh.

- Cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho thai kỳ như sắt và acid folic, đảm bảo sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi.

Vị thuốc Mồng tơi trong Y học cổ truyền

- Tính vị: vị ngọt, chua, tính hàn, không độc.

- Quy kinh: vào kinh Tâm, Tỳ, Can, Đại trường, Tiểu trường.

- Công năng: thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, làm mát cơ thể, nhuận tràng, thông tiểu tiện, thông đại tiện,…

- Chủ trị: táo bón, tiểu không thông lợi, lợi sữa, đau mỏi cơ xương khớp,…

Cách dùng – Liều dùng của Mồng tơi

- Tùy mục đích dùng thì có thể sử dụng Mồng tơi với nhiều cách và với những liều lượng khác nhau. Rau Mồng tơi có thể được sử dụng ở dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc sử dụng như thực phẩm để chế biến thành các món ăn.

- Sử dụng rau Mồng tơi thường xuyên sẽ giúp cơ thể có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng Mồng tơi phải nên được điều chỉnh liều dùng hợp lý. Không nên ăn quá nhiều rau Mồng tơi, có thể dẫn đến khó tiêu và lạnh bụng.

Một số bài thuốc có vị thuốc Mồng tơi

- Bài thuốc giúp bổ thận tráng dương, điều trị yếu sinh lý ở nam: nấu canh rau Mồng tơi chung với Rau má, Rau ngót và 1 bộ Lòng gà (hoặc vịt). Ăn ngay trong ngày và ăn khoảng vài lần mỗi tuần.

- Bài thuốc trị di tinh, mộng tinh: hầm canh rau Mồng tơi, Đậu nhanh, Đậu phộng với 1 đến 2 kg xương heo. Cần lưu ý rằng rau Mồng tơi phải được cho vào nấu sau cùng. Cho thêm 1 ít Tiêu bột vào món canh cho thơm và ăn canh ngay khi còn nóng.

- Bài thuốc lợi sữa cho phụ nữ sau sinh: hầm Gà ác & Đậu đen đến khi chín nhừ. Cho thêm rau Mồng tơi vào món và, nấu thêm đến khi chín rau. Sử dụng loại canh này khi còn nóng sẽ giúp phụ nữ sau khi sinh có thêm sữa, sức khỏe nhanh chóng hồi phục và da dẻ sẽ hồng hào hơn, tóc cũng sẽ đen mượt hơn.

- Bài thuốc chữa núm vú sưng: Giã nát một vài lá mồng tơi, đắp lên chỗ bị sưng, nứt để giảm đau, giảm sưng.

- Bài thuốc chữa bệnh trĩ: 

  • Bài thuốc 1: chuẩn bị 1 vài lá Mồng tơi tươi xanh. Rửa sạch và để ráo nước, sau đó giã nát lá Mồng tơi. Tiếp đến cho thêm 1 vài hạt muối vào và đắp rau mồng tơi giã nát vào chỗ trĩ sưng.

  • Bài thuốc 2: nấu canh rau Mồng tơi với Cá diếc và nên ăn món canh khi còn nóng là tốt nhất.

- Bài thuốc trị say nắng: rửa sạch lá Mồng tơi, để ráo nước và sau đó giã nát. Đắp những lá Mồng tơi đã giã nát đó vào vùng thái dương và vùng trán. Sử dụng gạc hoặc vải mềm băng lại để cố định. Sau khi ngủ 1 giấc dậy sẽ khỏe.

- Bài thuốc giúp da hồng hào, mịn màng: giã nát lá Mồng tơi còn non để lấy phần nước cốt. Cho thêm 1 tí muối vào nước cốt lá Mồng tơi rồi trộn đều. Thoa phần nước cốt Mồng tơi đó lên da và sau đó rửa sạch. Nên thoa nước cốt Mồng tơi này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

- Bài thuốc lợi tiểu, chữa tiểu lắt nhắt: Mồng tơi tươi sau khi giã nát cùng 1 tí muối, lấy phần nước thoa lên vết thương giúp vết thương mau lành hơn.

