CÂY LA RỪNG

Cây la rừng, hay còn được biết đến với những tên gọi: Cây ngoi, cà hôi, sang mou, pô hức, hoàng quỳ, búp vàng, vông vang, giả yên diệp. Cây la rừng là dược liệu quý trong dân gian, được mệnh danh là biệt dược chữa bệnh bệnh trĩ ngoại, bệnh lòi dom. Cây la rừng có vị đắng, cay, tính ấm, có nhiều dược tính có hiệu quả sát trùng, thanh nhiệt, giải độc. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

daydreaming distracted girl in class

CÂY LA RỪNG

Đặc điểm tự nhiên

Cây La rừng là loại cây bụi nhỏ, chiều cao khoảng 2.5 – 5m. Toàn cảnh, thân cây có hình trụ, vỏ thân non có màu xanh.  phủ một lớp lông mỏng. 

Lá mọc đơn, giãn cách, không có lá kèm, phiến lá thuôn nhọn ở hai đầu. Bề mặt lá cây la rừng phủ một lớp lông dày hình sao màu vàng nhạt, tùy cây và tùy vùng có thể mang màu vàng xám. Lá cây mặt trên dày hơn mặt dưới, cuống lá dài từ 2 – 4cm.

Cụm hoa mọc ở ngọn cành, có hình xim nhỏ. Bông hoa hình chén, bề mặt hoa phủ đầy lông mềm. Cuống hoa dài 3-5mm, hoa lưỡng tính với đài hình chuông đường kính 1 cm. Màu sắc tràng hoa là màu vàng nhạt, đường kính 0.5-1.3cm. Trên mỗi tràng hoa có 6 hình cầu, đường kính 6mm và có nhiều hạt, mỗi hoa có vân mạng đường kính 2mm.

Quả cây la rừng có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, hình cầu nhẵn. Mỗi quả la rừng có đường kính 0,8-1cm. Bên trong có rất nhiều hạt, mỗi hạt có đường kính 1-2 mm. 

Cây la rừng thường sẽ ra quả từ các tháng 7-10 trong năm.

Cây La rừng là loại cây ưa sáng, có thể hơi chịu hạn, thường mọc lẫn với các loại cây cỏ thấp ở nương rẫy, ven đồi, bãi hoang hay ven đường đi. Ở nước ta khu vực phân bổ của La rừng chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh khu vực miền  Bắc. Ở đồng bằng hầu như không còn, hiện nay cây la rừng mọc nhiều ở các tỉnh trung du, miền núi khu vực Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Yên.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, thân, lá và hạt được sử dụng để bào chế dược liệu.

Thu hái: Cây la rừng có thể được thu hái quanh năm.

Chế biến: Sau khi hái lá tươi hai về thì đem rửa sạch và phơi khô để làm thuốc dùng dần. Thân và rễ sau khi thu hái đem về thái miếng mỏng phơi khô, hoặc sao vàng hạ thổ để bảo quản dùng dần trong năm. Người dân sử dụng lá cây la rừng chữa bệnh dưới dạng dược liệu tươi hoặc khô đều mang hiệu quả tương đương.

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Hạt chứa tinh dầu cố định màu vàng nhạt, thành phần chủ yếu là tecpen, ete rượu (farnesol), axit (axit linoleic 18,9% axit palmitic 4,20%). Loại tinh dầu này có mùi xạ hương rất mạnh, lưu lại lâu và được dùng làm hương liệu để làm xà phòng.

Hạt chứa flavonoid, myricetin và cannabisline.

Rễ chứa chất nhầy giống như củ nhân sâm chính.

Tác dụng

+Tác dụng chính của loại lá này là tiêu độc, thanh nhiệt, sát trùng.

+Lá có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng.

+Hạt có tác dụng chống co thắt, hạ sốt, kichs thích và lợi tiểu, an thần. Tinh dầu thường được sử dụng trong sản xuất tinh chất, nước hoa,… chủ yếu ở miền đông Ấn Độ.

+Hoa có tác dụng trong chữa bỏng.

+Rễ cây được dùng làm giấy hoặc tinh bột. Đôi khi nó còn được sử dụng như một loại thuốc bổ, chữa bệnh bằng thảo dược thay cho nhân sâm chính.

Công dụng

Cây la rừng có vị ngọt nhẹ, nhiều nhớt, tính mát sẽ có các công dụng sau đây:

+Điều trị bệnh lòi dom: Các hoạt chất trong cây la rừng được biết đến với công dụng chính là chữa trị bệnh trĩ ngoại và lòi dom tương đối hiệu quả.

+Điều trị sỏi bàng quang và sỏi thận.

+Điều trị kiết lỵ, tiểu tiện không thông, đầy bụng.

+Điều trị mụn nhọt và ngăn ngừa mưng mủ.

+Điều trị rắn cắn.

+Điều trị bệnh lao hạch.

+Điều trị bệnh bạch cầu hạt.

+ĐIều trị chứng đau đầu do thay đổi thời tiết.

+Điều trị ghẻ lở.

Liều dùng

La rừng có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và từng loại thuốc. Có thể dùng ngoài (giã nát đắp) hoặc thuốc sắc.

Liều lượng: 

+Gốc 10-15g/ngày.

+Hạt 10-12g/ngày.

+Lá 20/40g/ngày.

Lưu ý khi sử dụng

+Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em không được sử dụng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

+Không sử dụng đối với những người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

+Suy nhược cơ thể, tiêu chảy, đi tiểu đêm nhiều lần nên thận trọng khi dùng.

 

 
Có thể bạn quan tâm?
THỤC ĐỊA

THỤC ĐỊA

Thục địa là một vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông Y, có nguồn gốc từ Sinh địa. Tuy nhiên, quá trình bào chế khác nhau khiến cho Thục địa có dược tính tương đối khác với Sinh địa. Thục địa được sử dụng với công dụng bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết; dùng chữa vô sinh, trị nhức mỏi gân cốt, tinh thần mệt mỏi. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về Thục địa, công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng.
administrator
MƯỚP GAI

MƯỚP GAI

Mướp gai có tác dụng chống oxy hóa, có vai trò trong hiệu quả bảo vệ gan. Thân rễ có vị cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, trừ đờm, bình suyễn.
administrator
NGŨ VỊ TỬ

NGŨ VỊ TỬ

Ngũ vị tử là dược liệu có lẽ quá đỗi quen thuộc đối với ông cha ta. Đây là một loại gia vị giúp góp phần tạo nên sự hấp dẫn của các món ăn của gia đình và cũng là một vị thuốc khá phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền được dùng để chữa trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh khác nhau.
administrator
HOÀNG KỲ

HOÀNG KỲ

Hoàng kỳ, hay còn được biết đến với những tên gọi: Miên hoàng kỳ, khẩu kỳ, bắc kỳ, tiễn kỳ, sinh hoàng kỳ, đái thảm, thục chi, ngải thảo. Hoàng kỳ là một loài cây mọc hoang dại ở Trung Quốc, tuy nhiên đây là một vị thuốc quý được sử dụng từ lâu đời trong Đông y với tác dụng bổ khí, chữa chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, kém ăn, yếu sức. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
administrator
HUYỀN HỒ

HUYỀN HỒ

Cây Huyền hồ là loại dược liệu có tác dụng giảm đau, tán ứ, chữa đau do ứ huyết, tụ máu do chấn thương, cầm máu, tắc và bế kinh, máu ứ thành cục giai đoạn hậu sản, điều trị rối loạn kinh nguyệt, ho, chảy máu cam, sản hậu ứ huyết thành hòn cục,… Vị thuốc Huyền hồ này rất công hiệu đối với những bệnh nhân đau ngực, sườn, đau thượng vị, vô kinh, bế kinh, ứ huyết sau khi sinh, sưng đau do sang chấn.
administrator
NGÔ CÔNG

NGÔ CÔNG

Rết là một vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích, phần thân phơi khô của con Rết được sử dụng như một vị thuốc có tên gọi là Ngô công. Trong Y học cổ truyền, Ngô công có các công dụng như chữa chứng co giật, giải độc rắn cắn, chữa đau đầu hoặc đau nhức gân xương do phong thấp.
administrator
NÀNG NÀNG

NÀNG NÀNG

Nàng nàng là một trong nhiều vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian, có mặt trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Với những công dụng tuyệt vời như trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, mạnh gân cốt và ích tinh...
administrator
Ô RÔ NƯỚC

Ô RÔ NƯỚC

Ô rô được chia thành 2 loại chủ yếu là Ô rô cạn và Ô rô nước. Mỗi loại Ô rô khác nhau sẽ có các đặc tính thực vật và tác dụng dược lý khác nhau. Đối với Ô rô nước, đây là một vị thuốc Y học cổ truyền rất quý khi nó có thể mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe.
administrator