Lưu ý khi sử dụng Mồng tơi

- Rau mồng tơi nếu ăn sống có thể gây ra chứng đầy hơi & khó tiêu, vì vậy nên thận trọng khi sử dụng.

- Mồng tơi có tính hàn nên nếu ăn quá nhiều có thể gây lạnh bụng và tiêu chảy.

- Người bị lạnh bụng, tiêu chảy thì không nên ăn rau Mồng tơi.

- Người bệnh sỏi thận cần hạn chế, không nên ăn rau mồng tơi thường xuyên. Ăn rau Mồng tơi quá nhiều có thể khiến sỏi thận phát triển thêm.

- Mồng tơi cũng có chứa nhiều purin do đó có thể làm tăng acid uric máu (gia tăng nguy cơ bị Gout).

- Không nên sử dụng rau Mồng tơi cùng với thịt bò. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này, công dụng nhuận tràng của Mồng tơi sẽ giảm và hoạt động của tiêu hóa cũng sẽ giảm đi.

- Nên ăn rau Mồng tơi với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thụ calci và sắt trong rau dễ hơn.

 

Có thể bạn quan tâm?
CHỈ XÁC – CHỈ THỰC

CHỈ XÁC – CHỈ THỰC

Chỉ xác – Chỉ thực là một loại dược liệu dùng để chỉ nhiều loại hạt khác nhau, hoặc cùng một loại hạt nhưng từ các thời kỳ khác nhau. Chúng có vị thơm, vị đắng và hơi chua, là loại thảo dược thường được dùng để hóa đờm, nhuận táo, lợi tiểu, tiêu thũng, hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa.
administrator
TIỂU HỒI

TIỂU HỒI

Tiểu hồi, còn được gọi với tên là tiểu hồi hương, hồi hương, tiểu hồi cần... Tiểu hồi là một loại dược liệu vừa phổ biến với công dụng làm gì vị vừa được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị một số tình trạng bao gồm đau bụng, đầy bụng, khó tiêu… Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tiểu hồi cũng như những cách sử dụng Tiểu hồi tốt cho sức khỏe nhé.
administrator
TAM THẤT NAM

TAM THẤT NAM

Tam thất cũng được xem là một loại thần dược được ví như một loại Nhân sâm sử dụng để bồi bổ cơ thể. Thực tế Tam thất cũng có các công dụng khá giống với Nhân sâm, nhưng đó là Tam thất Bắc. Cụ thể Tam thất còn có loại khác là Tam thất Nam với những công dụng tác dụng rất khác. Sau đây là những thông tin về dược liệu Tam thất Nam.
administrator
BẠCH ĐỒNG NỮ

BẠCH ĐỒNG NỮ

Bạch đồng nữ, hay còn được biết đến với những tên gọi: mò trắng, bấn trắng, lẹo trắng. Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến. Vậy bạch đồng nữ là gì và tác dụng của nó như thế nào đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ giải đáp những băn khoăn trên của bạn đọc.
administrator
THỎ TY TỬ

THỎ TY TỬ

Thỏ ty tử là một vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong dân gian. Theo Y học cổ truyền, dược liệu này có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thỏ ty tử, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator
TỬ UYỂN

TỬ UYỂN

Tử uyển (Aster tataricus) là một loài thực vật thuộc họ Cúc, được sử dụng trong y học cổ truyền với công dụng giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Tử uyển và cách sử dụng tốt nhất cho sức khỏe nhé.
administrator
TÁO MÈO

TÁO MÈO

Táo mèo (Docynia indica) là một loài cây thuộc họ Hoa hồng được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Cây táo mèo sinh trưởng phổ biến ở vùng núi cao, phân bố rộng khắp tại các tỉnh miền núi Việt Nam. Với các tác dụng khá tuyệt vời, táo mèo đang được nghiên cứu và phát triển để áp dụng trong y học hiện đại.
administrator
CỎ THÁP BÚT

CỎ THÁP BÚT

Cỏ tháp bút là cây thuốc sống lâu năm phân bố rộng rãi ở các nước ôn đới và Châu Âu. Loại thảo dược này được nhiều người biết đến với những công dụng của nó bao gồm như giảm các triệu chứng ho, chảy máu và đau mắt.
administrator